Chuyện tình của 2 'Quả Cầu Vàng'

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
“Những cuộc trò chuyện, tán tỉnh của chúng tôi lạ lắm, nào là thảo luận về tạp chí quốc tế, giáo sư nào nổi tiếng, hướng nghiên cứu thế nào, rồi thực hành thí nghiệm ra sao… như một “gia vị” không thể thiếu mỗi ngày”.

Đó là chia sẻ của TS. Nguyễn Hồ Thuỳ Linh về chuyện tình yêu của mình với chồng là PGS.TS Đoàn Lê Hoàng Tân. Cả hai nhà khoa học trẻ hiện công tác tại Trung tâm Nghiên cứu Vật liệu Cấu trúc Nano và Phân tử (ĐHQG-HCM), và đều từng nhận giải thưởng khoa học công nghệ Quả Cầu Vàng.

Tình yêu bắt đầu từ phòng thí nghiệm

Từ miền quê Bình Định, cô gái nhỏ nhắn Nguyễn Hồ Thuỳ Linh (SN 1990) bước chân vào giảng đường với ước mơ làm cô giáo. Thùy Linh chọn theo học ngành Hoá học của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQG-HCM), để thỏa trí tò mò các thành phần màu sắc của lá cây. “Suốt 4 năm học đại học, tôi chẳng nghĩ gì xa xôi hay phấn đấu trở thành một nhà nghiên cứu. Mọi chuyện đến với tôi theo lẽ tự nhiên mà người ta hay gọi đó là duyên nợ”, TS. Linh kể.

Năm 2012, khi đang là sinh viên năm cuối, Thùy Linh được phân công làm đề tài tốt nghiệp dưới sự hướng dẫn của giảng viên trẻ Đoàn Lê Hoàng Tân (SN 1987, quê ở Bình Dương). Ấn tượng đầu tiên về người thầy hướng dẫn trong chị là sự lạnh lùng, nghiêm khắc nhưng rất truyền cảm hứng khi say mê nói về những thí nghiệm hoá học. Từ những cuộc tranh luận căng thẳng về hoá học, hay sự đồng tâm hiệp lực khi cùng thực hành các thí nghiệm với thầy hướng dẫn, hóa học dần dần ngấm vào tâm trí chị.

Vì thế, ngay sau khi tốt nghiệp, Thùy Linh gác lại ước mơ trở thành cô giáo, chọn ở lại phòng nghiên cứu với định hướng trở thành một nhà nghiên cứu tập trung. Sau 3 năm sống với tình yêu hoá học, tình cảm, sự ngưỡng mộ của chị với người thầy hướng dẫn cũng lớn dần theo thời gian, cặp đôi nhà khoa học trẻ chính thức tìm hiểu nhau.

Sau gần 5 năm quen và tìm hiểu, năm 2016, hai nhà khoa học trẻ chính thức về chung một nhà. “Nhiều người hay bảo, vợ chồng chung chỗ làm nhiều khi gặp chuyện khó xử hay nhanh chán nhau. Thậm chí có bạn bè hỏi vui: Nghiên cứu để giải cứu thế giới hay sao? Tôi lại nghĩ khác, nếu không hiểu công việc đối phương, ta sẽ chỉ thấy đó là kết quả của sự cố gắng thông thường. Nhưng khi cùng nghề với chồng, khoảnh khắc tìm ra một giải pháp nhỏ hay được chấp nhận công bố khoa học thôi cũng đã đủ để thấy nể phục nhau hơn. Bởi cả hai cùng nếm trải cuộc sống đằng sau đó”, TS. Linh chia sẻ.

Đi đẻ cũng nói chuyện nghiên cứu

Với vợ chồng chị Linh, hoá học là cuộc sống. Đam mê với hoá học và tình yêu giữa hai người luôn song hành cùng nhau trên một hành trình. “Có những ý tưởng nghiên cứu của tôi bừng sáng và thành công chỉ đơn giản từ sự gợi mở hay gợi ý vu vơ của chồng trong những lúc cùng ăn sáng, hay nấu ăn vào buổi tối. Chẳng hạn như công bố khoa học về vật liệu xúc tác (năm 2019) và cảm biến khí NH3 (năm 2021), đều được xuất bản trên tạp chí khoa học Q1”, nữ tiến sĩ kể.

