Đà Lạt trong truyện ngắn Khuê Việt Trường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ai cũng có một thời tuổi trẻ để nhớ về, đó là tất cả ước mơ, là hoài bão về tương lai và cả tình yêu ban đầu của thời chập chững bước vào đời. Có một thời rất nhiều chàng trai cô gái Nha Trang tuổi hai mươi đã chọn Đà Lạt làm nơi bắt đầu cho cuộc hành trình mới. Đến thành phố cao nguyên ở độ cao 1.500 m ấy với thông, với cỏ ban đầu chỉ là vì chọn những ngôi trường tốt để học hành, nhưng cũng từ đó đã trở thành những kí ức đẹp đẽ trong cuộc đời của họ. Để rồi nhiều năm tháng qua đi, Đà Lạt trở thành nơi chốn để quay về mỗi khi lòng thấy nhớ.

 


Đà Lạt anh yêu em của nhà văn Khuê Việt Trường đã viết về những năm tháng đẹp đẽ ấy. Những nhân vật trong truyện của ông bước ra từ những hoài niệm về thời thanh xuân của nhiều người. 25 truyện ngắn trong "Đà Lạt anh yêu em" là những chàng Huy, cô Yến có trái tim tinh khôi với những mối tình đầu. Những mối tình nhẹ nhàng nhưng lộng lẫy với đồi thông của Đà Lạt và rực rỡ như những vạt hoa Dã quì lung linh đầy nắng. Tình yêu trong tập truyện "Đà Lạt anh yêu em" đôi lúc cũng lắng đọng về một sự tan vỡ nhưng chỉ để lại nỗi tiếc nhớ mà chỉ một góc đường, một căn nhà gỗ cũ cũng làm cho người ta xao xuyến. 25 truyện ngắn trong "Đà Lạt anh yêu em" không có gai góc của đời thường cũng không có triết lý cao siêu, chỉ có những lời nhẹ nhàng như tâm sự về những rung động đầu đời của những người tuổi trẻ. Đọc "Đà Lạt anh yêu em" còn để biết Đà Lạt có núi Lang Biang với mối tình của một đôi trai gái, Đà Lạt còn có mây mù, có những ngày mưa và có những ngày lạnh buốt làm cho người ta biết nhớ nhung.
 
Văn của Khuê Việt Trường không cầu kì nhưng giàu cảm xúc, đầy nhạc điệu, ông viết giống như đang kể chuyện mình nhưng ai đọc những câu chuyện trong "Đà Lạt anh yêu em" lại thấy chính mình trong đó.
 
"Đà Lạt anh yêu em" như tình yêu và kỉ niệm của một thời thanh xuân nên được nhà văn chăm chút từ bản thảo đến khâu in ấn. Bìa sách là tác phẩm đầu tay của đứa cháu ngoại 10 tuổi, mọi thứ về giấy về chữ in thì bạn thân lo liệu, tâp truyện vì vậy đẹp thêm nhờ tình thương yêu.
 
Đây là tác phẩm thứ 13 của nhà văn Khuê Việt Trường gom lại những truyện ngắn ông đã viết về Đà Lạt, có mình, có bạn, có cả những người chỉ gặp thoáng qua trong dọc đường viết văn của mình và có khi chỉ là những điều mới nghĩ đến từ những chuyến đi phượt từ Nha Trang về thành phố sương mù ấy. Điều này làm cho 25 truyện ngắn mới trong "Đà Lạt anh yêu em" trở nên gần gũi và thân quen với người đọc, nhiều hơn bất kì những truyện mà chúng ta đã đọc qua.

 

"Đà Lạt anh yêu em" do Văn Tuyển phát hành năm 2021, Nhà Xuất bản Hội Nhà văn, gồm 25 truyện ngắn viết về tất cả các nơi chốn ở Đà Lạt với giọng văn như thủ thỉ, như tâm sự của Khuê Việt Trường với các truyện: Mây chiều Phương Bối, Phải qua Đơn Dương mới thấy hoa dã quỳ, Trên nóc nhà thờ có một con gà, Đợi em lớn có được không...

http://www.baolamdong.vn/vhnt/202107/da-lat-trong-truyen-ngan-khue-viet-truong-3064349/

 

Theo LƯU CẨM VÂN (baolamdong)

Có thể bạn quan tâm

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Trong số các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, đã có nhiều tựa sách đề cập đến nhân vật nữ cá tính như: Nữ sinh, Những cô em gái, Út Quyên và tôi… nhưng đây là lần đầu tiên từ khóa “sách” và “nàng” cùng xuất hiện trên bìa tác phẩm mới, tạo cho bạn đọc sự tò mò thú vị.

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Quán triệt nội dung định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã xây dựng phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, trong đó có các cơ quan báo chí thuộc Chính phủ.

Các nghệ nhân xã Glar (huyện Đak Đoa) chụp ảnh lưu niệm trước tác phẩm “Nét Tây Nguyên”. Ảnh: N.A.M

“Nét Tây Nguyên”

(GLO)- Tại Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 vừa diễn ra ở khu vực Bảo tàng tỉnh Gia Lai, tác phẩm “Nét Tây Nguyên” gồm 1 cụm 5 trụ gỗ của nhà điêu khắc Nguyễn Nam-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh đã tạo nên điểm nhấn, một nét Tây Nguyên riêng có giữa lòng phố núi.

Tranh minh họa (nguồn internet).

Thơ Đại Dương: Kính rượu thầy giáo cũ

(GLO)- Bài thơ "Kính rượu thầy giáo cũ" của tác giả Đại Dương chứa đựng nhiều tình cảm và lòng tri ân sâu sắc. Mỗi câu thơ là hình ảnh rất chân thật về một thời gian khó cắp sách đến trường, về những hy sinh thầm lặng của thầy giáo và cả sự khắc khoải, trăn trở của người học trò đã trưởng thành...

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...