Công an tỉnh Gia Lai tăng tốc triển khai Đề án 06

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Công an tỉnh Gia Lai là cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) của tỉnh.

Thời gian qua, bên cạnh thực hiện các nhiệm vụ được giao, Công an tỉnh đã đôn đốc, hướng dẫn các địa phương, đơn vị tập trung tăng tốc thực hiện các nội dung của đề án.

Lực lượng Công an làm việc cả thứ bảy, chủ nhật để làm thủ tục cấp căn cước công dân cho người dân (ảnh Công an huyện Ia Pa cung cấp).

Lực lượng Công an làm việc cả thứ bảy, chủ nhật để làm thủ tục cấp căn cước công dân cho người dân (ảnh Công an huyện Ia Pa cung cấp).

Hiện nay, Công an tỉnh đang quyết liệt triển khai thực hiện các nội dung của Đề án 06, trong đó, tập trung vào 5 nhóm tiện ích gắn với chức năng, nhiệm vụ của lực lượng Công an nhân dân, khẳng định vai trò tiên phong gương mẫu đi đầu trong triển khai thực hiện đề án.

Ban Chỉ đạo chuyển đổi số Công an tỉnh đã ban hành nhiều kế hoạch, văn bản chỉ đạo triển khai các hoạt động, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin, số hóa hồ sơ, tài liệu…

Đồng thời, thường xuyên tuyên truyền nhằm góp phần nâng cao nhận thức của người đứng đầu, cán bộ, chiến sĩ Công an toàn tỉnh về tầm quan trọng của công tác chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin, thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ phục vụ công tác Công an.

Bên cạnh đó, Công an tỉnh đã chủ động phối hợp với các sở, ngành tiến hành kiểm tra, đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các nội dung được giao trong thực hiện Đề án 06; phối hợp với các địa phương, đơn vị hướng dẫn, vận động người dân sử dụng các dịch vụ công bằng nhiều hình thức.

Cùng với đó, Công an tỉnh tham mưu giúp Ban Chỉ đạo tỉnh đề ra những giải pháp, lộ trình cụ thể để thực hiện các nhiệm vụ được giao; tập trung tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn của các cơ quan, đơn vị khi triển khai đề án.

Nhờ đó, đến nay, toàn tỉnh có 220, xã, phường, thị trấn, 150 điểm bưu điện bố trí máy tính kết nối internet và cán bộ hỗ trợ hướng dẫn người dân nộp hồ sơ qua dịch vụ công trực tuyến. Toàn bộ thủ tục hành chính của tỉnh được cung cấp theo dịch vụ công trực tuyến và được tích hợp tại Cổng dịch vụ công. Đến nay, Công an tỉnh đã hoàn thành cung cấp 40/53 dịch vụ công theo Đề án 06; tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến luôn đạt trên 60%.

Đối với các nhiệm vụ được Ban Chỉ đạo tỉnh giao, Công an tỉnh đã triển khai các chiến dịch, cao điểm, đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu của Bộ Công an giao như: cấp thẻ căn cước công dân cho 100% công dân đủ điều kiện, hoàn thành chỉ tiêu 684.037 tài khoản định danh điện tử; các sở, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, cập nhật làm giàu các dữ liệu theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Thực hiện nhiệm vụ làm sạch dữ liệu dân cư, đảm bảo “đúng, đủ, sạch, sống”, đến ngày 30-4-2024 đã có 15/22 mục làm sạch, hoàn thành 100% theo tiến độ đề ra.

Ngoài ra, Công an tỉnh chỉ đạo lực lượng Công an cấp xã tiến hành rà soát dữ liệu tại địa phương; triển khai, tích hợp dịch vụ công trực tuyến tại các phòng của Công an tỉnh và Công an các huyện, thành phố, thị xã lên Cổng dịch vụ công quốc gia theo chương trình chuyển đổi số quốc gia, chiến lược phát triển chính phủ điện tử.

Công an huyện Chư Prông đến tận gia đình làm căn cước công dân. Ảnh: V.H

Công an huyện Chư Prông đến tận gia đình làm căn cước công dân. Ảnh: V.H

Trao đổi với P.V, Trung tá Ksor H'Bơ Khắp-Phó Giám đốc Công an tỉnh, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Đề án 06-cho biết: Với vai trò là cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Đề án 06 của tỉnh, Công an tỉnh đã hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc nhắc nhở các địa phương, đơn vị khẩn trương hoàn thành các nhiệm vụ được giao; tập trung khắc phục những tồn tại, hạn chế, “điểm nghẽn” trong công tác này; triển khai có hiệu quả Kế hoạch số 629/KH-UBND ngày 19-3-2024 của UBND tỉnh về mở đợt cao điểm 100 ngày đêm “Nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ công” trên địa bàn tỉnh.

Nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp, so với trước cao điểm, kết quả thực hiện Đề án 06 đã tăng 5,78 điểm, tăng 1 bậc trên bảng xếp hạng toàn quốc. Đặc biệt, một số chỉ tiêu thành phần đạt cao như: mức độ hài lòng của người dân đạt 100% (đứng trong tốp 17 địa phương có tỷ lệ hài lòng đạt 100%), tỷ lệ công khai minh bạch đạt 72,2% (xếp hạng 14/63 tỉnh, thành); tiến độ giải quyết công việc đúng hạn đạt 91,24% (xếp hạng 42/63).

Có thể bạn quan tâm

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Tổ chức ASIF tại Việt Nam và các đơn vị tài trợ đã triển khai có hiệu quả Dự án “Giếng sạch trao buôn” giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nước sạch để sử dụng.

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

(GLO)- Ngày 12-11, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định về việc giao mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể đối với từng chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) cho huyện Krông Pa và huyện Chư Pưh thực hiện thí điểm cơ chế phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình MTQG.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Phạm Minh Trung khẳng định việc giao quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai sẽ tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý (ảnh nguồn internet).

Phân cấp thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý

(GLO)- Theo phân cấp, từ ngày 1-11-2024, chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai các huyện, thị xã, thành phố được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác nhận thay đổi đối với trường hợp đăng ký biến động... tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý.

Ông Ksor Nai (thứ 2 từ phải sang) cùng người dân xã Chư Mố trao đổi về công tác hòa giải ở địa phương. Ảnh: H.M

Ksor Nai nhiệt tình với công tác hòa giải

(GLO)- Ngoài đảm nhận vai trò hòa giải viên tại Tòa án nhân dân (TAND) huyện Ia Pa, từ năm 1978 đến nay, ông Ksor Nai (SN 1956, thôn Plơi Apa Ama H’lắk, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) còn tích cực tham gia công tác hòa giải ở địa phương.

Người dân làng Kmông phấn khởi khi công trình nước sạch được đưa vào sử dụng. Ảnh: N.H

Nước sạch về làng

(GLO)- Hàng trăm hộ dân ở làng Kmông và De Lung 1 (xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) vô cùng phấn khởi khi công trình nước sạch do Hội Liên hiệp phụ nữ xã kêu gọi doanh nghiệp hỗ trợ xây dựng đã hoàn thành đưa vào sử dụng.

Nông dân Hoàng Văn Câu làm giàu từ nuôi bò vỗ béo

Nông dân Hoàng Văn Câu làm giàu từ nuôi bò vỗ béo

(GLO)- Việc lựa chọn và chuyển đổi nghề phù hợp với điều kiện thực tế đã giúp gia đình anh Hoàng Văn Câu (SN 1988, làng Phung, xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) trở thành triệu phú. Mỗi năm, gia đình anh thu về trên 600 triệu đồng từ mô hình nuôi bò vỗ béo.