Đak Pơ: Ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông nông thôn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị cùng những đóng góp không nhỏ từ phía người dân, diện mạo nông thôn huyện Đak Pơ, Gia Lai đã có nhiều đổi thay. Đặc biệt, mạng lưới giao thông nông thôn được bê tông, nhựa hóa đã góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển.
Phát triển giao thông gắn với xây dựng nông thôn mới
Nhìn tuyến đường dẫn ra cánh đồng Da Đàn đang dần hoàn thành những mét bê tông cuối cùng, ông Phạm Luông (thôn Tân Tụ, xã Tân An) phấn khởi cho biết: “Tuyến đường này trước đây sình lầy, bùn đất ngập đến bắp chân, đi bộ còn trơn trượt chứ đừng nói đi xe máy, vận chuyển nông sản. Không chỉ là tuyến giao thông huyết mạch để người dân đi ra cánh đồng Da Đàn sản xuất, vận chuyển nông sản, con đường này còn dẫn ra ngôi đình Tân Tụ và nghĩa trang của thôn. Vì thế, khi địa phương có chủ trương làm đường, người dân trong thôn đều đồng tình ủng hộ, góp công, góp tiền, hiến đất. Gia đình tôi ngoài đóng góp tiền còn hiến hơn 300 m2 đất để con đường được rộng hơn, thẳng hơn”.
 Đường bê tông giúp người dân thôn Tân Tụ (xã Tân An, huyện Đak Pơ) đi lại thuận tiện hơn. Ảnh: N.M
Đường bê tông giúp người dân thôn Tân Tụ (xã Tân An, huyện Đak Pơ) đi lại thuận tiện hơn. Ảnh: N.M
Còn Bí thư chi bộ thôn Tân Tụ Nguyễn Xuân Toản nói: Trục đường nội đồng của thôn dài 2,2 km, tuy mới đổ được 600 m bê tông xi măng nhưng đã giúp hơn 200 hộ dân trong thôn đi lại, vận chuyển hàng hóa dễ dàng, giảm bớt chi phí, thời gian. Để bê tông hóa đoạn đường này, ngoài đầu tư của Nhà nước, người dân trong thôn đã tích cực đóng góp tiền và trên 100 ngày công dọn dẹp cây cỏ, tạo mặt bằng, giám sát thi công… Những hộ dân có ruộng 2 bên đường cũng đã hiến trên 1.500 m2 đất để đường rộng rãi, to đẹp hơn. Sau khi hoàn thành đổ đất 2 bên lề đường, thôn sẽ phân đoạn cho người dân có đất sản xuất dọc tuyến đường bảo quản; phát động người dân trồng cây xanh, hoa 2 bên đường để tạo cảnh quan xanh-đẹp. Phần còn lại của tuyến đường, chúng tôi mong Nhà nước hỗ trợ san gạt, cứng hóa để người dân trong thôn đi lại được thuận tiện hơn.
Không chỉ thôn Tân Tụ, người dân các thôn Tân Hiệp, Tân Sơn, Tân Hòa, Tân Lương (xã Tân An) đều vui khi mạng lưới giao thông nông thôn, giao thông nội đồng trên địa bàn được cứng hóa. Trong tổng số 127,6 km đường giao thông nông thôn của xã Tân An hiện đã có 76,41 km đường được đổ bê tông, cứng hóa. Các tuyến đường giao thông trục xã, trục thôn, đường ngõ xóm đều đã đạt chuẩn theo Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Ngoài ra, đã có 21,3 km/70,5 km đường nội đồng của xã được cứng hóa. Ông Nguyễn Văn Minh-Chủ tịch UBND xã Tân An-cho biết: Trong 2 năm (2017-2018), nhờ lồng ghép nguồn vốn các chương trình, dự án của Trung ương, địa phương và nhân dân đóng góp, xã đã thực hiện bê tông xi măng, cứng hóa nhiều trục đường thôn với tổng kinh phí thực hiện trên 3,1 tỷ đồng, trong đó, nguồn vốn trung ương, địa phương là 2,3 tỷ đồng, còn lại người dân đóng góp. Trong năm nay, xã sẽ rà soát lại các tuyến đường nội đồng chưa được cứng hóa để vận động nhân dân góp tiền, góp công san lấp, đổ đất những vị trí lầy lội, đảm bảo yêu cầu đi lại, vận chuyển nông sản của người dân.
Theo tổng hợp của cơ quan chuyên môn huyện Đak Pơ, từ năm 2016 đến nay, tổng vốn đầu tư cho mạng lưới giao thông nông thôn trên địa bàn huyện là 65,5 tỷ đồng, trong đó, nguồn huy động lồng ghép, Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới 58,7 tỷ đồng, nhân dân đóng góp 6,8 tỷ đồng. Nguồn vốn trên tập trung nâng cấp, sửa chữa, làm mới 99,7 km đường giao thông nông thôn. Nhờ đó, trong tổng số hơn 385 km đường giao thông nông thôn của huyện, hiện có đến 90% trục đường thôn làng, ngõ xóm được cứng hóa; 100% đường từ trung tâm huyện đến trung tâm các xã được bê tông hoặc nhựa hóa. Đến nay, huyện Đak Pơ có 7/7 xã đã hoàn thành tiêu chí về giao thông trong Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Tiếp tục huy động nguồn lực đầu tư cho giao thông nông thôn
Làm đường giao thông ở thôn Tân Tụ. Ảnh: N.M
Làm đường giao thông ở thôn Tân Tụ. Ảnh: N.M
Theo nhìn nhận của ông Nguyễn Văn Minh-Chủ tịch UBND xã Tân An, việc từng bước hoàn chỉnh hạ tầng giao thông nông thôn của xã nói riêng, trên địa bàn huyện nói chung không chỉ giúp người dân đi lại thuận tiện, đảm bảo an toàn giao thông mà còn tạo động lực giúp các xã phát triển kinh tế, hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Cái được lớn nhất trong xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn là người dân đã coi những con đường thuộc về cộng đồng, gắn với đời sống của mỗi gia đình cần được bảo vệ, đầu tư xây dựng. Vì vậy, nhiều hộ dân đã tự nguyện hiến đất, đóng góp tiền của, công sức để làm đường theo chủ trương “Nhà nước và nhân dân cùng làm”.
Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Trường-Chủ tịch UBND huyện Đak Pơ-cho biết: Những năm qua, nhờ sự quan tâm hỗ trợ kinh phí của Trung ương, của tỉnh kết hợp với nguồn ngân sách của huyện để đầu tư thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, UBND huyện đã quan tâm ưu tiên cho các xã đầu tư cứng hóa hạ tầng giao thông nông thôn, góp phần hoàn thiện mạng lưới cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn kết hợp với phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương, tạo thuận lợi cho nhân dân trong việc đi lại, sinh hoạt, sản xuất; đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa, nông sản; thực hiện nhiệm vụ quốc phòng-an ninh và mục tiêu xây dựng nông thôn mới.
Cũng theo ông Trường, những tuyến đường này sau khi được cứng hóa đạt tiêu chuẩn, UBND huyện sẽ giao cho UBND các xã quản lý sử dụng. Hàng năm, từ nguồn ngân sách huyện, UBND huyện sẽ phân khai cho các xã trong khoảng 1 tỷ đồng để duy tu bảo dưỡng, bảo đảm các công trình sử dụng được lâu dài và đạt hiệu quả. “Thời gian tới, kết hợp với việc duy tu bảo dưỡng, UBND huyện tiếp tục nâng cấp các tuyến đường trục xã, trục thôn để đảm bảo theo quy hoạch nông thôn mới được phê duyệt. Ngoài ra, huyện còn quan tâm đầu tư mở rộng các tuyến đường trục chính nội đồng để thuận lợi cho người dân vận chuyển nông sản; UBND huyện đã trình HĐND huyện ra Nghị quyết hỗ trợ các xã san gạt, mở rộng đường trục chính nội đồng với định mức 12 triệu đồng/km từ nguồn ngân sách huyện và huy động nhân dân đóng góp thêm, sau đó sẽ đầu tư cứng hóa các tuyến đường này từ nguồn ngân sách trung ương, tỉnh cấp trong thời gian tới”-ông Trường cho biết thêm.
Ngọc Minh

