Có người Trung Quốc "núp bóng" người Việt mua bất động sản ven biển

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bộ Công an cho biết, có tình trạng doanh nghiệp, cá nhân người Trung Quốc “núp bóng” người Việt mua bán bất động sản tại các khu vực ven biển để chuyển mục đích sử dụng sang đất thương mại, thâu tóm các vị trí đất đẹp, trung tâm...
 
Nhiều nhà hàng, khách sạn của người Trung Quốc mọc lên ở Đà Nẵng. (Ảnh: Đoàn Nguyên/Zing.vn)
Theo chương trình làm việc tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XIV, từ ngày 4/6 đến 6/6, phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Quốc hội sẽ diễn ra. Bộ trưởng Bộ Công an, đại tướng Tô Lâm, sẽ là thành viên Chính phủ đầu tiên đăng đàn.
Trước đó, trong một kiến nghị được gửi tới Quốc hội sau kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá XIV, cử tri TP.Đà Nẵng phản ánh: “Hiện nay, ở các địa phương, vùng miền của đất nước đều có sự xuất hiện của người Trung Quốc, nhất là các dự án kinh tế, nhà máy đặt ở các vùng nhạy cảm về an ninh quốc gia, như: Bô xít ở Tây Nguyên, Formosa ở Hà Tĩnh... và khu vực dọc theo bờ biển của miền Trung. Cử tri kiến nghị Chính phủ cần có sự xem xét cẩn trọng, cảnh giác với thực trạng này để đảm bảo vấn đề an ninh chủ quyền quốc gia”.
Trả lời kiến nghị của cử tri TP.Đà Nẵng, Bộ Công an cho biết, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn của Việt Nam, hiện đang triển khai 6.175 dự án với tổng vốn đăng ký khoảng 65 tỷ USD. Các dự án của Trung Quốc có ở hầu hết các địa phương, tập trung chủ yếu ở thành phố lớn, khu kinh tế trọng điểm, các tỉnh ven biển, biên giới và trên nhiều lĩnh vực khác nhau.
Các dự án đã góp phần vào sự phát triển kinh tế của nước ta nói chung, các vùng miền có dự án đầu tư nói riêng; đồng thời củng cố, tăng cường mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước.
Tuy nhiên, một số dự án do Trung Quốc làm chủ đầu tư còn một số vấn đề phức tạp, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, như: Một số dự án bỏ vốn đầu tư thấp, sử dụng công nghệ, thiết bị lạc hậu, giá thành rẻ, chất lượng thấp, thời gian thực hiện kéo dài; Chưa quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường; Nhà thầu lợi dụng kẽ hở quy định về quản lý lao động, quản lý xuất, nhập cảnh để đưa lao động phổ thông vào Việt Nam hoặc sử dụng lao động người Trung Quốc trái phép (không có giấy phép lao động, sử dụng visa du lịch, làm giả giấy tờ, hồ sơ hợp pháp hóa lãnh sự)...
Bên cạnh đó, tình trạng doanh nghiệp, cá nhân người Trung Quốc “núp bóng” người Việt mua bán bất động sản tại các khu vực ven biển để chuyển mục đích sử dụng sang đất thương mại, dịch vụ hoặc thuê diện tích đất dọc ven biển, khu vực biên giới biển, biên giới đất liền; thâu tóm các vị trí đất đẹp, trung tâm...
Ngoài ra, số lượng người Trung Quốc vào Việt Nam du lịch, công tác, học tập tăng nhanh đi cùng với nhu cầu sở hữu, thuê, mua nhà ở tập trung đông đúc, lập gia đình, sinh con nhưng không đăng ký với chính quyền địa phương; nhiều trường hợp không tuân thủ pháp luật Việt Nam, gây mâu thuẫn với người dân địa phương, thậm chí sang Việt Nam hoạt động phạm tội, trốn truy nã...
Trước tình hình đó, Bộ Công an đã tham mưu với Đảng, Nhà nước ban hành nhiều chủ trương, chính sách chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý hoạt động của các doanh nghiệp, người nước ngoài hoạt động tại Việt Nam ngay từ khâu thẩm định, cấp phép, kiểm tra, giám sát các dự án.
Đồng thời, Bộ Công an đã kiến nghị các Bộ, ngành chức năng rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến năng lực, điều kiện hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài; khắc phục tình trạng dự án “treo”, nhà đầu tư nước ngoài thâu tóm, chuyển nhượng dự án trái phép... Và chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương tập trung điều tra, nắm tình hình hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài; kịp thời phát hiện các vi phạm về hợp đồng, tiêu chuẩn kỹ thuật, không đảm bảo yêu cầu về môi trường, sử dụng lao động trái phép... để đề xuất biện pháp xử lý; nâng cao hiệu quả quản lý xuất nhập cảnh, cư trú, đi lại đối với người nước ngoài tại Việt Nam...
P.V (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

“Khoác áo mới” cho đô thị vào xuân

“Khoác áo mới” cho đô thị vào xuân

(GLO)- Tại khắp các địa phương trong tỉnh Gia Lai, công tác chỉnh trang đô thị đang được khẩn trương thực hiện, bảo đảm sáng-xanh-sạch-đẹp phục vụ Nhân dân vui xuân, đón Tết Nguyên đán 2025 và chào mừng đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030.

Kbang: Làm đẹp không gian đô thị chào đón Xuân mới. Ảnh: Ngọc Minh

Kbang làm đẹp không gian đô thị chào đón Xuân mới

(GLO)- Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 đang đến gần, cơ quan chức năng và người dân huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) đang khẩn trương chỉnh trang đô thị, làm đẹp các tuyến đường góp phần tạo diện mạo phố xá sáng-xanh-sạch-đẹp đón mừng Xuân mới.

Nhiều bạn trẻ đã đặt lịch chụp ảnh từ sớm để đón Tết Nguyên đán 2025 (ảnh nhân vật cung cấp).

Dịp Tết, nhiều dịch vụ “ăn nên làm ra”

(GLO)- Ngay từ đầu tháng Chạp, nhu cầu đăng ký, sử dụng các dịch vụ trong dịp Tết như chụp ảnh, dọn nhà, giặt ủi... của người dân tăng cao. Đây cũng là khoảng thời gian các doanh nghiệp, cơ sở hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ này “ăn nên làm ra”.

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Khảo sát của Viện nghiên cứu Kinh tế - Tài chính - Bất động sản Dat Xanh Services (DXS-FERI) cho thấy, tỷ lệ khách hàng mua để ở giảm từ 59,5% của năm 2023 xuống 44,9% trong năm 2024. Đáng chú ý, đã xuất hiện 10% khách hàng đầu tư lướt sóng trong năm 2024, so với chỉ 1,5% trong năm 2023.