Sang Cộng hòa Czech cách đây 20 năm, vợ chồng chị Giáp Thị Lan đã trải qua nhiều giai đoạn khó khăn trước khi có được cuộc sống ổn định ở thủ đô Praha. Hiện tại, gia đình chị có 4 nhà hàng bán đồ ăn Việt với hơn 50 nhân công. Thành đạt trong kinh doanh, có hai cậu con trai giỏi giang, chị Lan còn thực hiện được ước mơ lãng mạn từ thuở ấu thơ: Một vườn hoa hồng trăm loại nở rực rỡ.
Năm 2013, chị Lan mua được ngôi nhà nằm trên khu đất rộng 1.000 m2. Khi đó, mảnh vườn còn hoang sơ, đầy sỏi đá. Lúc ấy, bà chủ nhà hàng Việt dự định làm một vườn hoa hồng, cây ăn quả. Nhưng chị lại chưa từng trồng trọt bao giờ nên ông xã cũng không tin chị làm được, nghĩ chị sẽ làm mọi thứ bề bộn và nhanh chóng bỏ cuộc. Chị vẫn quyết tâm lặng lẽ trồng hoa trên khoảng đất 600 m2.
Lúc đầu chưa có kinh nghiệm, chị làm không có kế hoạch, chú chó nuôi trong nhà hay đào đất làm hỏng các cây vừa trồng nên nhiều lúc chị tức phát khóc. Chồng thương vợ vất vả nên bắt tay vào giúp làm hàng rào bảo vệ cây.
Sau hơn ba năm, hoa trong vườn nở rộ kín các vòm cây, trái chín trĩu cành. Bạn bè tới chơi đều trầm trồ, thích thú tạo dáng chụp ảnh cùng. Khi đó, chồng và các con chị cũng thấy yêu thích và tự hào về công sức của mẹ. Ông xã thường đưa chị đi các hội chợ, nhà vườn để chị có thể mua được những giống cây đẹp.
Bận rộn mở nhà hàng, mở lớp dạy nấu món ăn Việt nhưng mỗi ngày, chị Lan đều dành 1,5 tiếng để tưới cây. Mọi người khuyên chị thuê người hỗ trợ nhưng chị vẫn thích tự làm vì biết chính xác mỗi cây cần chăm sóc như thế nào và chị luôn muốn gần gũi với thiên nhiên.
Khi đã thành thạo công việc làm vườn, chị Lan vẫn nhớ mãi những ngày đầu bỡ ngỡ không biết khi nào trồng loại gì, bón phân ra sao, loại cây nào chịu đựng được thời tiết giá lạnh của đông. Nhưng rất may mắn chị được những người bán cây ở địa phương chỉ dẫn nhiệt tình.
Nghiêm khắc trong công việc nhưng khi trở về với khoảng vườn hoa lá, chị Lan lại trở về với nữ tính. Chị cũng hay diện đồ đẹp để lưu lại khung cảnh mỗi khi hoa nở rực rỡ. Trong vườn bố trí những mái vòm trắng như trong truyện cổ tích, chỗ ngồi uống trà, nướng BBQ cho cả gia đình. Chị chỉ thuê thợ khi cần làm lối đi uốn lượn quanh vườn.
Mỗi sáng thức dậy, chị lại dành thời gian ra vườn, ngồi uống cà phê ngắm hoa, cắt tỉa cành, phấn chấn nghe tiếng chim hót giữa mùi hương hoa ngào ngạt. Hai cậu con trai thỉnh thoảng ra vườn giúp mẹ và tìm hiểu thêm về các loại cây hoa của gia đình.
Ở Praha cũng có nhiều gia đình sở hữu vườn rộng nhưng chủ yếu là thuê người thiết kế nên quy hoạch ngăn nắp hơn. Nhưng chị Lan muốn tự làm và để cây cối mọc tự nhiên bởi chị thích sự mộc mạc, dân dã.
Chị không thể tính đã chi bao nhiêu tiền cho khu vườn mà chỉ biết rằng đã bỏ ra rất nhiều công sức, tâm huyết. Chị dự tính sẽ làm thêm một hồ cá với cây cầu bắc ngang cho phong cảnh thêm hữu tình.
Ngày 13.10, Công ty TNHH SOLRISE Nhơn Phú tổ chức lễ cất nóc tháp CTA3 tại công trường dự án nhà ở xã hội Nhơn Phú 2, đường Tây Sơn, P.Nhơn Phú, TP.Quy Nhơn (Bình Định).
