Cục Nghệ thuật biểu diễn sẽ không làm khó các bài hát đã quen thuộc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Theo Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện, các bài hát đã trở nên quen thuộc, nếu không có nội dung, ca từ trái với thuần phong mỹ tục, xâm phạm lợi ích quốc gia thì không cần cấp phép phổ biến...
Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện
Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện
Tại kỳ họp thứ 3 của Quốc hội hồi tháng 6 vừa qua, việc cấp phép một số ca khúc của Bộ đã gây nhiều bức xúc trong dư luận, một số ĐB nêu chất vấn. Nghị quyết của Quốc hội về chất vấn tại kỳ họp thứ ba đã nêu 4 nhóm nhiệm vụ của ngành văn hóa, thể thao và du lịch, trong đó có việc khẩn trương rà soát, sớm sửa đổi các quy định về việc quản lý tác phẩm, cấp phép biểu diễn nghệ thuật đáp ứng yêu cầu phát triển, cải cách hành chính và phù hợp với thực tiễn.
Theo người đứng đầu ngành Văn hoá, từ đó đến nay Bộ đã thực hiện đơn giản hóa thủ tục hành chính đối với thủ tục cấp giấy phép tổ chức biểu diễn và thủ tục cấp giấy phép phổ biến tác phẩm âm nhạc, sân khấu.
“Các bài hát đã trở nên quen thuộc, phổ biến trong thực tế, nếu không có nội dung, ca từ trái với thuần phong mỹ tục, xâm phạm lợi ích quốc gia thì không cần cấp phép phổ biến, không phụ thuộc vào địa điểm, thời gian sáng tác… Đối với các chương trình ca, múa, nhạc và chương trình sân khấu đã, sắp hết hạn ghi trong giấy phép, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch chỉ đạo Cục Nghệ thuật biểu diễn có văn bản gửi Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch và Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh/thành thống nhất hướng dẫn theo hướng tổ chức đề nghị cấp giấy phép chỉ cần có văn bản khẳng định không thay đổi nội dung chương trình thì được tiếp tục biểu diễn”, Báo cáo gửi Quốc hội của Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện nêu rõ.
Anh Phương (sggp)

Có thể bạn quan tâm

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

(GLO)- Sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất, đời sống văn hóa tại nhiều ngôi làng Bahnar, Jrai có nhiều đổi mới, nhất là xóa bỏ những gánh nặng liên quan đến hủ tục. Nhưng để bảo tồn những giá trị cốt lõi của văn hóa vẫn là một hành trình cần “gạn đục khơi trong”.

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

(GLO)- Mặc nhiên, việc sáng tạo văn học nghệ thuật luôn mang tính độc lập và tự giác cao độ của mỗi văn nghệ sĩ, nhưng hành trình ấy sẽ không đơn độc nếu có sự dìu dắt chân tình của người đi trước. Tại phố núi Pleiku, nhiều tác giả trẻ đã tìm được điểm tựa tinh thần đáng quý như thế.