"Dạ khúc tự tình": "Trả nợ" cao nguyên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Đó là lời họa sĩ Lê Hùng-Chi hội trưởng Chi hội Mỹ thuật Việt Nam tại Gia Lai nói về lý do ra mắt triển lãm tranh cá nhân có chủ đề “Dạ khúc tự tình”. Với ông, cao nguyên Pleiku là nơi đã nuôi lớn những đam mê, vẽ nên Lê Hùng của hiện tại để rồi khi nhìn lại, ông nhận ra “món nợ” ân tình quá lớn đối với vùng đất này.  
1. Đối với một họa sĩ, còn gì hay hơn khi “trả nợ” bằng những nét cọ? Cách đây chưa lâu, bên bàn cà phê, họa sĩ Lê Hùng chia sẻ dự định tổ chức triển lãm tranh cá nhân vào mùa hè này với sự hỗ trợ của Hội Văn học Nghệ thuật Gia Lai. Khi chúng tôi gợi ý tổ chức vào đúng dịp kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập tỉnh, ông khá băn khoăn vì có thể sẽ không kịp chuẩn bị. Càng vất vả hơn khi bản thân ông còn chưa hoàn toàn bình phục sau cơn tai biến.  
Vậy nhưng, sáng 21-5, triển lãm đã ra mắt tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh sau thời gian dốc sức để góp thêm một góc nhìn về văn học nghệ thuật tỉnh nhà trong dịp trọng đại này. Đó là một ngày vô cùng hạnh phúc đối với họa sĩ Lê Hùng khi ngập trong hoa và lời chúc mừng của gia đình, bạn bè, học trò cùng đông đảo văn nghệ sĩ tỉnh nhà. 
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Châu Ngọc Tuấn (bìa trái) và Phó Chủ tịch Thường trực UBND Đỗ Tiến Đông (thứ 3 từ trái sang) chia sẻ niềm vui cùng họa sĩ Lê Hùng. Ảnh: Phương Duyên
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Châu Ngọc Tuấn (bìa trái) và Phó Chủ tịch Thường trực UBND Đỗ Tiến Đông (thứ 3 từ trái sang) chia sẻ niềm vui cùng họa sĩ Lê Hùng. Ảnh: Phương Duyên
Đến dự và phát biểu khai mạc triển lãm tranh “Dạ khúc tự tình”, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Châu Ngọc Tuấn bày tỏ: “Tôi mong rằng trong thời gian tới, họa sĩ Lê Hùng sẽ tiếp tục cống hiến, dìu dắt và “truyền lửa” cho thế hệ họa sĩ trẻ để có thêm nhiều tác phẩm đẹp, ý nghĩa hơn nữa, nhất là những tác phẩm khắc họa được bản sắc văn hóa, hồn cốt của mảnh đất và con người Tây Nguyên, góp phần giới thiệu, quảng bá hình ảnh Tây Nguyên hùng vĩ, giàu tiềm năng, giàu bản sắc đến bạn bè trong nước và quốc tế”.
Những cơn mưa mùa cao nguyên chẳng làm khách thưởng lãm ngần ngại. Ngược lại, mưa làm cho bao chộn rộn của đời sống như lắng xuống, đưa mỗi người về gần hơn với miền tâm tưởng của tác giả và của chính mình. 50 bức tranh sơn dầu là 50 câu chuyện khác nhau mà họa sĩ Lê Hùng gửi gắm bằng “giọng kể” cuốn hút, tinh tế.
