Chuyện thường ngày: Cần phân loại rác thải tại nguồn

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Ủy ban nhân dân phường Hội Thương (TP. Pleiku) vừa phát động thí điểm phân loại rác thải. Trên tuyến đường Hùng Vương, phường cho đặt 70 thùng rác được sơn 2 màu (màu xanh-rác thải không tái chế; màu vàng-rác thải tái chế) để người dân nhận biết và thực hiện. Đây là động thái tích cực của TP. Pleiku nhằm hưởng ứng phong trào “Nói không với rác thải nhựa”, đồng thời nâng cao ý thức của người dân trong việc chủ động phân loại rác thải trong sinh hoạt hàng ngày.
Quang cảnh lễ phát động phân loại rác thải tại nguồn. Ảnh: KHÔI NGUYÊN
Quang cảnh lễ phát động phân loại rác thải tại nguồn. Ảnh: P.L
Việc phân loại rác thải tại nguồn thực ra không khó. Tại nhiều địa phương, người dân đã có ý thức phân loại rác thải ngay tại nhà. Rác thải nhựa để vào một bao riêng, rác có thể làm thức ăn cho gia súc, gia cầm sẽ được tái sử dụng; lá, cành, cây khô, giấy… có thể đem đốt tại vườn để làm phân bón. Tại nhiều nơi, điều này được quy định cụ thể trong quy chế, hương ước của địa phương. Nhờ đó mà các gia đình đều chấp hành nghiêm chỉnh.
Phân loại rác thải tại nguồn sao cho hiệu quả phụ thuộc phần lớn vào ý thức của người dân. Thay vì cho tất cả các loại rác vào túi và đợi xe rác đến lấy đi như thói quen, người dân phải tự phân loại rác ra và để đúng nơi quy định. Cần ý thức rằng, với khối lượng rác khổng lồ thải ra môi trường mỗi ngày, việc phân loại rác sẽ giúp giảm tải cho công tác thu gom, xử lý và hạn chế lượng rác thải ra môi trường. Sẽ không tốn nhiều thời gian nếu gia đình nào cũng đặt sẵn ít nhất 2 thùng rác để phân loại.
Việc phân loại rác thải tại nguồn cần nhanh chóng được triển khai thực hiện trong mỗi gia đình dù ở nông thôn hay thành thị. Không chỉ bằng việc kêu gọi, khuyến khích, vận động cam kết trên giấy mà cơ quan chức năng, tổ dân phố hay thôn, làng cần có biện pháp cụ thể, chặt chẽ. Có như vậy mới nhanh chóng phát huy hiệu quả, góp phần làm cho môi trường xanh-sạch-đẹp hơn.
 KHÔI NGUYÊN

Có thể bạn quan tâm

Kbang chú trọng gìn giữ, bảo vệ môi trường

Kbang chú trọng gìn giữ, bảo vệ môi trường

(GLO)- Cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, chỉ đạo triển khai thực hiện thu gom, xử lý rác thải đảm bảo quy định, huyện Kbang cũng đã ưu tiên nguồn lực cho công tác bảo vệ môi trường (BVMT), góp phần gìn giữ cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp.

Ia Grai chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái

Ia Grai chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái

(GLO)- Những năm qua, huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tuyên truyền và triển khai có hiệu quả công tác phân loại, thu gom, xử lý rác thải tại nguồn. Nhờ đó, nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường sinh thái ngày càng chuyển biến tích cực, chất lượng môi trường từng bước được nâng cao.

Đức Cơ gặp khó trong thực hiện tiêu chí hộ nghèo

Đức Cơ gặp khó trong thực hiện tiêu chí hộ nghèo

(GLO)- Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong huy động nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới nhưng đến nay huyện Đức Cơ vẫn gặp nhiều khó khăn, nhất là trong thực hiện tiêu chí hộ nghèo đa chiều. Đến nay, toàn huyện chỉ có 2/9 xã đạt tiêu chí hộ nghèo đa chiều.

Xu hướng thiết kế nhà ở Gia Lai: Không gian sống hiện đại, thân thiện môi trường

Xu hướng thiết kế nhà ở Gia Lai: Không gian sống hiện đại, thân thiện môi trường

(GLO)-

"Nhà là nơi để trở về" điều này không chỉ phản ánh ý nghĩa tinh thần mà còn gợi nhắc tầm quan trọng của việc thiết kế nhà ở nhằm nâng cao chất lượng sống. Nhà ở hiện đại được bố trí không gian xanh thân thiện với môi trường đang trở thành xu hướng tại Gia Lai.

Khẳng định thế và lực

Khẳng định thế và lực

Số liệu vừa được Cục Thống kê TP HCM công bố cho thấy bức tranh kinh tế-xã hội 8 tháng đầu năm 2024 của thành phố tiếp tục phục hồi-bao gồm sản xuất công nghiệp, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ, kim ngạch xuất nhập khẩu, giải ngân đầu tư công...
Cứu sông Ba chờ đến bao giờ?

Cứu sông Ba chờ đến bao giờ?

Hơn 1 triệu người dân các tỉnh Gia Lai, Phú Yên ngày đêm bức xúc, mong ngóng các bộ, ngành khắc phục "sai lầm thế kỷ" khi quy hoạch thủy điện An Khê - Ka Nak, trả lại nước cho sông Ba.