Chuyện thú vị về cây nêu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Với người Việt, cây nêu là cột mốc chủ quyền, là lá bùa trấn trạch trong mỗi gia đình, mỗi con người trước cái ác, cái đen tối, xấu xa. Đó là biểu tượng đem đến sự may mắn, an lành trong một năm mới!
 Ảnh: K.N.B
Ảnh: internet
1.Theo truyền thuyết của người Việt, cây nêu là ý chí chủ quyền đất đai trước quỷ dữ. Xa xưa, quỷ và người lẫn lộn. Quỷ thường tranh đất, đòi con người cống nạp nông sản. Người lam lũ quanh năm không đủ ăn, lại bị trấn lột muôn phần. Đó là cuộc đấu tranh lâu dài giữa cái thiện và cái ác. Trong cuộc đấu tranh khó phân thắng bại ấy, một ngày người được Phật tổ bày cho kế sách đàm phán với quỷ. Theo kế đó, người chỉ lấy phần đất được che bóng bởi chiếc áo cà sa treo trên ngọn tre. Tưởng vậy là quá ít, chẳng đáng phải lo ngại, quỷ gật đầu ưng thuận ngay. Đến khi ra thực địa, Phật đã giúp cho bóng áo cà sa trải rộng khắp nơi. Hết đất, cùng đường quỷ phải trốn ra bể Đông, với lời cầu xin, ngày Tết thì cho quỷ mò về thăm mồ mả tổ tiên.
Từ đó, người Việt có tục “lên nêu” (còn gọi là trồng cây nêu) vào ngày 23 tháng Chạp. Người ta chọn cây tre cao 5-6 m, róc sạch cành để một túm lá tận cùng ngọn. Tre được chôn chặt gốc xuống đất. Trên nêu treo phướn có ghi câu đối đỏ, một số vật dụng, ngoài ra còn treo khánh đất phát âm thanh như chuông gió, khẳng định lãnh thổ chủ quyền. Đó là cây nêu đuổi quỷ, cây nêu phân định ranh giới, báo cho tà quỷ biết đất đã có chủ, không được đến quấy nhiễu... Đây là một phong tục có hàm nghĩa triết lý sâu xa. Cây nêu với sắc màu và âm thanh đặc trưng đã góp phần làm cho ngày Tết của người Việt thêm hương vị ấm áp. Nó tạo cho mỗi gia đình một niềm tin ở những điều an lành tốt đẹp.
2.Ở Tây Nguyên, các dân tộc thiểu số lại dùng cây nêu phổ biến trong các lễ hội. Cây nêu thường là một thân cây lồ ô hoặc cây gỗ cao, có khắc hoa văn. Bốn bên có bốn trụ thấp hơn, thường là cây pơ lang, chôn rất vững chắc, trên đó gắn bốn cây le, có tua hoa. Đây là cột giao cảm giữa người và thần linh.
Trong nhiều lễ hội Tây Nguyên, thường có đâm trâu. Mỗi cuộc đâm trâu như vậy luôn để lại những cây pơ lang. Cây sẽ sống, đâm rễ xuống đất, vươn cành xanh lá lên trời. Tháng ba, pơ lang trổ hoa đỏ cả lưng đồi, mời gọi chim chóc về buôn làng ca hát. Ở đâu có nhiều cây pơ lang, ở đó cuộc sống của dân làng thực sự sung túc. Vì vậy, pơ lang là niềm tự hào của cả khu dân cư. Cũng vì vậy, pơ lang trở thành một thứ cây đơm hoa mùa xuân gần gũi ấm áp trong lòng dân Tây Nguyên qua nhiều thế hệ!
3. Nhân đây, kể thêm chuyện người Trung Quốc, từ cổ đại đã biết dùng “cây nêu đo bóng” (khoảng 800 năm trước Công Nguyên). Từ cây nêu thẳng đứng được gắn vào một tấm đồng, có rãnh nước cân mặt bằng, gọi là “thổ khuê”, người ta đã làm ra rất nhiều công chuyện kỳ tài. Với cây nêu ấy, họ có thể đo bóng để định giờ trong ngày, như một chiếc đồng hồ khá chính xác với những ngày nắng. Cũng từ đó, họ có thể xác định được ngày Đông chí, Hạ chí, Xuân phân, Thu phân. Họ có thể tạo cơ sở để làm lịch số. Cũng với cây nêu, họ có thể tính được độ lệch của Đường Hoàng Đạo.
Đặc biệt, với cây nêu, họ có thể đo bóng để xác định chiều cao từ mặt đất lên mặt trời (theo cách tính các cạnh tam giác vuông). Người ta tính cứ 1.000 dặm về Nam, bóng nêu (trên cùng 1 kinh tuyến) giảm 1 tấc. Đến lúc không còn bóng mặt trời, đó là điểm thẳng đứng với mặt trời. Từ đó người ta tính được khoảng cách giữa mặt đất và mặt trời là 100.000 dặm...! Đặc biệt hơn, người ta còn đo bóng cây nêu để tính khoảng cách giữa các tỉnh thành trên toàn cõi. Người Trung Quốc cổ đại cho rằng, một tấc bóng, tương đương 1.000 dặm. Họ còn dùng cây nêu để biết được trời sao.
 PHẠM ĐỨC LONG