Sau hơn 40 năm cầm cọ, họa sĩ Lê Hùng được nhà phê bình mỹ thuật Lê Quốc Bảo (Hội Mỹ thuật Việt Nam) đặt cho biệt danh “kẻ lãng du trên cao nguyên”. Chính từ những chuyến lang thang núi đồi, ông đã gom nhặt vô số “hạt bụi vàng” Tây Nguyên để cẩn vào tranh, làm bật lên hình ảnh một vùng sơn nguyên hoang dại, chân phác mà ngời ngợi, lấp lánh vẻ đẹp riêng có với cồng chiêng, tượng mồ, rượu cần, vòng xoang, thiếu nữ… Ngắm những bức như: “Chiêng”, “Miền hoang dại”, “Giai điệu đại ngàn”, “Miên man cao nguyên”, “Trăng cao nguyên”, “Mẹ và con”, “Rừng hồi sinh”... sẽ thấy rằng, với họa sĩ Lê Hùng, Tây Nguyên vừa là nơi đào xới tư liệu sáng tác, lại vừa là một gia tài. Tác phẩm của ông có lúc tả thực, có khi đậm chất ước lệ, ẩn dụ, để rồi tùy vào trải nghiệm, cảm xúc mà người xem tìm thấy riêng mình trong một bức tranh nào đó. Khi được hỏi vì sao trong tác phẩm của ông thường xuất hiện hình ảnh chú chim nhỏ, họa sĩ Lê Hùng lý giải: “Người Tây Nguyên sống trong môi trường làng rừng nên tôi muốn dùng hình ảnh chú chim để thể hiện khao khát tự do giữa núi đồi. Chim còn là biểu tượng của sự duyên dáng và tinh khiết”.
2. Triển lãm lần này cũng đánh dấu sự chuyển hướng trong sáng tác của họa sĩ Lê Hùng. Thay vì chỉ “chung thủy” với đề tài Tây Nguyên, ông bày tỏ những góc nhìn cá nhân ở mảng tranh đời thường đậm chất trừu tượng. Ở đó có những vang động, khắc khoải đời người, trăn trở được-mất với cái nhìn soi chiếu, thấu suốt về thân phận con người giữa mênh mông vũ trụ. Ông không đơn giản vẽ cái mình thấy mà vẽ cái mình cảm. Nhân sinh quan ấy được bày tỏ qua những bức như: “Luân hồi”, “Hoa vũ trụ”, “Cõi âm dương”, “Những gương mặt”, “Cõi trầm tư”… Lặng ngắm những bức tranh ấy càng hiểu lẽ vô thường của đời sống để mà an nhiên bước tới.
Triển lãm tranh của họa sĩ Lê Hùng đã góp thêm một góc nhìn về văn học nghệ thuật Gia Lai. Ảnh: Phương Duyên
Triển lãm tranh của họa sĩ Lê Hùng đã góp thêm một góc nhìn về văn học nghệ thuật Gia Lai. Ảnh: Phương Duyên
Khoảng thời gian dịch giã và 6 tháng để bình phục sau cơn tai biến, họa sĩ Lê Hùng có dịp ngẫm ngợi sâu sắc về mọi thứ. “Cuộc sống quá đẹp, nếu không, có lẽ tôi đã buông tay”-ông trầm ngâm chia sẻ. Và từ nét cọ ấy tuôn ra những mảng màu ca ngợi vẻ đẹp mà ông đang được tận hưởng với “Hương rừng”, “Vũ khúc mùa thu”, “Vân ngưu”, “Sen”, “Khoảng lặng”, “Mục đồng và sen”, “Tháng tư”, “Hạnh phúc”, “Sen đêm”, “Đêm tự tình”, “Xuân thì”, “Nhịp điệu xanh”, “Nụ hôn của biển”… Tất cả bật lên niềm vui sống khó cưỡng của một tâm hồn đã đi qua bao buồn vui của đời người. 
Phải chắt chiu lắm mới có được một triển lãm dày dặn như thế để dành tặng cho Gia Lai-quê hương thứ hai. Như một sự trao truyền, cuộc sống của mỗi cá nhân luôn được làm đầy bởi trải nghiệm của những người xung quanh. Triển lãm kéo dài đến hết ngày 26-5 để tiếp tục mang đến cho người xem những cảm thức đẹp đẽ, sâu sắc về Tây Nguyên và cuộc sống. 
PHƯƠNG DUYÊN

