Covid-19: WHO cân nhắc biện pháp phòng ngừa trong không khí

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang xem xét các biện pháp phòng ngừa trong không khí đối với đội ngũ nhân viên y tế sau khi một nghiên cứu mới cho thấy virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) có thể tồn tại trong không khí trong một số môi trường.
Trong cuộc họp báo ngày 16-3, bà Maria Van Kerkhove – người đứng đầu đơn vị nghiên cứu các loại bệnh mới của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) – cho biết virus gây bệnh viêm đường hô hấp cấp (Covid-19) nói trên hiện lây truyền qua việc tiếp xúc với giọt nước bọt từ người ho, hắt hơi, sổ mũi vào đường hô hấp. Khi thực hiện liệu pháp khí dung (biện pháp giúp điều trị tại chỗ các bệnh lý đường hô hấp), virus có thể tồn tại trong không khí lâu hơn.
Do đó, bà Maria Van Kerkhove cho rằng "điều rất quan trọng là các nhân viên y tế phải có biện pháp phòng ngừa khi tiếp xúc bệnh nhân cũng như khi thực hiện liệu pháp đó".
Một trạm kiểm tra thân nhiệt tại Messina - Ý. Ảnh: REUTERS
Một trạm kiểm tra thân nhiệt tại Messina - Ý. Ảnh: REUTERS
Các quan chức y tế thế giới cho biết virus SARS-CoV-2 lơ lửng trong không khí tùy thuộc vào các yếu tố như nhiệt độ và độ ẩm. Theo bà Maria Van Kerkhove, các quan chức y tế biết được một số nước đang nghiên cứu các điều kiện môi trường khác nhau mà SARS-CoV-2 có thể tồn tại.
Các nhà khoa học đặc biệt xem xét độ ẩm, nhiệt độ và tia cực tím tác động ra sao đến Covid-19, cũng như thời gian virus SARS-CoV-2 tồn tại trên các bề mặt khác nhau, trong đó có thép. Giới chức y tế đã khuyến cáo nhân viên y tế đeo khẩu trang phòng độc chuyên dụng N95.


Một khách đeo khẩu trang tại nhà hàng Katz’s Delicatessen nổi tiếng ở Manhattan - Mỹ. Ảnh: NEW YORK POST
Một khách đeo khẩu trang tại nhà hàng Katz’s Delicatessen nổi tiếng ở Manhattan - Mỹ. Ảnh: NEW YORK POST
Cũng trong ngày 16-3, WHO đề nghị mọi quốc gia tăng cường xét nghiệm và cách ly bởi đó là biện pháp tốt nhất trong công tác phòng chống dịch Covid-19.
Tổng Giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, nhận định các ca nhiễm leo thang nhanh chóng trong tuần qua. Do đó, theo ông Tedros, "thông điệp đơn giản cho các quốc gia: xét nghiệm, xét nghiệm và xét nghiệm. Xét nghiệm tất cả người bị nghi nhiễm. Nếu kết quả dương tính, hãy đưa họ đi cách ly, tìm ra những người họ từng tiếp xúc trong vòng hai ngày trước khi có triệu chứng và xét nghiệm cả những người này".
WHO đã chuyển gần 1,5 triệu bộ kit xét nghiệm đến 120 nước. Ngoài ra, trong bối cảnh nhiều nước chịu tình trạng quá tải hệ thống y tế, ông Tedros đề nghị ưu tiên các bệnh nhân lớn tuổi, những người mắc bệnh nền và có triệu chứng nghiêm trọng.
Theo H.Bình (Theo CNBC, Reuters/NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Thị xã An Khê được công nhận loại trừ sốt rét

Thị xã An Khê được công nhận loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 9-12, tại Trung tâm Y tế thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã diễn ra hội nghị công bố quyết định công nhận thị xã An Khê đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét. Đây là địa phương thứ hai trên địa bàn tỉnh (sau TP. Pleiku) được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét.

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

Chạy bộ là một trong những hình thức tập luyện phổ biến nhất. Lợi thế của bài tập này là không cần thiết bị tập luyện và bất kỳ ai cũng có thể tập. Tùy vào thể lực của từng người mà có thể chạy với cự li bao xa.

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

(GLO)- Nhân Tháng hành động Quốc gia Phòng-chống HIV/AIDS năm 2024, phóng viên Báo Gia Lai đã phỏng vấn ông Bá Tường Đăng Phong-Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh về tình hình và công tác phòng-chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh.

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế, chiều 2711. Ảnh Media Quốc hội. Nguồn vnexpress.net

Người mắc bệnh hiểm nghèo sẽ được chuyển bảo hiểm y tế lên thẳng cấp chuyên sâu

(GLO)- Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, trong đó có điểm mới về thông cấp khám-chữa bệnh với quy định một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu.