Cựu chiến binh trên mặt trận kinh tế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trở về sau những năm tháng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, cựu binh huyện Ia Grai lại cùng nhau “chiến đấu” trên mặt trận kinh tế. Không chỉ năng động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng các mô hình kinh tế hiệu quả để vươn lên, mà hội viên còn phát huy tinh thần đoàn kết, tương trợ nhau cùng thoát nghèo bền vững.

Nhắc đến chuyện làm giàu của cựu chiến binh huyện nhà, ông Hoàng Đức Trí-Chủ tịch Hội cựu chiến binh huyện Ia Grai, vui cười: “Phong trào “Cựu chiến binh gương mẫu” gắn với thi đua lao động sản xuất, vượt khó vươn lên làm giàu chính đáng đã giúp hội viên thay đổi nếp nghĩ, cách làm (nhất là hội viên người dân tộc thiểu số), tự vươn lên bằng chính sức lực, trí tuệ của mình. Trong Hội cựu chiến binh của huyện có rất nhiều hội viên làm kinh tế giỏi. Họ không chỉ giỏi làm kinh tế mà còn giúp giải quyết việc làm cho lao động ở địa phương”.

 

Nhiều điển hình vượt khó tiêu biểu, được các cấp Hội tuyên dương, khen thưởng. Ảnh: Trần Dung
Nhiều điển hình vượt khó tiêu biểu, được các cấp Hội tuyên dương, khen thưởng. Ảnh: Trần Dung

Toàn huyện hiện có 17 tổ chức cơ sở Hội trực thuộc gồm 13 xã, thị trấn và 4 cơ sở doanh nghiệp nhà nước với tổng số 3.251  hội viên. Trước đây, phần lớn cựu chiến binh hoàn thành nhiệm vụ  trong quân đội trở về địa phương đều có hoàn cảnh gia đình khó khăn về kinh tế, trên 70% không hưởng trợ cấp hàng tháng, thiếu vốn sản xuất, thiếu việc làm, sức khỏe yếu vì vết thương, thiếu kiến thức về khoa học-kỹ thuật, kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Từ những khó khăn đó, Hội cựu chiến binh các cấp trong huyện đã quyết tâm đẩy mạnh phong trào thi đua "Cựu chiến binh gương mẫu", thực hiện Nghị quyết xoá đói giảm nghèo, cùng nhau làm kinh tế giỏi.

Câu lạc bộ Cựu chiến binh sản xuất kinh doanh giỏi của huyện được thành lập tháng 9-2013, hiện nay có 7 cơ sở Chi hội CLB trực thuộc gồm 67 hội viên, bước đầu đi vào hoạt động có hiệu quả. Hội viên CLB cùng nhau trao đổi kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế, hỗ trợ và tạo điều kiện giúp đỡ hội viên Cựu chiến binh, giải quyết việc làm, ổn định đời sống, giúp nhau xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, động viên nhân rộng các mô hình, điển hình tiến tiến. Điểm nhấn trong phong trào thi đua là hội viên luôn nêu cao ý chí, tinh thần vượt khó, nhạy bén chuyển đổi các mô hình sản xuất phù hợp để làm giàu chính đáng. Đồng hành cùng hội viên, Hội Cựu chiến binh huyện chú trọng chuyển giao khoa học-kỹ thuật, trợ vốn, nhân rộng các mô hình kinh tế hiệu quả. Từ đó, xuất hiện nhiều điển hình vượt khó tiêu biểu, được các cấp Hội tuyên dương, khen thưởng.

Điển hình như hội viên Phạm Văn Hải (hội viên cựu chiến binh xã Ia Dêr), sau nhiều năm cần mẫn lao động, vợ chồng ông đã xây dựng trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm (trên 4.500 con gà, 2.000 con vịt, trên 5.000 con chim cút, 01 ha hồ nuôi cá và 02 ha cà phê kinh doanh). Nhờ tích lũy kinh nghiệm, ứng dụng khoa học-kỹ thuật vào sản xuất, nhiều năm liền, thu nhâp hàng năm của gia đình ông trên 500 triệu đồng. Hội viên Nguyễn Ngọc Tuyến ở xã Ia Krăi (chủ doanh nghiệp Hải Tây Phát) hàng năm cũng đã tạo việc làm cho hơn 25 lao động tại chỗ, thu nhập trên 2 tỷ đồng/năm và làm nghĩa vụ tốt đối với nhà nước và đóng góp quỹ hỗ trợ cho hội viên có hoàn cảnh khó khăn trên 80 triệu đồng. Với nghị lực của một người cựu chiến binh, ông Vi văn Hụy (chi hội trưởng CLB cựu chiến binh SXKD giỏi của xã Ia O) có 5 ha cây điều và cà phê, trang trại nuôi heo cho thu nhập cao. “Với trọng trách là chi hội trưởng, thời gian đầu tôi phải trực tiếp về từng thôn, từng nhà nói chuyện, vận động hội viên, động viên gia đình về tư tưởng và ý thức để hội viên nhiệt tình khi tham gia CLB. Đến nay, có 100% hội viên chi hội CLB thu nhập bình quân đạt từ 100 đến 200 triệu đồng/năm, gia đình sắm sửa được các vật dụng tiện nghi đắt tiền, nhà cửa được xây sửa khang trang, sạch sẽ. Con em hội viên đều được đến trường theo học đầy đủ”- ông Hụy chia sẻ.

Trong 5 năm qua, Hội đã hỗ trợ xóa 26 nhà dột nát cho hội viên có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở từ “Quỹ nghĩa tình đồng đội” do hội viên đóng góp. Bên cạnh đó, Hội đã phối hợp với các ban ngành trong huyện, nhất là với Hội Nông dân mở 12 lớp hội thảo và tập huấn về khoa học kỹ thuật cho hơn 850 lượt cán bộ hội viên trong sản xuất. Công tác tham gia xây dựng “Nông thôn mới” cũng được triển khai rộng khắp. Các cơ sở hội đã vận động hội viên và nhân dân thực hiện có hiệu quả các phần việc như: hiến đất làm đường giao thông nông thôn, ủng hộ tiền trên 1.200 triệu đồng cùng với ngày công tham gia các chương trình xây dựng nông thôn…

Phát huy truyền thống tốt đẹp của “Bộ đội Cụ Hồ” trong chiến đấu trước kia và trên mặt trận kinh tế ngày nay, cựu chiến binh huyện Ia Grai đã đoàn kết gắn bó với nhau trên tinh thần đồng chí “Tương thân, tương ái”, sát cánh bên nhau phấn đấu làm giàu cho gia đình và cho quê hương đất nước.

Trần Dung

Có thể bạn quan tâm

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm