"Dạy con trong hoang mang" - Cuốn sách bổ ích cho các bậc cha mẹ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

"Dạy con trong hoang mang" nhìn lại một cách thẳng thắn vào các mối giáo dục trong chính gia đình mình và những người xung quanh mình.

Tiến sĩ Lê Nguyên Phương. Ảnh: Anbooks
Tiến sĩ Lê Nguyên Phương. Ảnh: Anbooks



Anbooks vừa giới thiệu đến độc giả cuốn sách "Dạy con trong hoang mang” của tác giả TS. Lê Nguyên Phương trong tuần lễ kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam (28-6). Anh là một chuyên gia tâm lý học đường người Việt, với 20 năm kinh nghiệm lâm sàng từ khối mầm non đến đại học tại Mỹ. Sách do Anbooks phối hợp với NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh xuất bản và phát hành.

Cuốn sách là tập hợp 30 bài viết giải đáp những vấn đề về giá trị và phương pháp giáo dục con trẻ của các bố mẹ và thầy cô Việt Nam được lý giải trên nền tảng kiến thức khoa học qua các nghiên cứu của các ngành tâm lý học giáo dục, tham vấn và thần kinh.

Cuốn sách được xây dựng trên trục các vấn đề đang được xã hội quan tâm, được thể hiện dưới dạng những bài viết theo từng nhóm chủ đề, trong đó, có những nhóm chủ đề tác giả thể hiện bằng 2 - 3 bài viết, có những nhóm chủ đề được tác giả đặc biệt quan tâm, thể hiện bằng khoảng 5 - 7 bài viết.

Dạy con trong hoang mang được xuất phát từ ước mong tìm kiếm cho độc giả những tri kiến về dạy con, tìm đến sự “minh triết tự thân” trong chính con cái mình, đạt được sự ung dung thanh thản trong vai trò làm cha mẹ, một “nghề nghiệp” trọn đời hết sức thiêng liêng nhưng cũng đem lại không ít đau khổ và thách thức.

Chia sẻ tại buổi ra mắt sách, TS. Lê Nguyên Phương cho biết: "Chúng ta đang ở trong một giai đoạn mà sự bùng nổ của Internet đã thay đổi cách nghĩ của các bậc cha mẹ về thế giới, về đất nước, và cả về nuôi dạy con cái. Nhiều thế hệ con trẻ sẽ lớn lên cùng với chính nhận thức của các bậc sinh thành, dưỡng dục hôm nay. Trong 10 hoặc 20 năm tới, những biến chuyển của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với thời đại của robot và các thiết bị điện tử tích hợp với cơ thể người sẽ thực sự thay đổi cách chúng ta tương tác với nhau. Liệu chúng ta đã thực sự sẵn sàng?".

 

Cuốn sách hướng đến những phụ huynh đang
Cuốn sách hướng đến những phụ huynh đang "dạy con trong hoang mang". Ảnh: Anbooks


Qua cuốn sách Dạy con trong hoang mang, tác giả mong muốn được cùng độc giả nhìn lại một cách thẳng thắn vào các mối giáo dục trong chính gia đình mình và những người xung quanh mình. Căn cứ vào những hiểu biết sâu sắc trên cơ sở khoa học, bằng việc đối chiếu những vấn đề dạy con của bố mẹ Mỹ và bố mẹ Việt Nam, chúng ta thấy rằng, thực sự, nỗi lo và gánh nặng của người làm cha mẹ trên khắp thế giới này cũng giống nhau. Không có một nền giáo dục hoàn toàn ưu việt và cũng chẳng có một nền giáo dục hoàn toàn lạc hậu, bằng tri kiến trên cơ sở khoa học và tình thương sáng suốt của mình, độc giả hãy “tự mình thắp đuốc lên mà đi”. Chúng tôi ước mong quý độc giả sẽ tìm được “minh triết” cho chính mình trên hành trình làm cha mẹ.

Đại diện nhà sách Anbooks cho hay, qua cuốn sách này, họ muốn gửi gắm đến bạn đọc một góc nhìn giáo dục và tâm lý từ Mỹ, một học giả Việt Nam đang sinh sống và làm việc trong ngành Tâm lý Học đường tại Mỹ; một văn phong sắc sảo - lạ lẫm; một cách diễn đạt giao thoa giữa văn chương và lý luận khoa học; một người ứng dụng thiền trong chữa trị và tham vấn tâm lý.

Theo VOV

Có thể bạn quan tâm

Có một đêm văn công như thế

Có một đêm văn công như thế

(GLO)- Hôm ấy, bà con các làng ai ai cũng háo hức chờ đợi. Mới 17 giờ, bà con đã tập trung trước sân trụ sở xã Al Bá chờ đợi đêm diễn. Khi đó, tôi nhớ mình đã viết một bài báo có nhan đề “Đêm văn công ở vùng trắng văn công”...

Thơ Dương Kỳ Anh: Đi giữa vườn xuân

Thơ Dương Kỳ Anh: Đi giữa vườn xuân

(GLO)- Cảm giác về tình yêu qua lời thơ của Dương Kỳ Anh thật lãng mạn và đắm say. Điển hình, trong bài thơ "Đi giữa vườn xuân", tác giả không chỉ miêu tả vẻ đẹp của vườn xuân mà còn khéo léo lồng vào đó sự giao hòa giữa con người và thiên nhiên, giữa tình yêu lứa đôi và tình yêu Tổ quốc.