Vợ chồng nhà khoa học trẻ Hoàng Tân - Thuỳ Linh nên duyên từ những thí nghiệm hoá học. Ảnh: NVCC

Vợ chồng nhà khoa học trẻ Hoàng Tân - Thuỳ Linh nên duyên từ những thí nghiệm hoá học. Ảnh: NVCC

Mặc dù có chồng làm “điểm tựa” trong nghiên cứu khoa học nhưng hành trình nghiên cứu của TS.Linh không có nghĩa “toàn màu hồng”. Một ngày của chị bắt đầu ở phòng nghiên cứu từ 8h sáng, thường 17h kết thúc. Buổi tối ở nhà chị tranh thủ viết báo và sửa khoá luận cho sinh viên. Để có bộ dữ liệu cho một công bố khoa học, chị phải thực hiện chuỗi các mẫu thí nghiệm, mỗi yếu tố khảo sát phải lặp lại độ chính xác từ 3 lần trở lên. Nếu phát hiện có lỗ hổng về số liệu hoặc lệch khỏi xu hướng dự báo, chị sẽ khoanh vùng và thực hành lại thí nghiệm. Trung bình nếu nghiên cứu kết hợp với cộng sự, chị sẽ mất từ 12 đến 15 tháng, nếu nghiên cứu độc lập sẽ mất 2 năm mới có thể xuất bản.

Vợ chồng nhà khoa học PGS.TS Đoàn Lê Hoàng Tân (Quả Cầu Vàng năm 2020, Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2020) và TS. Nguyễn Hồ Thuỳ Linh (Quả Cầu Vàng 2023) hiện làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu Vật liệu cấu trúc Nano và phân tử (ĐHQG-HCM). PGS. Hoàng Tân đã có 71 bài báo đăng trên tạp chí quốc tế Q1 và Q2, 2 sáng chế quốc tế và 2 sáng chế trong nước đang được thẩm định nội dung.

Vừa làm vợ, làm mẹ, làm nhà khoa học, TS. Nguyễn Hồ Thuỳ Linh thừa nhận, không thể cùng một lúc hoàn thành được mọi dự định, nhưng đôi khi lại tạo khoảng nghỉ để tiến xa hơn. “Thời điểm năm 2018, tôi gác lại việc nghiên cứu để sinh con. Khoảnh khắc ở trên giường đau đẻ, chồng tôi vẫn ung dung nói chuyện về nghiên cứu khoa học với tôi... Tôi thắc mắc tại sao ngay cả trong lúc sắp đẻ, anh vẫn nhắc đến chuyện nghiên cứu. Anh bảo, anh kể để tôi quên đi cơn đau”, nữ tiến sĩ kể.

Sau khi sinh con, Thùy Linh nhanh chóng trở lại “đường đua” khám phá hoá học. Tính tới thời điểm hiện tại, TS. Nguyễn Hồ Thùy Linh đã có hơn 40 bài báo khoa học. Trong đó, có 21 bài báo công bố trên tạp chí khoa học quốc tế Q1, 17 bài trên tạp chí khoa học quốc tế Q2, 4 bài trên tạp chí khoa học trong nước, chủ trì 2 đề tài cấp bộ và tương đương.

Không kể nhiều về thành tựu của mình, nữ tiến sĩ trẻ khiêm tốn nói rằng, cô vẫn cần học hỏi nhiều hơn từ người chồng và những nhà nghiên cứu giỏi khác. Và giờ, hai vợ chồng chị có thêm một mối quan tâm đặc biệt nữa là đứa con. “Tôi và chồng đang và sẽ nuôi một mầm non hoá học, cho con tiếp cận sớm với hoá học, từ việc làm xà bông để thổi bong bóng...”, nữ tiến sĩ chia sẻ thêm.