Có thể bạn quan tâm

"Núi trên đất bằng"

"Núi trên đất bằng"

(GLO)- Tiến sĩ Hà Thanh Vân đã nhận xét Tiểu thuyết "Núi trên đất bằng" của Võ Đình Duy là một tác phẩm văn chương đầu tay ra mắt năm 2025, đánh dấu bước chuyển đầy bất ngờ từ một kiến trúc sư trẻ sống ở Gia Lai sang hành trình kiến tạo thế giới văn chương.

NHÀ THƠ ĐÀO AN DUYÊN: Thiết tha giữ lại những xanh tươi cuộc đời

Nhà thơ Đào An Duyên: Thiết tha giữ lại những xanh tươi cuộc đời

(GLO)- Với nhà thơ Đào An Duyên, đọc và viết chính là hành trình nuôi chữ. Trong hành trình ấy, chị chọn một lối đi riêng, chắt chiu xúc cảm, gửi tiếng lòng vào từng con chữ với niềm mong giữ lại những xanh tươi cuộc đời, từ đó góp thêm một giọng thơ giàu hương sắc cho văn chương Gia Lai.

BẢO TỒN CÁC KỊCH BẢN TIÊU BIỂU CỦA HÁT BỘI BÌNH ĐỊNH: Nên tìm hướng đi mới, phù hợp thực tế

Bảo tồn các kịch bản tiêu biểu của hát bội Bình Định: Nên tìm hướng đi mới, phù hợp thực tế

(GLO)- Hát bội Bình Định là một di sản văn hóa đặc sắc với nhiều vở tuồng kinh điển như: Sơn Hậu, Tam nữ đồ vương, Ngũ hổ Bình Tây, Hồ Nguyệt Cô hóa cáo (còn có tên khác là Chém cáo, Cổ miếu vãn ca) của Nguyễn Diêu, Trầm hương các, Diễn võ đình và Cổ thành… của Đào Tấn.

Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

(GLO)- Nếu như Tây Bắc có “tứ đại danh đèo”: Mã Pí Lèng, Ô Quy Hồ, Pha Đin, Khau Phạ thì vùng duyên hải miền Trung lên đại ngàn Tây Nguyên cũng có “ngũ danh đèo”: An Khê, Phượng Hoàng, Khánh Lê, Ngoạn Mục, Violak.

default

Địa phận Phủ Hoài Nhơn được xác lập năm Hồng Đức thứ 2 (1471), là miền “viễn châu” khá rộng; sau hơn 550 năm, vùng đất rộng lớn lúc ban đầu được phân chia thành nhiều tỉnh thuộc Nam Trung bộ và Bắc Tây Nguyên. 
Pleiku, miền nhớ...

Pleiku, miền nhớ...

(GLO)- Nếu tính từ dấu mốc ký Nghị định Toàn quyền Đông Dương thành lập đại lý hành chính Pleiku thuộc tỉnh Kon Tum ngày 24-5-1925, Pleiku với ý nghĩa một địa danh cả về cách đọc và cách viết đã ra đời và tồn tại đến ngày nay đã được 100 năm.

Ðại ngàn nối liền những niềm vui

Ðại ngàn nối liền những niềm vui

Trong ngôi nhà sàn dưới chân núi ở làng K8, xã Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Thạnh), Nghệ nhân nhân dân Ðinh Chương nở nụ cười sảng khoái, hồ hởi nói: “Bà con trong làng đang trông chờ ngày 1.7.2025, để không chỉ núi liền núi, sông liền sông mà đồng bào Bana ở hai tỉnh trước đây sẽ về chung mái nhà tỉnh Gia Lai mới”.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1.7.1915 – 1.7.2025), sáng 29.6, tại Hà Nội, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp” nhằm tri ân những cống hiến to lớn của đồng chí Nguyễn Văn Linh đối với Đảng, đất nước và nhân dân. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và cắt băng khai mạc Triển lãm.
Cuộc thi thơ, truyện ngắn tỉnh Bình Ðịnh năm 2024 - 2025: Góp phần khơi dậy tiềm năng sáng tạo

Cuộc thi thơ, truyện ngắn tỉnh Bình Ðịnh năm 2024 - 2025: Góp phần khơi dậy tiềm năng sáng tạo

Triển khai trong thời gian chưa tròn 1 năm, Cuộc thi thơ, truyện ngắn tỉnh Bình Ðịnh năm 2024 - 2025 đã thu hút nhiều người yêu văn chương trong và ngoài tỉnh tham gia. Tác phẩm được gửi về không chỉ thể hiện sự đầu tư công phu về nội dung và hình thức, mà còn góp phần lan tỏa hình ảnh vùng đất Bình Ðịnh giàu bản sắc văn hóa, chiều sâu lịch sử.
Núi lửa Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) đã đi vào thơ của tác giả Nguyễn Thanh Mừng. Ảnh: Phạm Quý

Cao nguyên trong thơ Nguyễn Thanh Mừng

(GLO)- Tên tuổi nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng gắn liền với các tập thơ “Rượu đắng”, “Ngàn xưa”, .... Viết không nhiều nhưng thơ ông lại có mặt trong hầu hết các tuyển tập danh tiếng thơ Việt Nam hiện đại. Mấy năm gần đây, ông dành tình thương mến với Tây Nguyên và viết nhiều về vùng đất này.

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

(GLO)- Với đặc thù làm việc trong sự cô đơn, tĩnh lặng, nhiều kỹ thuật viên (KTV) có kinh nghiệm tại một số phòng thu trên địa bàn TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang âm thầm đứng sau những bản thu chất lượng của các ca sĩ chuyên và không chuyên, chắp cánh cho đam mê âm nhạc.

null