Chuyện của chàng sĩ quan trẻ mồ côi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Mồ côi cả cha lẫn mẹ, lớn lên trong nghèo khó, điều đó vẫn không thể làm chàng trai trẻ miền Tây  Phạm Văn Ngân từ bỏ ước mơ vươn lên, thành một sĩ quan trẻ đầy triển vọng của Trường Sĩ quan lục quân 2.

Trung úy Phạm Văn Ngân vừa tốt nghiệp Trường Sĩ quan lục quân 2 (Đại học Nguyễn Huệ). Anh chàng học viên người Đồng Tháp ấy ra trường với tấm bằng loại khá suýt soát loại giỏi (7,91), chuyên ngành trinh sát bộ binh khóa 63.

 

Sĩ quan trẻ Phạm Văn Ngân.
Sĩ quan trẻ Phạm Văn Ngân.

Cậu Út và anh Sáu

Ở một ngôi trường nổi tiếng về rèn quân, đào tạo cán bộ, chiến sĩ cho quân đội như Lục quân 2, chuyên ngành trinh sát bộ binh là một trong những chuyên ngành được đào tạo rất khắt khe. Mảnh khảnh, gầy gầy, chiều cao không nổi trội vậy nhưng Ngân đã vượt qua tất cả thử thách trong huấn luyện với những điểm số ấn tượng để trở thành một trong các học viên nổi bật của Trường Sĩ quan lục quân 2.

Năm 2014, Ngân được tuyên dương trong Đại hội thi đua quyết thắng của trường, được tham dự Đại hội thi đua quyết thắng toàn quân và tham gia lễ báo công tại Phủ Chủ tịch.

Nhà có bảy anh chị em. Ngân là con út. Khi Ngân lên 9 tuổi, cha mất vì bạo bệnh. Bốn năm sau khi cậu nhóc 13 tuổi, mẹ cũng rời bỏ anh chị em Ngân sau thời gian chống chọi với căn bệnh hiểm nghèo. Nhà đã nghèo lại càng khổ hơn khi cha mẹ lần lượt mất chỉ trong mấy năm.

Bảy anh chị em côi cút chăm nhau. Những người anh, chị lớn đều đi làm thuê làm mướn để trang trải cái ăn hằng ngày cho bảy anh chị em và nuôi thằng út ăn học. Họ hàng người thì ở xa, người vì hoàn cảnh khó khăn cũng không thể hỗ trợ được nhiều cho đàn cháu mồ côi.

Những biến cố lớn trong gia đình buộc các anh chị Ngân phải lần lượt nghỉ học để mưu sinh. Thương hoàn cảnh mấy đứa nhỏ mồ côi cha mẹ, những người hàng xóm ở gần thỉnh thoảng có mớ rau mớ cá cũng ghé qua cho.

Được sự đùm bọc, thương yêu của hàng xóm, sự hi sinh của các anh chị, Ngân dặn lòng phải quyết tâm phải học thật giỏi. Trong gian nhà nhỏ đơn sơ, bốn bức tường đều được trang trí bằng những giấy khen, bằng khen học sinh giỏi của Ngân. Chăm ngoan, học giỏi, Ngân là niềm tự hào của các anh chị.

Lên cấp II, sau mỗi buổi học Ngân thường phụ anh chị làm thêm để kiếm tiền đóng học phí, mua sắm quần áo, sách vở. Đến khi lên lớp 10, nhà cách trường gần 10km nhưng mỗi ngày Ngân vẫn bền bỉ, kiên trì đạp xe bốn lượt cả đi lẫn về để hoàn thành chương trình học ngày hai buổi tại trường. Đến năm cuối cấp vì thời gian học nhiều, Ngân phải thuê nhà trọ gần trường để kịp thời gian vào lớp.

Ngân kể: “Tiền trọ hằng tháng 50.000 đồng và tiền ăn uống, sinh hoạt mỗi tháng khoảng 200.000 đồng đều là tiền anh Sáu (anh thứ sáu Phạm Văn Sang, sinh năm 1984 - PV) gửi. Đó là tiền anh Sáu đi làm thuê làm mướn gom góp. Anh nói cực cỡ nào cũng ráng làm để lo cho mình vô được đại học như di nguyện của mẹ”.

Lần lượt từng anh chị lập gia đình. Căn nhà cứ trống vắng dần. Cho đến khi nhà chỉ còn hai anh em: anh Sáu và thằng Út là Ngân.