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Gọi xuân

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Gọi xuân

(GLO)- Bài thơ "Gọi xuân" của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng mang đậm không khí của mùa đông, song cũng là lời mời gọi, khắc khoải của mùa xuân. Từng câu thơ như một niềm khát khao về sự thay đổi, hồi sinh và tươi mới...

Thơ Lữ Hồng: Suốt mùa tuổi ngọc

Thơ Lữ Hồng: Suốt mùa tuổi ngọc

(GLO)- Mùa xuân vừa đến, cho ta cái cớ để nhìn lại chặng đường dài mình đã đi qua. Thêm một tuổi là thêm nhiều những hạnh ngộ và chia ly, nguyện ước và mong chờ. Nhưng chừng nào còn tha thiết với đời là ta còn “tuổi ngọc”. Bài thơ của tác giả Lữ Hồng dưới đây như thay lời muốn nói...

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Quê ngoại

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Quê ngoại

(GLO)- Bài thơ "Quê ngoại" của Nguyễn Ngọc Hạnh không chỉ là lời tỏ bày tình cảm quê hương mà còn là một thông điệp sâu sắc về sự gắn bó với cội nguồn. Quê hương dù có xa hay gần, luôn là một phần không thể thiếu trong cuộc đời mỗi người, là điểm tựa để chúng ta tìm về trong những lúc lạc lõng nhất.

Thơ Lê Từ Hiển: Hoa vô thường

Thơ Lê Từ Hiển: Hoa vô thường

(GLO)- "Hoa vô thường" của Lê Từ Hiển mang đậm dấu ấn của sự chiêm nghiệm về cuộc đời, sự vô thường của thời gian qua những biến chuyển của thiên nhiên. Mỗi câu thơ như một khoảnh khắc dịu dàng, mà ở đó, tác giả lặng lẽ nhìn nhận và đón nhận mọi biến động của đời sống...

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Giếng xưa

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Giếng xưa

(GLO)- Với "Giếng xưa", tác giả Nguyễn Ngọc Hạnh đã khắc họa bức tranh đầy khắc khoải, suy tư về cuộc đời. Khi thời gian lặng lẽ trôi qua, mỗi hình ảnh đều như một lời tâm sự rất riêng tư nhưng cũng thật gần gũi và đầy cảm xúc.

Cuộc thi viết “Pleiku - Khát vọng vươn lên” năm 2025 nhận tác phẩm từ ngày 20-1

Cuộc thi viết “Pleiku - Khát vọng vươn lên” năm 2025 nhận tác phẩm từ ngày 20-1

(GLO)- Nhằm tiếp tục phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, con người phố núi Pleiku, UBND thành phố phối hợp với Báo Gia Lai tổ chức Cuộc thi viết về chủ đề “Pleiku-Khát vọng vươn lên” năm 2025 trên các ấn phẩm của Báo Gia Lai. Ban tổ chức bắt đầu nhận bài từ ngày 20-1.

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

(GLO)- Không chỉ là một lời nói về tình yêu, "Ngàn sau" của tác giả Đào An Duyên còn là một tác phẩm thơ triết lý, khẳng định sự bất tử, trường tồn của những xúc cảm chân thật qua biến động của thiên nhiên và cuộc sống.

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

(GLO)- "Tinh khôi mùa xuân" của Lê Vi Thủy thể hiện cảm xúc tươi mới, ngọt ngào của mùa xuân và tình yêu trong sáng, thuần khiết. Từ hình ảnh thiên nhiên gần gũi như "cánh hoa trắng", "giọt sương ban mai" đến những ẩn dụ về tình yêu, tất cả đều mang lại cho người đọc cảm giác ấm áp, đầy hy vọng.

Thơ Ngô Thanh Vân: Gió mùa về trong ấm áp xuân sang

Thơ Ngô Thanh Vân: Gió mùa về trong ấm áp xuân sang

(GLO)- Qua những hình ảnh tươi mới của mùa xuân, tác giả Ngô Thanh Vân đã vẽ nên một bức tranh ấm áp về tình cảm gia đình, về những tháng năm không thể quay lại nhưng đầy ắp kỷ niệm. Trong bài thơ, mẹ là hình ảnh trung tâm, là biểu tượng của tình yêu vô bờ bến.

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

(GLO)- Bài thơ Ngõ xanh của tác giả Vân Phi khắc họa một không gian thiên nhiên thanh bình của làng quê, nơi có mẹ cha và những điều thân thuộc nhất. Mỗi hình ảnh trong thơ như một lời nhắc nhở về sự quan trọng của gia đình, quê hương và những ký ức đẹp mà ta luôn cất giữ trong trái tim mình.

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Mỗi lần nghe lại ca khúc “Sông Đakrong mùa xuân về” của nhạc sĩ Tố Hải, lòng tôi lại dạt dào xúc cảm và không thôi nghĩ về dòng chảy của những đoàn quân hào hùng ra trận để đem về mùa xuân đoàn tụ của một dân tộc anh hùng.

“Mưa giải thưởng” văn học nghệ thuật

“Mưa giải thưởng” văn học nghệ thuật

(GLO)- Năm 2024 được xem là năm “mưa giải thưởng” của văn học nghệ thuật (VHNT) Gia Lai tại các liên hoan, cuộc thi khu vực và toàn quốc, trong đó có nhiều giải cao. Đây là ghi nhận xứng đáng cho sự đầu tư, nỗ lực trong lĩnh vực đòi hỏi sức sáng tạo không ngừng của đội ngũ văn nghệ sĩ tỉnh nhà.