Có thể bạn quan tâm

Núi lửa Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) đã đi vào thơ của tác giả Nguyễn Thanh Mừng. Ảnh: Phạm Quý

Cao nguyên trong thơ Nguyễn Thanh Mừng

(GLO)- Tên tuổi nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng gắn liền với các tập thơ “Rượu đắng”, “Ngàn xưa”, .... Viết không nhiều nhưng thơ ông lại có mặt trong hầu hết các tuyển tập danh tiếng thơ Việt Nam hiện đại. Mấy năm gần đây, ông dành tình thương mến với Tây Nguyên và viết nhiều về vùng đất này.

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

(GLO)- Với đặc thù làm việc trong sự cô đơn, tĩnh lặng, nhiều kỹ thuật viên (KTV) có kinh nghiệm tại một số phòng thu trên địa bàn TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang âm thầm đứng sau những bản thu chất lượng của các ca sĩ chuyên và không chuyên, chắp cánh cho đam mê âm nhạc.

Chuyện về những nhà báo không chuyên

Chuyện về những nhà báo không chuyên

(GLO)- Dù chưa được đào tạo chuyên ngành báo chí, nhưng bằng nhiệt huyết, nhiều cộng tác viên của Báo Gia Lai vẫn luôn nuôi dưỡng niềm đam mê với nghề báo, cần mẫn ghi lại từng khoảnh khắc đời sống ở cơ sở trở thành cánh tay nối dài của tòa soạn trong việc lan tỏa thông tin, kết nối cộng đồng.

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy tròn một thế kỷ của nền báo chí cách mạng Việt Nam, cái tên Thanh Niên luôn mang trên mình một sứ mệnh thiêng liêng; luôn khát khao, ước vọng đồng hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường phát triển.

Vui buồn phóng viên cơ sở

Vui buồn phóng viên cơ sở

(GLO)- Với đội ngũ phóng viên ở cơ sở-những người đang công tác tại các trung tâm văn hóa-thông tin và thể thao (VH-TT-TT), việc vừa khai thác thông tin, chụp ảnh, quay phim, viết tin bài, dựng hình, đọc phát thanh... là chuyện thường ngày.

Độc đáo bộ tem thông tin liên lạc - xưa và nay

Độc đáo bộ tem thông tin liên lạc - xưa và nay

Thông tin liên lạc xưa và nay - Bộ tem như tái hiện quá trình phát triển của ngành viễn thông và báo chí, đưa chúng ta quay trở về những ký ức từ thưở sơ khai với con tem đầu tiên dán trên bức thư tay gói giấy cho đến các hình thức liên lạc, các loại hình báo chí hiện đại như ngày nay.

“Tiếp nối truyền thống 100 năm với tinh thần đổi mới, dấn thân và trách nhiệm”

“Tiếp nối truyền thống 100 năm với tinh thần đổi mới, dấn thân và trách nhiệm”

(GLO)- Đó là chỉ đạo của đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tại hội nghị “Gặp mặt, biểu dương người làm báo tiêu biểu” và trao Giải Báo chí tỉnh Gia Lai lần thứ XIV diễn ra vào chiều 17-6 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

100 năm đồng hành cùng dân tộc

100 năm đồng hành cùng dân tộc

(GLO)- Chúng ta tự hào đã có một nền Báo chí cách mạng với thế hệ những nhà báo-chiến sĩ vừa cầm bút, vừa cầm súng ở tuyến đầu, sẵn sàng hy sinh cho Tổ quốc, với hơn 500 nhà báo là liệt sĩ, nhiều nhà báo mang thương tật suốt đời nhưng vẫn không ngừng lao động, cống hiến cho đất nước, Nhân dân.

Báo chí trong thời đại AI

Báo chí trong thời đại AI

(GLO)- Sẽ không quá khi nói rằng, chúng ta đang ngày ngày hít thở trong bầu không khí “số”. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ nói chung và trí tuệ nhân tạo (AI) đang đưa các ngành nghề vào cuộc chạy đua để không bị tụt hậu. Báo chí càng không ngoại lệ.

 Siu Thu - “Giọng đọc không tuổi”

Siu Thu - “Giọng đọc không tuổi”

(GLO)- Phát thanh viên là người góp phần làm nên chiều sâu cảm xúc cho khán thính giả. Có những giọng đọc qua năm tháng đã trở thành ký ức trong lòng người nghe. Trong số đó, biên dịch viên, phát thanh viên tiếng Bahnar Siu Thu của Báo Gia Lai được ví là “giọng đọc không tuổi”.

null