Cô gái bị bệnh K vẫn miệt mài làm thiện nguyện

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
"Cho đi là còn mãi" hay "cho đi là nhận lại nụ cười" chính là châm ngôn sống của Nguyễn Thị Thương, cô gái 24 tuổi mắc ung thư giai đoạn cuối. Với Thương, liều thuốc tốt nhất chính là nhận lại nụ cười từ những hoàn cảnh khó khăn được cô giúp đỡ.

Nể phục, có lẽ là những gì mà chúng tôi dành cho Nguyễn Thị Thương (24 tuổi, thôn Tân Đức, xã Triệu Thành, H.Triệu Phong, Quảng Trị) khi nghe về hoàn cảnh của cô gái trẻ. Dù phát hiện ung thư buồng trứng giai đoạn cuối khi chỉ mới 21 tuổi, Thương vẫn luôn giữ cho mình sự lạc quan, yêu đời và thương người.

Năm 19 tuổi, Thương lập gia đình rồi sinh con không lâu sau đó. Tuy nhiên, sau khi sinh con Thương bất ngờ phát hiện mắc ung thư buồng trứng giai đoạn cuối.

"Khi phát hiện bệnh, tôi lo sợ lắm, khóc rất nhiều vì lỡ có chuyện gì thì ai nuôi con. Tệ hơn khi tình trạng bệnh đã rất nặng, di căn ở các vùng khác", Thương chia sẻ. Chạy vạy khắp nơi, Thương xoay xở kiếm tiền để vào Huế điều trị nhưng mọi thứ như đổ sụp với cô gái trẻ khi thuốc không phù hợp, bệnh chỉ nặng hơn chứ không giảm bớt.

Thương khoe thành tích trong vòng 1 tháng nhận được 7 bằng khen của các địa phương về công tác thiện nguyện.ẢNH: BÁ CƯỜNG

Thương khoe thành tích trong vòng 1 tháng nhận được 7 bằng khen của các địa phương về công tác thiện nguyện.ẢNH: BÁ CƯỜNG

Tại Bệnh viện T.Ư Huế, mỗi lần vào điều trị Thương lại trở thành "nguồn động lực" của các bệnh nhân khác, nhiều người nể phục ý chí kiên cường của cô.

"Tôi vào điều trị nhưng thấy các bệnh nhân ở đây đáng thương quá, nhiều người không có cơm ăn. Những lúc đó, tôi bỏ tiền túi ra giúp họ, không nhiều nhưng giúp được vài ba người cũng vui lắm rồi", Thương chia sẻ.

Sau một thời gian điều trị không hiệu quả, Thương tạm thời ngưng xạ trị. Cô trở về nhà và tiếp tục theo những chuyến xe đi vào các xã A Vao, A Bung (cùng thuộc H.Đakrông) để nấu các bữa ăn miễn phí, phát cơm, cắt tóc cho người nghèo. Mỗi khi biết những hoàn cảnh trẻ mồ côi bị bỏ rơi hay những người qua đời vì tai nạn, Thương đều đứng ra kêu gọi các nhà hảo tâm ủng hộ để giúp đỡ cho các trẻ có sữa, có áo quần hay những người nghèo xấu số có áo quan, lo tang lễ…

Thương nhận ra tinh thần của mình luôn tươi tắn, mạnh khỏe mỗi khi giúp người, giúp đời… và đó là "liều thuốc" để cô gái trẻ chiến đấu với căn bệnh hiểm ác. "Thời điểm tôi mới vào điều trị, gian phòng ở bệnh viện có khoảng 30 người cũng bị K, phần lớn đều không thể chống chọi nổi với bệnh tật, số khác thì đã bị căn bệnh bào mòn đến liệt giường. Tôi nghĩ bản thân mình đến giờ vẫn còn sức để đi khắp nơi chính là nhờ luôn giữ một tinh thần lạc quan", Thương chia sẻ.

Có dịp đồng hành cùng Thương trong chuyến đi phát thức ăn cho các bệnh nhân tâm thần tại Trung tâm bảo trợ xã hội 1 tỉnh Quảng Trị, chúng tôi bất ngờ với tinh thần cũng như sự năng động của một cô gái đang mang bạo bệnh trong người. Đáng ra Thương là người cần được giúp đỡ, động viên… nhưng chính cô lại giữ vai trò động viên, chuyện trò với các bệnh nhân với nụ cười tươi luôn nở trên môi. "Tháng 30 ngày thì hết 27 ngày tôi đi làm thiện nguyện. Các anh chị trong nhóm cũng "nể" vì sức đi của tôi, chẳng cần biết là quãng đường dài, khó khăn đến đâu, miễn giúp đỡ được mọi người thì tôi không ngại nắng mưa, bệnh tật", Thương lạc quan.

Hiện tại, vì chưa tìm ra loại thuốc phù hợp, vẫn phải tạm ngưng điều trị, không biết tương lai của cô gái trẻ sẽ ra sao. Nhưng với Thương, cô luôn biết được công việc mình đang làm không chỉ là mang lại niềm vui, tiếng cười cho những người nghèo mà còn là "liều thuốc" quý giá để chính cô tiếp tục vượt qua, chiến đấu với căn bệnh hiểm nghèo.

Theo Bá Cường (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Lớp thư pháp đặc biệt dành cho trẻ em khuyết tật

Lớp thư pháp đặc biệt dành cho trẻ em khuyết tật

(GLO)- Lớp học có tên là “Thư pháp An Yên” dành cho các em nhỏ tại Trung tâm Phát triển giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật An Yên (TP. Pleiku). Dù bị câm điếc, tự kỷ, thiểu năng trí tuệ, song khi tham gia lớp học, nhiều em đã bộc lộ niềm yêu thích đặc biệt với nghệ thuật thư pháp.
Tiến sĩ trẻ đam mê công tác xã hội

Tiến sĩ trẻ đam mê công tác xã hội

Đó là TS Hoàng Viết Hiền, giảng viên Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM, người lập nhóm từ thiện Thiện Tâm, trực tiếp hướng dẫn các bạn trẻ làm việc thiện, sống tử tế trong nhiều năm qua.