Cứu sông Ba chờ đến bao giờ?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hơn 1 triệu người dân các tỉnh Gia Lai, Phú Yên ngày đêm bức xúc, mong ngóng các bộ, ngành khắc phục "sai lầm thế kỷ" khi quy hoạch thủy điện An Khê - Ka Nak, trả lại nước cho sông Ba.

Nhưng đã qua hàng chục năm, giải pháp khắc phục việc quy hoạch thủy điện trái với quy luật dòng chảy tự nhiên vẫn "dậm chân tại chỗ".

Cuối dòng sông Ba trước khi đổ ra biển Đông là đô thị Tuy Hòa nhìn từ trên cao. Ảnh: VÂN NGUYÊN/ Báo Phú Yên

Cuối dòng sông Ba trước khi đổ ra biển Đông là đô thị Tuy Hòa nhìn từ trên cao. Ảnh: VÂN NGUYÊN/ Báo Phú Yên

Thủy điện An Khê - Ka Nak (khánh thành năm 2011) là công trình thủy điện duy nhất ở VN không trả nước về chính dòng sông nó lấy nước mà chuyển sang dòng sông khác. Cụ thể, sau khi nước sông Ba chảy qua các tua bin của thủy điện Ka Nak (Gia Lai), được dẫn theo đường ống xuyên đèo An Khê để phục vụ thủy điện An Khê (Bình Định) rồi đổ ra sông Kôn ở Bình Định. Mất nguồn nước, sông Ba chết dần chết mòn, gây ra nhiều hệ lụy và bức xúc cho người dân. Tại diễn đàn Quốc hội vào tháng 4.2016, ông Huỳnh Thành, đại biểu Quốc hội thuộc Đoàn đại biểu tỉnh Gia Lai, gọi công trình thủy điện An Khê - Ka Nak là "sai lầm thế kỷ".

Dự án thủy điện An Khê - Ka Nak nằm trong Tổng sơ đồ V hiệu chỉnh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2003. Bộ Công nghiệp (năm 2007 sáp nhập vào Bộ Công thương) đã tổ chức thẩm định, lấy ý kiến các bộ, ngành, các tỉnh liên quan về nội dung quy hoạch, sau đó phê duyệt Sơ đồ quy hoạch bậc thang Sông Ba vào giữa năm 2003. Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án thủy điện An Khê - Ka Nak được Bộ TN-MT phê duyệt tháng 1.2007. Quy hoạch sử dụng tổng hợp và bảo vệ nguồn nước lưu vực sông Ba được Bộ NN-PTNT phê duyệt tháng 10.2007…

Việc quy hoạch xây dựng thủy điện An Khê - Ka Nak được các bộ, ngành nghiên cứu và tính toán kỹ lưỡng trong các quy hoạch tổng thể chung của lưu vực sông Ba. Vậy tại sao sau khi thủy điện này vận hành, sông Ba ngày càng cạn kiệt?

Cử tri 2 tỉnh Gia Lai, Phú Yên nhiều lần phản ánh, kiến nghị về việc điều tiết nước dòng chảy sông Ba sau thủy điện An Khê - Ka Nak. Lãnh đạo tỉnh Gia Lai đã nhiều lần kiến nghị Bộ NN-PTNT triển khai xây dựng hệ thống đập dâng nước trên sông Ba đoạn qua TX.An Khê để cấp nước sinh hoạt, phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, cảnh quan môi trường và phát triển KT-XH...

Lãnh đạo các bộ, ngành cũng nhiều lần có văn bản trả lời kiến nghị cử tri Gia Lai về vấn đề nguồn nước sau thủy điện An Khê - Ka Nak, nhưng việc trả lại nước cho sông Ba vẫn chưa được giải quyết.

Mới đây, trả lời cử tri Gia Lai, Bộ NN-PTNT cho rằng việc thực hiện điều tiết nước dòng sông Ba liên quan nhiều ngành, lĩnh vực: công thương, tài nguyên - môi trường, nông nghiệp. Các quy hoạch liên quan đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt không có công trình đập điều hòa sông Ba trong danh mục các dự án đầu tư xây dựng. Do đó cần phải xem xét, nghiên cứu trên cơ sở bài toán tổng thể, từ đó đề xuất giải pháp và rà soát, bổ sung nội dung, giải pháp vào các quy hoạch để làm căn cứ đầu tư xây dựng theo đúng quy định pháp luật.

Việc đảm bảo nhu cầu nước cho phát triển KT-XH và dân sinh vùng hạ du sông Ba là hết sức quan trọng. Người dân đang trông chờ từng ngày. Nếu lãnh đạo các tỉnh, bộ, ngành không vào cuộc quyết liệt thì bao giờ mới trả lại nước cho sông Ba ?

Theo HOÀNG TRỌNG (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Ngày 3.12, UBND TP.HCM đã phân công cho Chủ tịch, 5 Phó chủ tịch theo dõi, chỉ đạo giải quyết cụ thể từng dự án tồn đọng, dừng thi công để khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát. Điều này hứa hẹn sẽ giúp cho các dự án trùm mền nhiều năm trời có cơ hội hồi sinh trở lại.

An Khê chủ động phòng ngừa cháy nổ tại chợ

Phòng ngừa cháy nổ tại các chợ An Khê

(GLO)- Thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) có 12 chợ truyền thống. Thời điểm này, cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, các ban quản lý chợ, chính quyền địa phương, lực lượng Công an chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn cháy nổ.