Có thể bạn quan tâm

Đường Hai Bà Trưng (TP. Pleiku) được đầu tư nâng cấp ngày càng hiện đại và khang trang. Ảnh Minh Tiến

Pleiku khởi sắc từ hạ tầng giao thông

(GLO)-Thành phố Pleiku là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh Gia Lai. 50 năm sau ngày giải phóng, phố núi đã khoác lên mình diện mạo mới của một đô thị trẻ giàu tiềm năng phát triển. Trong đó, đáng chú ý nhất là hạ tầng giao thông được đầu tư đồng bộ, hiện đại và khang trang.

 “Chợ dân sinh giảm thiểu rác thải nhựa-túi nilon” nâng cao ý thức bảo vệ môi trường

“Chợ dân sinh giảm thiểu rác thải nhựa-túi nilon” nâng cao ý thức bảo vệ môi trường

(GLO)- Mô hình “Chợ dân sinh giảm thiểu rác thải nhựa-túi nilon” do Đoàn phường Yên Thế (TP. Pleiku) triển khai tại chợ Yên Thế đã góp phần nâng cao ý thức của người dân trong việc giảm thiểu sử dụng túi nilon và sản phẩm nhựa dùng một lần khi đi chợ để bảo vệ môi trường.

Tổ thu gom rác thải thôn 1 (xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh) được thành lập từ tháng 10-2022, duy trì các hoạt động thu gom rác thải, góp phần bảo vệ môi trường. Ảnh: Văn Dư

Nông dân xử lý rác để giảm phát thải khí nhà kính

(GLO)- Sáng 24-3, tại Trung tâm Hội nghị Pleiku Palace (TP. Pleiku), Hội Nông dân tỉnh tiến hành hội thảo và tổng kết Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” tại Gia Lai.

Các đơn vị khẩn trương thi công hồ thị trấn Phú Hòa theo tiến độ. Ảnh: N.D

Dự án hồ thị trấn Phú Hòa: Kỳ vọng phát triển du lịch sinh thái

(GLO)- Dự án hồ thị trấn Phú Hòa (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) được khởi công vào cuối tháng 12-2023, dự kiến hoàn thành trong năm 2025. Công trình được kỳ vọng làm thay đổi cảnh quan môi trường, kết hợp du lịch sinh thái khu vực trung tâm huyện và mang lại nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới, nhiều tuyến đường giao thông ở buôn Bluk (xã Phú Cần) được bê tông hóa giúp người dân đi lại thuận tiện. Ảnh: L.N

Krông Pa ưu tiên nguồn lực phát triển mạng lưới giao thông

(GLO)-Huyện Krông Pa ưu tiên nguồn lực để đầu tư phát triển mạng lưới giao thông nông thôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Nhờ đó, đến nay, hệ thống giao thông trên địa bàn huyện đã cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và tạo động lực cho khu vực vùng sâu, vùng xa phát triển.