Ngân bảo: “Vì nuôi mình ăn học mà anh Sáu phải nghỉ học. Ảnh không nghĩ đến chuyện riêng tư cá nhân, lo làm thuê làm mướn tối ngày. Ảnh làm đủ mọi nghề: đào đất, bơm thuốc trừ sâu, gặt lúa thuê... miễn sao dành dụm đủ tiền để nuôi em ăn học. Đến giờ anh Sáu vẫn chưa lập gia đình. Mấy lần mình hỏi thì ảnh chỉ cười, kêu từ từ... Mình thương anh Sáu lắm nhưng đàn ông con trai với nhau khó thể hiện. Mình biết tuổi thanh xuân, hạnh phúc cá nhân anh Sáu đều gạt sang một bên chỉ vì để lo cho mình được ăn học hành đàng hoàng . Chính vì điều đó mà mình luôn cố gắng học để anh Sáu không buồn”.

Đến lớp 12, đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời, Ngân phải lựa chọn cho mình một hướng đi đúng. Và Ngân đã chọn Đại học Nguyễn Huệ (Trường Sĩ quan lục quân 2).

Khó nhọc hun đúc sự trưởng thành

Môi trường quân ngũ với những đòi hỏi khắt khe về thể lực, sức khỏe và kỷ luật quân đội nhưng Ngân chưa bao giờ cho phép bản thân rớt lại phía sau.

Tuổi thơ khó nhọc đã hun đúc, tôi luyện nên nghị lực và sự kiên cường cho chàng học viên trẻ vượt qua những thử thách trong bốn năm học để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ khóa học.

Bốn năm học ở Trường Sĩ quan lục quân 2, Ngân luôn là một trong những học viên thuộc nhóm đầu về kết quả học tập, rèn luyện của khóa. Anh được nhà trường tặng thưởng ba danh hiệu chiến sĩ thi đua và nhiều phần thưởng cao quý khác.

Tháng 1-2014, Phạm Văn Ngân thuộc nhóm đoàn viên đầu tiên của khóa học được kết nạp Đảng. Tháng 7-2015, Ngân là một trong những điển hình tiên tiến được Bộ Quốc phòng tặng bằng khen tại Đại hội thi đua Quyết thắng toàn quân lần IX diễn ra tại Hà Nội và được báo công ở Phủ Chủ tịch nước.

Tốt nghiệp, Ngân được Bộ Quốc phòng phong quân hàm trung úy và được nhà trường đề nghị giữ lại công tác. Đó là phần thưởng xứng đáng cho những nỗ lực không ngừng nghỉ của chàng sĩ quan trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Thượng tá Bùi Hải Quảng, chính trị viên hệ hoàn thiện Đại học sĩ quan chính trị phân đội, nơi Ngân đang công tác, tấm tắc khen ngợi về người cán bộ trẻ: “Ngân luôn thể hiện tinh thần trách nhiệm, miệng nói tay làm, gương mẫu, sâu sát với đơn vị, có tinh thần cầu thị, thường xuyên lắng nghe và tiếp thu kinh nghiệm của cán bộ, chỉ huy; hoàn thành tốt nhiệm vụ huấn luyện và quản lý học viên”.

Theo tuoitre

Có thể bạn quan tâm

Trải nghiệm ý nghĩa cùng chiến dịch “Hoa phượng đỏ”

Trải nghiệm ý nghĩa cùng chiến dịch “Hoa phượng đỏ”

(GLO)-Kỳ nghỉ hè bắt đầu cũng là lúc các đoàn viên thanh niên Gia Lai háo hức tham gia chiến dịch “Hoa phượng đỏ”. Không chỉ là sân chơi bổ ích trong dịp hè, chiến dịch còn là cơ hội để ĐVTN thể hiện tinh thần xung kích tình nguyện, sống có trách nhiệm và trưởng thành từ những trải nghiệm thực tế.

Chị Nay H’Uôn (thứ 2 từ phải sang, buôn Ji, xã Krông Năng) cùng 4 người bạn vui mừng vì đã sẻ chia giọt máu hồng, trao thêm cơ hội được cứu sống cho các bệnh nhân. Ảnh: Vũ Chi

Hạnh phúc khi được sẻ chia giọt máu hồng

(GLO)- Đông đảo tình nguyện viên huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) đã tham gia buổi hiến máu tình nguyện vào sáng 28-6. Với họ, hiến máu không chỉ giúp phục vụ tốt hơn công tác cứu chữa bệnh nhân mà còn lan tỏa thông điệp nhân văn vì cộng đồng.