Có thể bạn quan tâm

Lặng lẽ trồng cây giữa thành phố ‏

Lặng lẽ trồng cây giữa thành phố ‏

Có những người con của phố thị, nhưng tâm hồn thì hướng về những ngọn đồi xanh thẳm. Đặng Công Lợi - một công dân trẻ của Đà Nẵng, vì yêu sắc xanh của cây lá, đang từng ngày nhân lên tình yêu trồng cây và gìn giữ môi sinh.

Sống ở TP.HCM: Người hạnh phúc vẽ nên sắc hồng cho bệnh nhân ung thư

Sống ở TP.HCM: Người hạnh phúc vẽ nên sắc hồng cho bệnh nhân ung thư

Hiến tóc cho bệnh nhân ung thư là một trong những hoạt động ý nghĩa nằm trong khuôn khổ chương trình 'Ngày hội Nón hồng' do Mạng lưới Ung thư vú Việt Nam (BCNV) tổ chức. Những mái tóc được gửi đến các bệnh nhân chính là biểu tượng của sự sẻ chia, tiếp thêm sức mạnh để họ tiếp tục chiến đấu.

Gương sáng trong phong trào thi đua quyết thắng

Gương sáng trong phong trào thi đua quyết thắng

(GLO)- Năng động, sáng tạo, nhiệt tình trong mọi công việc và luôn gương mẫu trong các phong trào, hoạt động là nhận xét của đồng chí, đồng đội dành cho Thượng tá Trần Thế Tùng-Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự TP. Pleiku. Anh cũng là tấm gương sáng trong phong trào thi đua quyết thắng.

Gia đình nạn nhân trong vụ mắc kẹt giữa dòng lũ trên sông Ayun đến cảm ơn lực lượng Công an

Gia đình nạn nhân trong vụ mắc kẹt giữa dòng lũ trên sông Ayun đến cảm ơn lực lượng Công an

(GLO)- Chiều 30-9, người nhà của anh Phan Minh Thắng-nạn nhân trong vụ mắc kẹt giữa dòng lũ trên sông Ayun đã đến Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (Công an tỉnh Gia Lai) để gửi lời cảm ơn đến toàn thể cán bộ chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ giải cứu anh Thắng an toàn.

Lớp học 'Cầu vồng' của cô gái bán dừa

Lớp học 'Cầu vồng' của cô gái bán dừa

Mỗi mảnh đời đôi khi đơn điệu đứng một mình, nên Huệ tìm kiếm những mảnh ghép đó để kết nối lại, tạo nên bức tranh đầy màu sắc. Lớp học mang tên 'Cầu vồng' dạy miễn phí cho những em nhỏ hoàn cảnh khó khăn ra đời từ đó...
Cô gái chi 300 triệu đồng biến khu vườn đẹp tựa các đồng quê ở châu Âu

Cô gái chi 300 triệu đồng biến khu vườn đẹp tựa các đồng quê ở châu Âu

Sau 6 năm sinh sống và làm việc tại Hà Nội, Phạm Diệu Linh (30 tuổi) đã quyết định về miền quê tại tỉnh Sơn La làm vườn và lập nghiệp. Tại đây, chị thuê một mảnh vườn gần 1.000 m2, sau đó tự thiết kế, trồng trọt, biến nơi đây đẹp tựa các phim về đồng quê ở châu Âu để sống chậm với thiên nhiên.
Thêm một quán ăn của Gia Lai hướng về Bắc hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Thêm một quán ăn ở Gia Lai hướng về miền Bắc

(GLO)- Trong không khí cả nước cùng hướng về đồng bào miền Bắc, quán bún đậu Nàng Mơ (70 Đinh Tiên Hoàng, TP. Pleiku) đã chung tay hỗ trợ bằng cách không thu tiền ăn mà khách hàng chuyển số tiền phải thanh toán vào tài khoản Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.