Cơm Tết với gạo Ba Chăm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Cả làng, cả xã không ai biết từ lúc nào cây lúa có tên gọi Ba Chăm lại “bén duyên” với xã Đak Trôi (huyện Mang Yang). Chỉ biết rằng, đó là giống lúa kháng được nhiều loại sâu bệnh gây hại, cho hạt gạo thơm ngon giàu hàm lượng dinh dưỡng, để hai ngày không khô cứng hay hôi thiu… Chính vì vậy, hạt gạo làm ra từ lúa Ba Chăm đang được người dân ưa chuộng không chỉ mua về sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày mà còn làm quà trong những dịp lễ, Tết.
 

Ảnh: Nguyễn Hồng
Ảnh: Nguyễn Hồng

Cánh đồng ruộng lúa bậc thang của đồng bào dân tộc Bahnar xã Đak Trôi có diện tích khoảng 300 ha vừa thu hoạch còn trơ gốc rạ. Đây là cánh đồng lúa có một không hai trên địa bàn tỉnh khi nông dân chỉ trồng một giống lúa duy nhất là lúa Ba Chăm mà không sử dụng lẫn lộn bất kỳ giống lúa nào khác. Theo lời kể của những người cao tuổi sinh sống lâu năm tại Đak Trôi thì  có nhiều câu chuyện về nguồn gốc và tên gọi của giống lúa Ba Chăm. Nổi bật là câu chuyện trong kháng chiến, cán bộ cách mạng đưa giống lúa này lên đây trồng thấy thích nghi với điều kiện khí hậu và đất đai thổ nhưỡng nên sau đó hướng dẫn và truyền kinh nghiệm cho đồng bào sản xuất. Điều đặc biệt, giống lúa Ba Chăm chỉ sản xuất được ở cánh đồng Đak Trôi. Các xã lân cận như Đê Ar, Kon Chiêng, Kon Thụp… đều không thích nghi.

Đặc điểm của cây lúa Ba Chăm là chỉ gieo được trong vụ mùa, từ tháng 4 trở đi khi trời có mưa, đất đủ độ ẩm. Đến tháng 9, 10, lúa trổ bông, làm đòng và đến đầu tháng 11 cho thu hoạch. Lúa  có thời gian sinh trưởng dài ngày, trên 6 tháng. Điều đặc biệt của giống lúa này là người dân chỉ sử dụng phương pháp chọc-trỉa chứ không cấy, sạ như các giống lúa khác. Đến khi lúa được 1 tháng tuổi thì mới cho nước vào ruộng. Phát triển bình thường, thân lúa cao đến 1 mét, thậm chí những chân ruộng tốt có thể lên trên 1 mét. Ưu điểm của lúa Ba Chăm là cơm dẻo, thơm, hàm lượng dinh dưỡng cao và ăn rất ngon, chi phí đầu tư thấp, chịu hạn, ngập lụt, ít sâu bệnh…

 

Ảnh: Nguyễn Hồng
Ảnh: Nguyễn Hồng

Giá gạo Ba Chăm hiện nay được thương lái bán ngay tại trung tâm xã là 13.000 đồng/kg cao hơn so với các loại gạo khác. Nhiều người từ nơi khác đến tìm mua về ăn hàng ngày và trong các ngày lễ, Tết. Hiện nay, hầu hết các nhà hàng, quán ăn trên địa bàn huyện Mang Yang sử dụng gạo Ba Chăm để phục vụ thực khách và được khách hàng đánh giá rất cao.

Ông Nguyễn Văn Đương-chủ một đại lý chuyên mua và cung cấp các loại gạo (làng Đê Klong, xã Đak Trôi) vui vẻ cho hay: “Khác với gạo miền Nam hay các loại gạo khác trên thị trường hiện nay, hạt gạo Ba Chăm có đặc điểm trắng, ăn rất ngon, không khô cơm, không nhạt, dẻo thơm… Đặc biệt càng nguội, cơm càng săn chắc, ít bị hôi thiu. Sau mỗi vụ thu hoạch, gia đình ông mua được 20 tấn lúa về tích trữ để xay xát dần bán ra ngoài huyện và các nơi khác. Điều đáng mừng là trong 3 vụ sản xuất gần đây, bà con trong xã đều được mùa lúa Ba Chăm, vì vậy việc mua và cung ứng ra thị trường rất thuận lợi”.

Nguyễn Hồng

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từ năm 2022 đến nay, các xã, thị trấn của huyện Đak Pơ chủ động xây dựng dự án hỗ trợ bò lai sinh sản theo nhóm cộng đồng để giúp hộ nghèo và cận nghèo phát triển chăn nuôi.

Nhiều hộ dân xã Tơ Tung (huyện Kbang) phát triển kinh tế, làm giàu từ chăn nuôi trâu. Ảnh: N.M

Nuôi trâu làm giàu cơ nghiệp

(GLO)- Cách đây hơn 40 năm, các hộ dân tộc Tày, Nùng từ một số tỉnh phía Bắc vào xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lập nghiệp đã mang theo tập quán chăn nuôi trâu để phục vụ sản xuất. Về sau, người dân chuyển sang nuôi trâu thương phẩm để phát triển kinh tế gia đình.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Với 29 ha, được sản xuất theo cánh đồng lớn, ứng dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa đã giúp gia đình chị Vũ Thị Nhung-tổ 9 (thị trấn Phú Túc) (ở giữa), thu lợi nhuận khoảng 1,5 tỷ đồng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa hiệu quả ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

(GLO)- Từ năm 2021 đến nay, thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/HU Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Krông Pa khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 về đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất, ngành nông nghiệp địa phương đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng thu nhập cho người dân.

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

(GLO)- Theo kế hoạch năm 2024, toàn tỉnh Gia Lai tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Mặc dù mùa mưa đã qua gần hết nhưng đến nay, diện tích cà phê tái canh và ghép cải tạo mới được hơn 1.840 ha, đạt 76,7% kế hoạch.