Có gì ở hòn đảo 'cô đơn' nhất thế giới

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Hòn đảo nằm ở vùng hẻo lánh xa xôi nhất thế giới, gần như tách biệt với mọi thứ. Nó được coi là hòn đảo "cô đơn" nhất.
Nếu như nhắc tới những nơi xa xôi ít người lui tới, bạn có thể nghĩ ngay tới bãi cát trắng bên biển Tahitian, hay một nơi nào đó thuộc vùng Caribbean. Nhưng ít người biết rằng, có một nơi tồn tại trên trái đất này, được coi là "cô đơn và hẻo lánh nhất". Bouvet là một nơi như thế. Nó nằm ở giữa của Nam Phi và Nam Cực.
Hòn đảo cô đơn nhất thế giới không người ở
Hòn đảo cô đơn nhất thế giới không người ở
Đảo Bouvet trước đây có tên gọi là đảo Liverpool hay Lindsay, là hòn đảo núi lửa ở cận Nam Cực, về phía đông nam mũi Hảo Vọng (Nam Phi). Bouvet là khu vực tự trị của Na Uy và không dính dáng tới Hiêp ước châu Nam Cực, vì nó nằm về phía bắc của vĩ độ giới hạn vùng hiệp ước.
 Bao xung quanh đảo là những tảng băng khổng lồ
Bao xung quanh đảo là những tảng băng khổng lồ
Đây là hòn đảo nơi xa xôi nhất thế giới, cũng cô đơn nhất vì không có người sinh sống. Với diện tích 49 km2, tới 93% diện tích nơi này bao phủ bởi những dòng sông băng ngăn cách bờ biển phía nam và phía đông.
Khu dân cư gần nhất với Bouvet là đảo Tristan da Cunha. Nơi này có cư dân rất thưa thớt, chỉ 271 người. Trong khi đó, khoảng cách từ Bouvet tới Tristan da Cunha lên đến 1404 dặm (hơn 2200km). Điều này càng cho thấy Bouvet "cô đơn" đến mức nào.
Nơi này không có người ở và chỉ phục vụ việc nghiên cứu
Nơi này không có người ở và chỉ phục vụ việc nghiên cứu
Điều kiện tự nhiên trên đảo Bouvet rất khắc nghiệt, địa thế băng bao phủ và tập trung nhiều núi lửa. Thực vật chỉ giới hạn là rêu và địa y. Trong khi đó, hải cẩu, hải âu và chim cánh cụt là những cư dân duy nhất trên đảo. Bởi vậy, con người không hề sinh sống ở Bouvet.
Để đến được hòn đảo cô đơn là cả hành trình dài đầy khó khăn. Không dễ dàng tiếp cận Bouvet khi xung quanh nó là những tảng băng khổng lồ vây quanh. Để tới đây dễ dàng nhất, người ta chỉ có thể dùng máy bay trực thăng. Chính bởi địa hình hiểm trở, vị trí xa xôi và điều kiện thổ nhưỡng khắc nghiệt, nơi này hiếm khi đón khách tới tham quan, mà chỉ sử dụng với mục đích nghiên cứu.
Xác con tàu đắm từ năm 1964 trên đảo đến nay vẫn là một bí ẩn. Hành tung của khách trên tàu đi đâu, còn sống hay chết không ai nắm rõ
Xác con tàu đắm từ năm 1964 trên đảo đến nay vẫn là một bí ẩn. Hành tung của khách trên tàu đi đâu, còn sống hay chết không ai nắm rõ
Đến thời điểm này, rất ít người từng đặt chân tới đảo. Năm 1964, người ta phát hiện thấy xác một con thuyền bỏ rơi bên đảo. Tuy nhiên không ai biết chủ nhân của con thuyền là ai, và tung tích của họ ra sao, còn sống hay đã chết.
Dù không có người ở nhưng đảo Bouvet vẫn có tên miền quốc gia cao cấp nhất dù nó không được dùng.
Hoàng Hà (Dantri)
Theo Ctrip/WK

Có thể bạn quan tâm

Mãn nhãn cùng hội hoa dã quỳ Chư Đang Ya

Mãn nhãn cùng hội hoa dã quỳ Chư Đang Ya

(GLO)- Qua 3 ngày đầu diễn ra với nhiều chương trình ý nghĩa (từ ngày 8 đến 10-11), Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya 2024 để lại ấn tượng đẹp trong lòng du khách về một vùng đất, một loài hoa đã góp phần làm nên biểu tượng của du lịch Gia Lai.

Các sản phẩm đặc trưng địa phương hút khách tại Tuần lễ Hoa Dã Quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

Các sản phẩm đặc trưng địa phương hút khách tại Tuần lễ Hoa Dã Quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

(GLO)- Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya đang tổ chức tại khu vực nhà rông làng Ia Gri (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai). Đây không chỉ là dịp để du khách chiêm ngưỡng vẻ đẹp rực rỡ của loài hoa dã quỳ, mà còn là cơ hội để thưởng thức những sản phẩm đặc trưng của địa phương.

Du khách rộn ràng check-in Tuần lễ Hoa Dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

Du khách rộn ràng check-in Tuần lễ Hoa Dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

(GLO)- Vào dịp cuối năm, khu vực núi lửa Chư Đang Ya (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh)  khoác lên mình chiếc áo vàng óng ả của những vạt hoa dã quỳ bung tỏa. Năm nay, Tuần lễ Hoa Dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya với nhiều hoạt động thú vị đã thu hút rất đông du khách đến trải nghiệm, check-in.

Rộn ràng chợ phiên Đăk Rơ Wa

Rộn ràng chợ phiên Đăk Rơ Wa

Đa dạng các sản phẩm cây nhà lá vườn đã được những người nông dân chất phác ở xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum đưa ra chợ phiên từ sáng thứ 7.

Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh diễn ra vô cùng hấp dẫn. Ảnh: PHẠM QUÝ

Hội tụ bản sắc văn hóa vùng biên

(GLO)- Qua 5 lần tổ chức, Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh và Liên hoan văn hóa cồng chiêng huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã trở thành sự kiện tôn vinh, quảng bá bản sắc văn hóa đặc trưng của vùng đất nơi biên cương Tổ quốc.