Mang yêu thương về buôn làng

Mang yêu thương về buôn làng

(GLO)- Với tấm lòng yêu thương và chia sẻ, nhóm thiện nguyện “Kiên Giang chung một tấm lòng” đã lặn lội đến tận các buôn làng ở Gia Lai để trao tận tay những phần quà nghĩa tình cho người nghèo.

Chàng trai 9X ở Chư Sê khởi nghiệp thành công từ mô hình nuôi hươu sao

Chàng trai 9X ở Chư Sê khởi nghiệp thành công từ mô hình nuôi hươu sao

(GLO)- Từng có công việc ổn định ở nước ngoài, anh Đào Huy Phong (SN 1996, trú tại tổ 10, thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã trở về Chư Sê khởi nghiệp từ mô hình nuôi hươu sao. Quyết định táo bạo ấy giúp anh có thu nhập ổn định, mở ra hướng phát triển kinh tế mới trên quê hương.

Không để khó khăn cản trở ước mơ

Không để khó khăn cản trở ước mơ

(GLO)- Đó là những chia sẻ đầy xúc động của các sĩ tử đặc biệt tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 tại tỉnh Gia Lai. Có em bị khuyết tật bẩm sinh, có em không may bị tai nạn giao thông ngay trước kỳ thi, dẫu khó khăn nhưng các em vẫn không từ bỏ hành trình chinh phục tri thức.

Chị Hoàng Thị Thu Thảo-Công an xã Hòa Phú, huyện Chư Păh bên tác phẩm đạt giải nhất của mình. Ảnh: Đinh Yến

Lan tỏa giá trị đạo đức và truyền thống tốt đẹp của gia đình

(GLO)- Hưởng ứng ngày Gia đình Việt Nam (28-6), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tổ chức cuộc thi tìm hiểu kiến thức pháp luật về gia đình với chủ đề “Gia đình hạnh phúc-Quốc gia thịnh vượng”. Cuộc thi nhằm tạo sự lan tỏa về chuẩn mực, giá trị đạo đức và truyền thống tốt đẹp của gia đình.

Trại hè thiếu nhi năm 2025 diễn ra tại TP Quy Nhơn

(BĐ) - Trại hè thiếu nhi năm 2025 do Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh tổ chức sẽ diễn ra trong 2 ngày  25 và 26.6 tại TP Quy Nhơn, với nhiều hoạt động sôi nổi như: Giải bóng đá và bơi lội thiếu nhi cấp tỉnh, thi hát Quốc ca tại địa chỉ đỏ, biểu diễn võ thuật, vẽ tranh chủ đề “Bảo vệ môi trường”, tham gia trò chơi dân gian
Top 4 bộ sách kỹ năng sống trẻ em nên đọc trong mùa hè này

Top 4 bộ sách kỹ năng sống trẻ em nên đọc trong mùa hè này

Mùa hè được xem là khoảng thời gian để trẻ nghỉ ngơi, vui chơi và khám phá thế giới xung quanh, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với trẻ nhỏ. Bốn bộ sách kỹ năng sống của Đinh Tị Books cho trẻ nhỏ dịp hè sẽ giúp các em những kỹ năng tự bảo vệ bản thân, để có một mùa hè thật vui và ý nghĩa.

'Phù thủy' của những món đồ tái chế

'Phù thủy' của những món đồ tái chế

Đối với tôi, được biết và lắng nghe câu chuyện sống xanh của chị Nguyễn Thị Giang là một cái duyên, là điều may mắn và hạnh phúc, bởi chị đã truyền cảm hứng cho không chỉ bản thân tôi mà rất nhiều người khác về lối sống hạn chế rác thải, tái chế những gì có thể để bảo vệ môi trường của chúng ta.

Định hướng công tác giáo dục thế hệ trẻ trong kỷ nguyên mới

Định hướng công tác giáo dục thế hệ trẻ trong kỷ nguyên mới

Phát biểu khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành T.Ư Đoàn lần thứ 7, khóa XII, anh Bùi Quang Huy nhấn mạnh, việc sơ kết 10 năm triển khai chỉ thị về Chỉ thị số 42- CT/TW là nội dung quan trọng, không chỉ tổng kết một giai đoạn mà còn định hướng cả một chặng đường dài trong công tác giáo dục thế hệ trẻ.

null