Đại hội Chi hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số tỉnh Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Chiều 6-9, Chi hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số tỉnh Gia Lai đã tổ chức Đại hội Chi hội nhiệm kỳ IV (2019-2024). Tham dự có đại diện Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Hội Văn học-Nghệ thuật tỉnh và các hội viên thuộc Chi hội.
Quang cảnh đại hội. Ảnh: Phương Linh
Quang cảnh đại hội. Ảnh: Phương Linh
Chi hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số tỉnh Gia Lai hiện có 20 hội viên, trong đó có 6 hội viên là người dân tộc thiểu số, 100% hội viên là hội viên Hội Văn học nghệ thuật Gia Lai. Trong nhiệm kỳ qua, các hội viên Chi hội công bố nhiều nhiều tác phẩm, bài viết, cuốn sách được công chúng đón nhận và đánh giá cao; có hơn 20 tác phẩm của các hội viên đạt giải thưởng của địa phương và Trung ương. Nội dung các tác phẩm hướng đến giá trị chân-thiện-mỹ, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước và địa phương. Nhiều hội viên được UBND tỉnh, các cấp Hội tặng bằng khen, giấy khen.
Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Chi hội nhiệm kỳ 2019-2024 gồm 3 thành viên. Thạc sĩ, Nhạc sĩ Lê Xuân Hoan-Chủ tịch Hội Văn học-Nghệ thuật Gia Lai tiếp tục là Chi hội Trưởng Chi hội Văn học Nghệ thuật các Dân tộc thiểu số tỉnh Gia Lai.
Phương Linh 

Có thể bạn quan tâm

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

(GLO)- “Dáng vẻ của một người yên lặng đọc sách khá giống với những gì tôi cảm thấy khi nghĩ về một người đang trưởng thành trong lặng lẽ”-đó là cảm nhận của chị Trần Thị Kim Phùng Thủy-Trưởng ban Điều hành dự án “Văn hóa đọc Gia Lai” về giá trị sâu bền mà sách mang lại.

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

 Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

(GLO)- "Bầu trời trở lại" của Lữ Hồng là bài thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, gợi lên sự chuyển mình của thiên nhiên, lòng người. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, cũng là một hành trình nội tâm sâu sắc, nơi con người giao hòa với đất trời, với những giấc mơ và niềm tin vào ngày mai.

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

(GLO)- Sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất, đời sống văn hóa tại nhiều ngôi làng Bahnar, Jrai có nhiều đổi mới, nhất là xóa bỏ những gánh nặng liên quan đến hủ tục. Nhưng để bảo tồn những giá trị cốt lõi của văn hóa vẫn là một hành trình cần “gạn đục khơi trong”.