"Cùng con đi khắp thế gian" cùng nhà văn Dương Thụy

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ngày 4-8, NXB Kim Đồng tổ chức buổi giao lưu, ra mắt sách với chủ đề: "Nhà văn Dương Thụy cùng con đi khắp thế gian" tại đường sách Nguyễn Văn Bình (quận 1, TPHCM). 
Nhà văn Tô Hồng Vân, nhà văn Dương Thuỵ, nhà báo Trọng Phước (từ trái sang) chia sẻ tại buổi ra mắt.
Nhà văn Tô Hồng Vân, nhà văn Dương Thuỵ, nhà báo Trọng Phước (từ trái sang) chia sẻ tại buổi ra mắt.
Buổi giao lưu trình làng 3 quyển sách mang tên "Susu và Gogo đi Athens", "Susu và Gogo đi New York", "Susu và Gogo đi Lon Don".
Buổi giao lưu ra mắt sách của nhà văn Dương Thuỵ có sự tham gia của đông đảo những người yêu sách cùng sự có mặt của các khách mời: nhà báo Trọng Phước, tác giả Tô Hồng Vân,...
Năm 2017 bộ ba tác phẩm thiếu nhi "SuSu và GoGo đi Singapore", "SuSu và GoGo đi Tokyo", "SuSu và GoGo Paris" của nhà văn Dương Thụy đã gây bất ngờ và hào hứng đối với bạn đọc, không chỉ người lớn mà cả các em nhỏ. Hóa ra Dương Thụy không chỉ chơi với người trẻ mà con chơi với con trẻ rất duyên. 
Ba quyển sách ra mắt lần này tiếp tục là bộ sách tích hợp văn chương, kiến thức và kỹ năng cho trẻ. Mà theo quan điểm sôi nổi, nhiệt huyết trong từng câu văn của mình, Dương Thuỵ quan tâm nhiều đến cảm hứng mà quyển sách mang đến cho người đọc hơn là những cái gọi là "áng văn chương".
Với kinh nghiệm của một người du lịch khắp thế giới, vốn sống dồi dào và giọng văn hài hước, với tình yêu và sự thấu hiểu dành cho trẻ em, tiếp theo mạch của bộ ba tác phẩm trước, lần này cô bé SuSu và cậu bé GoGo lại cùng mẹ và người thân đến ba thành phố London, Athens, New York trong "SuSu và GoGo đi London", "SuSu và GoGo đi Athens", "SuSu và GoGo đi New York". Nhưng trên hết, Dương Thụy không chỉ gửi đến độc giả hành trình đến London, Athens hay New York, mà còn là hành trình vào sâu tâm hồn mỗi chúng ta, dù đang là trẻ thơ hay đã trưởng thành.
Thông điệp về gia đình tiếp tục được nhà văn khai thác ở một góc nhìn mới: Sự thấu hiểu giữa các thành viên trong gia đình chỉ có được qua thử thách, trải nghiệm. Du lịch chính là một trong những cách để bố mẹ và con cái hiểu nhau, "thích nghi" với nhau hơn. Dương Thuỵ bày tỏ rằng khi đi du lịch cùng nhau ai cũng có cái "khổ" riêng, nhưng chắc hẳn, du lịch cùng nhau chính là cách để gia đình gắn kết cùng nhau. 
Nhà văn Tô Hồng Vân bày tỏ rằng: "Trong những quyển sách này khi đọc tôi còn thấy cả một gia đình trong đó".
Gấp trang sách lại, là con trẻ và người lớn mở ra những trang hoài bão, giấc mơ mới ở những chân trời mới.
HOÀNG NAM - HUỲNH THANH NHẬT (sggp)

Có thể bạn quan tâm

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

 Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

(GLO)- "Bầu trời trở lại" của Lữ Hồng là bài thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, gợi lên sự chuyển mình của thiên nhiên, lòng người. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, cũng là một hành trình nội tâm sâu sắc, nơi con người giao hòa với đất trời, với những giấc mơ và niềm tin vào ngày mai.

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

(GLO)- Sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất, đời sống văn hóa tại nhiều ngôi làng Bahnar, Jrai có nhiều đổi mới, nhất là xóa bỏ những gánh nặng liên quan đến hủ tục. Nhưng để bảo tồn những giá trị cốt lõi của văn hóa vẫn là một hành trình cần “gạn đục khơi trong”.

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

(GLO)- Mặc nhiên, việc sáng tạo văn học nghệ thuật luôn mang tính độc lập và tự giác cao độ của mỗi văn nghệ sĩ, nhưng hành trình ấy sẽ không đơn độc nếu có sự dìu dắt chân tình của người đi trước. Tại phố núi Pleiku, nhiều tác giả trẻ đã tìm được điểm tựa tinh thần đáng quý như thế.