Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bỏ mũi tiêm vaccine Covid-19 thứ 2?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hàng triệu người Việt Nam đã được tiêm mũi vaccine COVID-19 đầu tiên, nhưng chỉ một số ít trong họ hoàn thành mũi tiêm thứ hai. Dưới đây là những điều cần biết về mũi tiêm vaccine COVID-19 thứ 2.
 
Ảnh: Fox Rothschild
Ảnh: Fox Rothschild
Điều gì xảy ra nếu không tiêm mũi vaccine COVID-19 thứ hai?
CDC gần đây đã xác nhận rằng tiêm đủ hai liều giúp tối ưu hóa công dụng của vaccine COVID-19. Một nghiên cứu trên gần 4.000 nhân viên y tế cho thấy rằng tiêm liều vaccine Pfizer hoặc Moderna đầu tiên chỉ mang lại 80% miễn dịch cho cơ thể. Trong khi đó, tiêm thêm liều thứ hai sẽ tăng miễn dịch cơ thể lên 90% sau hai tuần.
Thêm vào đó, tiêm đủ hai mũi vaccine sẽ tăng cường miễn dịch bảo vệ cơ thể, đặc biệt là khả năng chống lại một số biến thể virus mới hơn, Ahmad Kamal, phó chủ tịch khoa nội tại Trung tâm Y tế Santa Clara Valley ở San Jose, California cho biết. Ông nói: “Điều này là do một loại phản ứng miễn dịch khác được kích thích bởi lần tiêm thứ hai".
Hãy nhớ rằng: Sau khi tiêm đủ 2 liều của vaccine Pfizer hoặc Moderna, phải mất 2 tuần sau đó cơ thể bạn mới sản sinh đủ kháng thể để bảo vệ hoàn toàn khỏi COVID-19. Vì vậy, hãy luôn tuân thủ các quy định tránh dịch 5K một cách nghiêm túc.
Nếu tôi tiêm mũi thứ hai muộn hơn quy định thì sao?
 
Ảnh: Healthline
Ảnh: Healthline
Bác sĩ Parikh khuyên rằng "Bạn sẽ nhận được lợi ích như nhau từ cả hai mũi tiêm, nhưng bạn nên tiêm mũi thứ hai càng sớm càng tốt để không bị ốm giữa các liều".
Chuyên gia bệnh truyền nhiễm Leonard Krilov, bác sĩ từ Bệnh viện NYU Langone - Long Island, chia sẻ với Health: “Không thể xác định liệu việc trì hoãn liều thứ hai có ảnh hưởng đến mức độ phản ứng miễn dịch hay không. Trong khoảng thời gian lên đến 90 hoặc 120 ngày giữa các liều, vaccine có thể vẫn có hiệu quả. Vì vậy bạn vẫn cần phải tiêm mũi 2".
Nếu bệnh viện hết loại vaccine cùng nhãn hiệu với mũi tiêm đầu tiên thì sao?
Nếu bệnh viện của bạn hết vaccine bạn cần thì bạn có thể đăng ký tiêm ở các bệnh viện khác. Bạn nên gọi điện trước để kiểm tra xem họ có đúng loại vaccine hay không vì mũi tiêm thứ hai của bạn phải cùng nhãn hiệu (Pfizer hoặc Moderna) với mũi tiêm đầu tiên.
Và hãy đảm bảo rằng bạn mang theo giấy chứng nhận đã tiêm vaccine mũi một đi để cung cấp cho bác sĩ tất cả thông tin về liều đầu tiên của bạn.
NGỌC ANH (THEO HEALTH/LĐO)

Có thể bạn quan tâm

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

Chạy bộ là một trong những hình thức tập luyện phổ biến nhất. Lợi thế của bài tập này là không cần thiết bị tập luyện và bất kỳ ai cũng có thể tập. Tùy vào thể lực của từng người mà có thể chạy với cự li bao xa.

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế, chiều 2711. Ảnh Media Quốc hội. Nguồn vnexpress.net

Người mắc bệnh hiểm nghèo sẽ được chuyển bảo hiểm y tế lên thẳng cấp chuyên sâu

(GLO)- Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, trong đó có điểm mới về thông cấp khám-chữa bệnh với quy định một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu.

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

(GLO)- Những ngày gần đây, số ca mắc sởi trên địa bàn tỉnh Gia Lai có chiều hướng tăng nhanh. Trước tình hình đó, ngành Y tế đang triển khai đồng bộ nhiều biện pháp phòng ngừa, quyết tâm không để bệnh sởi bùng phát và lây lan trên diện rộng.