Đà Nẵng nới lỏng cho taxi, Grab, shipper... hoạt động trở lại

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Lãnh đạo TP.Đà Nẵng đã cho phép hoạt động trở lại đối với taxi, xe dưới 9 chỗ ngồi, xe Grab, shipper.

Chiều 26.5, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 Đà Nẵng, lãnh đạo TP đã cho phép hoạt động trở lại đối với taxi, xe dưới 9 chỗ ngồi, xe Grab, shipper (tạm dừng hoạt động từ 6 giờ ngày 17.5); thời gian bắt đầu từ 6 giờ ngày 28.5.

Đà Nẵng yêu cầu các chủ phương tiện phải có cam kết, lái xe phải âm tính lần 1 với SAR-CoV-2 mới được hoạt động; sau 7 ngày hoạt động, tài xế phải xét nghiệm lần 2. Tài xế phải khai báo y tế hằng ngày, liên tục mở ứng dụng Bluezone. Đơn vị quản lý phương tiện chỉ cấp tài khoản cho người đã có kết quả xét nghiệm âm tính, xe chỉ được chở một nửa số người theo quy định; phải hiển thị thông tin kết quả xét nghiệm của lái xe cho người dùng biết khi sử dụng ứng dụng.

Đà Nẵng cũng yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ cần cung cấp danh sách đối tác, đường đi, điểm đến để truy vết khi cần.

Đà Nẵng sẽ thiết lập các chốt kiểm soát phòng chống dịch ở bến xe, bến tàu, các cửa ngõ ra vào TP; thực hiện xét nghiệm Covid-19 cho 30% đại diện hộ gia đình đợt tiếp theo, xét nghiệm lần 2 cho công nhân KCN An Đồn…

 

Theo Hoàng Sơn (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Các đơn vị khẩn trương thi công hồ thị trấn Phú Hòa theo tiến độ. Ảnh: N.D

Dự án hồ thị trấn Phú Hòa: Kỳ vọng phát triển du lịch sinh thái

(GLO)- Dự án hồ thị trấn Phú Hòa (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) được khởi công vào cuối tháng 12-2023, dự kiến hoàn thành trong năm 2025. Công trình được kỳ vọng làm thay đổi cảnh quan môi trường, kết hợp du lịch sinh thái khu vực trung tâm huyện và mang lại nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới, nhiều tuyến đường giao thông ở buôn Bluk (xã Phú Cần) được bê tông hóa giúp người dân đi lại thuận tiện. Ảnh: L.N

Krông Pa ưu tiên nguồn lực phát triển mạng lưới giao thông

(GLO)-Huyện Krông Pa ưu tiên nguồn lực để đầu tư phát triển mạng lưới giao thông nông thôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Nhờ đó, đến nay, hệ thống giao thông trên địa bàn huyện đã cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và tạo động lực cho khu vực vùng sâu, vùng xa phát triển.

Người dân Ia Hlốp mong mỏi con đường bê tông

Người dân Ia Hlốp mong mỏi con đường bê tông

(GLO)- Nhiều năm qua, người dân một số làng thuộc xã Ia Hlốp (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) phải đi trên con đường mưa lầy, nắng bụi. Mong mỏi lớn nhất của người dân là tuyến đường huyết mạch này sớm được quan tâm đầu tư để thuận lợi hơn trong đi lại cũng như vận chuyển hàng hóa.