"Cổng vào" chưa từng biết của SARS-CoV-2: Cơ hội chặn 5 biến chủng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nghiên cứu trên 5 biến chủng SARS-CoV-2 đáng quan tâm - bao gồm Delta và Omicron - cho thấy dù biến đổi thế nào, virus này vẫn phụ thuộc vào một thứ để xâm nhập cơ thể.
Công trình vừa công bố trên Journal of Virology, ấn phẩm của Hiệp hội Vi sinh vật học Mỹ, đem đến triển vọng chặn đứng hiệu quả đường lây nhiễm của 5 biến chủng gây lo ngại trên thế giới và cả các biến chủng mới sau này, nếu chúng ra đời.
Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi giáo sư virus học Frank Kirchhoff từ Trung tâm Y tế Đại học Ulm - Đức cho thấy cho dù biến đổi như thế nào, SARS-CoV-2 vẫn phải qua một cánh cổng quan trọng là tấn công vào các protein kháng virus của con người để vào được các tế bào.
 
Hình ảnh từ kính hiển vi điện tử cho thấy các hạt virus SARS-CoV-2 đang xâm nhập cơ thể bệnh nhân - Ảnh: NIAD
Hình ảnh từ kính hiển vi điện tử cho thấy các hạt virus SARS-CoV-2 đang xâm nhập cơ thể bệnh nhân. Ảnh: NIAD
Điều đó có nghĩa chúng cũng phụ thuộc vào các protein này, đặc biệt là một loại tên IFITM2. Nhưng điều quan trọng là quan hệ giữa IFITM2 và SARS-CoV-2 như thế nào. Kết quả nghiên cứu cho thấy một trong những lý do khiến virus này khó bị chặn lại là đôi khi IFITM2 hoạt động như một "kẻ phản bội".
"Khoảnh khắc "eureka" là khi chúng tôi nhận ra các IFITM (bao gồm IFITM2) biểu hiện quá mức mà cơ thể có thể tạo ra thực sự ức chế được SARS-CoV-2 như mong đợi; nhưng trong một hoàn cảnh tương phản hoàn toàn bất ngờ, IFITM nội sinh trong tế bào phổi của con người lại là yếu tố cần thiết cho sự xâm nhập và nhân lên hiệu quả của virus" - tờ Medical Xpress dẫn lời giáo sư Kirchhoff.
Các thử nghiệm ức chế hoạt động của IFITM2 lẫn ACE2 - một thụ thể đóng vai trò cánh cổng khác mà virus phải vượt qua - đều cho kết quả ức chế sự lây nhiễm SARS-CoV-2 như mong đợi, bằng cách làm cho virus này không "lợi dụng" được các yếu tố tự nhiên này của cơ thể người nữa.
Tin vui là tạo ra và phổ biến phương thuốc chứa kháng thể chống lại IFITM2 không là trở ngại; vì thế phát hiện này đã mở đường cho một hướng tiếp cận mới trong trận chiến đẩy lùi SARS-CoV-2, thêm một sự đảm bảo cho việc chung sống hòa bình với nó, bất chấp nguy cơ - dù nhỏ - là sẽ có biến chủng nguy hiểm hơn xuất hiện trong tương lai.
Theo Anh Thư (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Tăng huyết áp, hay còn gọi là cao huyết áp, là một tình trạng mà áp lực máu trong động mạch cao hơn mức bình thường. Ở trẻ em, bệnh này ít được nhận biết hơn so với người lớn nhưng không kém phần nguy hiểm. Vậy bố mẹ làm thế nào để phát hiện con mình có dấu hiệu của một bệnh nhân cao huyết áp?