Đà Lạt hướng đến đô thị di sản

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ngày 23-12, UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức tọa đàm “Hướng đến xây dựng TP Đà Lạt trở thành đô thị di sản”. Tại đây, các nhà khoa học đã đưa ra các phân tích, góc nhìn đa chiều và đề xuất nghiên cứu khoa học để làm cơ sở xây dựng các cơ chế, chính sách để bảo tồn và phát huy giá trị di sản vốn có của đô thị Đà Lạt.
 
Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt được Hiệp hội Kiến trúc sư thế giới (UIA) công nhận là một trong số 1.000 công trình xây dựng độc đáo nhất của thế giới trong thế kỷ XX
Tiềm năng, lợi thế lớn
Ngày 12-5-2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 704/QĐ-TTg về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TP Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trong đó xác định TP Đà Lạt là trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp và du lịch văn hóa di sản tầm quốc gia, khu vực và quốc tế. Trong đó, đặc điểm nổi bật nhất là bảo tồn và xây dựng TP Đà Lạt hiện hữu thành “Đô thị trung tâm, đô thị truyền thống - lịch sử”, với tính chất đại diện tiêu biểu cho toàn vùng quy hoạch mở rộng TP Đà Lạt.   
Đà Lạt có nhiều công trình kiến trúc mang phong cách châu Âu thế kỷ XIX gồm hàng ngàn biệt thự nằm ẩn mình dưới rừng thông và những công trình nổi tiếng như Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt, Ga Đà Lạt, Nhà thờ Con Gà, các Dinh 1, 2, 3…
Các công trình trên tập trung chủ yếu trên những trục đường như Hùng Vương, Trần Hưng Đạo, Phan Chu Trinh, Phó Đức Chính, Nguyễn Du, Quang Trung, Hoàng Văn Thụ, Lê Lai… hoặc chiếm lĩnh những điểm cao với tầm nhìn rộng mở đã tạo nên những cụm công trình, kiến trúc cảnh quan hài hòa.
Ông Võ Ngọc Trình, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Lạt cho biết, nhằm gìn giữ và phát huy giá trị các công trình kiến trúc, cảnh quan đô thị trong quản lý quy hoạch và xây dựng đô thị, địa phương đã chú trọng công tác quy hoạch các khu bảo tồn kiến trúc, các di sản kiến trúc, trong đó đang thực hiện quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị trục di sản Đông - Tây. Trục di sản được xác định một vùng bảo vệ trải dài liên kết trục đường chính từ Đông sang Tây thành phố bao gồm các công trình di sản, cảnh quan di sản, các công trình có giá trị cao về văn hóa, lịch sử, kiến trúc, không gian đường phố trên trục chính…
Nên có những hành động cụ thể
Tại buổi tọa đàm, nhiều chuyên gia quy hoạch, kiến trúc, các nhà nghiên cứu đã đưa ra những phân tích, trong đó xác định đô thị di sản Đà Lạt được rất nhiều ý kiến quan tâm. Ông Võ Kim Cương, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị TPHCM, cho rằng, cần xác định rõ quan niệm thế nào là di sản của Đà Lạt. Chiến lược phát triển Đà Lạt cũng cần được bao quát hơn. Di sản không chỉ là công trình kiến trúc mà là cảnh quan, là cái hồn thực sự của Đà Lạt, nếu mất đi sẽ mất di sản.
KTS Lê Quang Ninh thì cho rằng, các kiến trúc mới chưa phù hợp với tổng thể của Đà Lạt, có công trình kiến trúc mâu thuẫn với kiến trúc di sản, thậm chí còn làm hại. Trong quá trình phát triển Đà Lạt cần hết sức thận trọng về những biến động về mặt kiến trúc, cảnh quan.
Có chung quan điểm, ông Trần Ngọc Chính, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, cho rằng: “Cần xem xét lại vị thế, đánh giá lại tài nguyên khí hậu, tài nguyên cảnh quan. Công trình xây dựng cần phải được chọn lọc rất kỹ lưỡng để bảo vệ không gian kiến trúc. Để làm được điều đó cần làm đúng quy hoạch, xây dựng thành phố phù hợp với đô thị vệ tinh. Nếu muốn trở thành đô thị di sản đầu tiên ở Việt Nam, Đà Lạt cần lập đề án về đô thị di sản một cách khoa học”.
Sau khi điểm danh hàng hoạt di sản kiến trúc, cảnh quan đô thị của Đà Lạt, KTS Lê Tứ, Hội Kiến trúc sư tỉnh Lâm Đồng, kiến nghị, cần kịp thời đánh giá khoa học và đầy đủ các di sản đô thị để xếp hạng; nhanh chóng xác định tiêu chí, khoanh vùng khu di sản, điểm di sản, thống kê quỹ di sản… có đủ các thông tin về thực trạng, các hướng dẫn bảo tồn.
Trong khi đó, ông Nguyễn Thanh Nhã, Giám đốc Sở QH-KT TPHCM, cho rằng nên có những hành động cụ thể, nhóm hóa các vấn đề như di sản, kinh tế - xã hội, tác động môi trường, biến đổi khí hậu. Và để làm được điều đó cần bắt đầu từ dữ liệu dân cư, cơ cấu lao động.
Đoàn kiên (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Quy định mới về đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc

Quy định mới về đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc

(GLO)- Sở Giao thông-Vận tải (GT-VT) tỉnh Gia Lai vừa có công văn gửi các sở, ngành, địa phương và đơn vị có liên quan, phổ biến Thông tư số 58/2024/TT-BGTVT ngày 15-11-2024 của Bộ GT-VT quy định về đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe và vị trí, quy mô trạm dừng nghỉ, điểm dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc.

Kẹt xe kéo dài gần 20 km tại đèo An Khê. Ảnh: Ngọc Minh

Kẹt xe kéo dài gần 20km trên quốc lộ 19 tại đèo An Khê

(GLO)- Ngày 12-12, tại đèo An Khê nối tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định, hàng trăm chiếc ô tô con, xe khách, xe tải, container bị mắc kẹt kéo dài gần 20 km nhiều giờ liền. Nguyên nhân giữa đèo có hố nước sâu khiến các phương tiện không thể lưu thông qua lại.

Gia đình bà Nguyễn Thị Kim Hương (tổ 2, phường Ngô Mây) tự nguyện tháo dỡ hàng rào, hiến đất để mở rộng đường. Ảnh: M.N

An Khê huy động nguồn lực hoàn thiện hạ tầng giao thông

(GLO)- Những năm qua, thị xã An Khê đã tập trung nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông từ nội thị đến nông thôn. Nhờ đó, mạng lưới giao thông được kết nối, đáp ứng nhu cầu giao thương hàng hóa, đi lại của người dân và giúp địa phương hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.

An Khê chủ động phòng ngừa cháy nổ tại chợ

Phòng ngừa cháy nổ tại các chợ An Khê

(GLO)- Thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) có 12 chợ truyền thống. Thời điểm này, cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, các ban quản lý chợ, chính quyền địa phương, lực lượng Công an chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn cháy nổ.