Có nên 'câu giờ' khi nhận được cuộc gọi lừa đảo?

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Các cuộc điện thoại lừa đảo xuất hiện ngày càng nhiều với hình thức tinh vi, vậy bạn nên làm gì khi nhận được cuộc gọi này, liệu có nên "câu giờ"?

Mặc dù chiêu trò lừa đảo thông qua các cuộc gọi điện thoại không còn quá xa lạ và được cảnh báo thường xuyên, nhiều người vẫn bị rơi vào bẫy của bọn tội phạm trong những lúc mất cảnh giác. Nhiều người khác băn khoăn về việc có nên câu giờ khi nhận được cuộc gọi lừa đảo, và nên làm gì trong tình huống này.

Có nên "câu giờ" khi nhận được cuộc gọi lừa đảo?

Không ít người đã mắc bẫy lừa đảo do quá lo lắng, sợ hãi khi bất ngờ nhận được cuộc gọi mạo danh các cơ quan công quyền. Họ không thể dứt ra khỏi cuộc gọi, để kẻ lừa đảo dẫn dắt làm lộ thông tin cá nhân, bị mất số tiền lớn. Ngoài ra còn các trường hợp nhận cuộc gọi "từ nhà mạng" mất hàng chục triệu đồng trong tài khoản ngân hàng, nhận cuộc gọi "từ bệnh viện" mất cả trăm triệu đồng, nhận cuộc gọi làm cộng tác viên bán hàng online mất cả tỷ đồng...

Dù không bị lừa, nhiều người rất bực vì thường xuyên bị những cuộc gọi như vậy quấy nhiễu nên cố tình "giả ngốc" tiếp chuyện để những kẻ tội phạm không đạt được mục đích mà vẫn tốn cước phí, mất thời gian.

Vậy có nên "câu giờ" khi nhận được cuộc gọi lừa đảo? Câu trả lời là không nên. Câu trả lời là không. Theo lời khuyên của ông Ngô Minh Hiếu - chuyên gia an ninh mạng và điều tra số tại Trung tâm Giám sát An toàn thông tin Việt Nam - trên Dân Trí, cách tốt nhất là cúp máy ngay lập tức.

Có nên 'câu giờ' khi nhận được cuộc gọi lừa đảo? (Ảnh: Irishtimes)

Có nên 'câu giờ' khi nhận được cuộc gọi lừa đảo? (Ảnh: Irishtimes)

Kẻ gian sẽ không thể lấy cắp thông tin của người dân nếu họ chỉ nhấc máy, nói chuyện "câu giờ". Tuy nhiên trong quá trình nói chuyện, người dân có thể sẽ bị dẫn dụ, đe doạ, bôi nhọ..., từ đó gây ra các hệ luỵ khôn lường.

Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an, khuyến cáo người dân cảnh giác, đề phòng các cuộc gọi từ số lạ, các cuộc gọi dọa khóa thuê bao.

Khi nhận được các tin nhắn, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo, cần lưu lại bằng chứng (tin nhắn hoặc ghi âm cuộc gọi) và phản ánh tới doanh nghiệp viễn thông quản lý thuê bao để yêu cầu xử lý. Bên cạnh đó, người dân cần cung cấp bằng chứng tới cơ quan công an gần nhất để đề nghị xử lý vi phạm theo pháp luật.

Cơ quan công an khuyến cáo người dân tuyệt đối không làm theo bất kỳ yêu cầu nào từ các tin nhắn, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo như đã nói ở trên.

Nhận biết cuộc gọi lừa đảo

Các chuyên gia khuyến cáo khi nhận được những cuộc gọi có nội dung dưới đây thì nên tắt máy vì đó thường là các "bẫy" của bọn lừa đảo:

- Cuộc điện thoại mà người ở đầu dây bên kia nói đúng họ và tên, ngày tháng năm sinh, số căn cước công dân, địa chỉ nhà ở của bạn, nhất là khi đầu dây bên kia nói "Yêu cầu anh/chị hợp tác...".

- Nếu bạn nhận được tin nhắn thông báo sim điện thoại sẽ bị khóa sau 2 giờ nữa nếu không nâng cấp lên sim 4G hoặc 5G, sau đó có người gọi điện, tự xưng là nhân viên nhà mạng, đọc chính xác nhiều thông tin cá nhân của bạn rồi yêu cầu bạn nhắn tin theo hướng dẫn để nâng cấp sim điện thoại, tuyệt đối đừng nghe theo.

- Những cuộc gọi lạ với lời mời chào hấp dẫn về hoa hồng (có thể lên đến hàng chục phần trăm nếu ứng tiền ra trước) cũng là lừa bịp. Có những người sau khi hưởng số tiền nhỏ đã tin tưởng ứng ra số tiền lớn và đó là khi khi kẻ lừa đảo lộ mặt.

Có thể bạn quan tâm

Lại xuất hiện hack Facebook để mượn tiền

Lại xuất hiện hack Facebook để mượn tiền

Mặc dù đã được cơ quan chức năng cảnh báo, nhưng thời gian gần đây trên địa bàn tỉnh lại xuất hiện việc đối tượng lấy cắp tài khoản (hack) Facebook cá nhân để nhắn tin messenger cho người thân, bạn bè của chủ tài khoản để hỏi mượn tiền, nhờ chuyển tiền.

Các lọ tinh dầu thuốc lá điện tử được thu giữ. Ảnh nguồn cand.com.vn

Cảnh báo việc bơm tinh chất chứa ma túy vào thuốc lá điện tử bán cho học sinh, sinh viên

(GLO)-Công an tỉnh Phú Thọ thông tin, thời gian gần đây, các đối tượng phạm tội thường mua các lọ tinh dầu chứa chất ma túy MDMB-BUTINACA trên các trang mạng xã hội, sau đó về pha loãng bằng các loại dung dịch khác nhau rồi bơm vào các Pod thuốc lá điện tử và bán cho học sinh, sinh viên để kiếm lời.

Công an huyện Đức Cơ ngăn chặn nhiều vụ lừa đảo trên không gian mạng

Công an huyện Đức Cơ ngăn chặn nhiều vụ lừa đảo trên không gian mạng

(GLO)- Thời gian gần đây, nhiều người dân ở huyện Đức Cơ  (tỉnh Gia Lai) bị tội phạm sử dụng công nghệ cao lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trước tình hình đó, Công an huyện đã nỗ lực triển khai các biện pháp nghiệp vụ để đấu tranh, ngăn chặn hoạt động của tội phạm lừa đảo trên không gian mạng.