(GLO)- Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung vừa ký ban hành Quyết định số 559/QĐ-UBND về việc công bố danh mục gồm 15 thủ tục hành chính mới, 7 thủ tục hành chính bãi bỏ trong lĩnh vực nhà ở thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Xây dựng.
(GLO)- Chỉ duy nhất Hà Nội mới có cửa ô - nơi lưu giữ ký ức về những cổng thành của kinh thành Thăng Long xưa, chứa đựng những câu chuyện hấp dẫn về một thời kỳ lịch sử của vùng đất kinh kỳ.
(GLO)- Ngày 6-10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 102/CĐ-TTg về việc đẩy mạnh triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước.
(GLO)- Ủy ban nhân dân huyện Đak Đoa vừa có Báo cáo số 297/BC-UBND về nội dung và kế hoạch điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng thị trấn Đak Đoa (mở rộng) đến năm 2030.
(GLO)- Thực hiện phong trào toàn dân chung tay xây dựng cảnh quan, môi trường nông thôn xanh-sạch-đẹp, các cơ quan, tổ chức chính trị-xã hội huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) đã triển khai nhiều mô hình hay, cách làm phù hợp.
Tại hội nghị quán triệt, triển khai Nghị quyết 136 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.Đà Nẵng vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao việc từ năm 2001.
Gia Nghĩa đang dần biến những mục tiêu, khát vọng thành hiện thực, xứng tầm là đô thị hạt nhân, làm động lực phát triển cho các tiểu vùng tỉnh Đắk Nông.
(GLO)- Khai thác thế mạnh về điều kiện tự nhiên, cảnh quan môi trường để xây dựng đô thị có bản sắc riêng gắn với phát triển du lịch, dịch vụ và các giá trị văn hóa bản địa là mục tiêu mà TP. Pleiku đang tập trung hướng tới thông qua các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết.
(GLO)- Hiện nay, khu vực tập kết, xử lý rác thải tạm thời của thị trấn Ia Ly (huyện Chư Păh) đã quá tải và chưa được xử lý đúng quy trình, làm ảnh hưởng đến môi trường và đời sống người dân.
(GLO)- Cùng với yếu tố môi trường, đề án xây dựng đập dâng trên sông Ba là yếu tố “cộng hưởng” để thị xã An Khê có thêm điều kiện phát triển, sớm trở thành đô thị loại III và định hướng phát triển thành thành phố thuộc tỉnh Gia Lai sau năm 2035.
Số liệu vừa được Cục Thống kê TP HCM công bố cho thấy bức tranh kinh tế-xã hội 8 tháng đầu năm 2024 của thành phố tiếp tục phục hồi-bao gồm sản xuất công nghiệp, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ, kim ngạch xuất nhập khẩu, giải ngân đầu tư công...
Hơn 1 triệu người dân các tỉnh Gia Lai, Phú Yên ngày đêm bức xúc, mong ngóng các bộ, ngành khắc phục "sai lầm thế kỷ" khi quy hoạch thủy điện An Khê - Ka Nak, trả lại nước cho sông Ba.
Những con số về tỷ lệ đất công viên, cây xanh tại TP.Đà Nẵng, nơi được mệnh danh là 'thành phố đáng sống', thật sự đáng suy ngẫm, nhất là ở thời điểm miền Trung đang ở trong những ngày nắng nóng như thiêu như đốt.
(GLO)- Môi trường sống của chúng ta đang bị đe dọa bởi ô nhiễm tiếng ồn, khói bụi, rác thải và thiên tai địch họa. Để góp phần làm cho môi trường xanh sạch hơn, mỗi người cần tự hình thành những thói quen nhỏ hàng ngày.
Để đưa tỉnh Kon Tum lên một tầm cao mới, đòi hỏi biết bao nỗ lực của những bàn tay, khối óc của cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trong tỉnh cùng kề vai sát cánh, biến mục tiêu đề ra thành hiện thực.
Sống trên núi, nhưng lại không có đất để san lấp các công trình, dự án, chủ đầu tư phải xuống các huyện miền xuôi mua đất với quãng đường vận chuyển hàng trăm ki lô mét. Nghịch lý này đang diễn ra ở các huyện miền núi Nghệ An.
Khởi công từ năm 2019, kế hoạch thông xe cuối năm 2020, nhưng sau nhiều lần trì hoãn, đến đầu tháng 8/2024, dự án mở rộng đường đê Âu Cơ-Nghi Tàm (Hà Nội) mới cơ bản hoàn tất.