Chuyện chưa biết về xóm Gà Cồ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sáu, bảy mươi năm dâu bể, đến mấy đời người nên sự thay đổi là điều không thể khác. Trong dòng chảy thời gian và biến thiên thời cuộc, thương hiệu Gà Cồ, dốc Gà Cồ, xóm Gà Cồ vẫn còn song đã khác xưa. Một thoáng bâng khuâng nghĩ về quá vãng rồi lập tức trở về thực tại với bao điều mới mẻ, đổi thay như một tất yếu.
Má ơi đến tiệm con gà...
Anh Lê Văn Phước (62 tuổi, 420 Hùng Vương, TP. Pleiku) đeo khẩu trang đứng bên trong quầy tiếp chuyện có phần e dè. Hẳn vì anh sợ dịch bệnh nên cảnh giác vậy thôi chứ trao đổi một lúc, tôi thấy anh rất hiền và nhiệt tình. Đứng bên biển hiệu có chữ Gà Cồ rõ to kèm hình ảnh con gà cùng dòng quảng cáo “Trung tâm đầm bầu” dựng bên hiên nhà, tôi có dịp trao đổi với người con thứ 4 của ông chủ tiệm tạp hóa Gà Cồ nổi tiếng một thời-ông Lê Văn Thăng.
Theo anh Phước, ba anh người Quảng Ninh di cư vào Nam sau năm 1954. Ông vào trước, sau mới chuyển vợ (bà Đỗ Thị Lý-P.V) cùng 2 con là chị Tuyết, anh Mã vào sau. Sau này, ông bà sinh thêm 5 người con nữa và hiện phần lớn đều sống ở Pleiku.
Tiệm tạp hóa Phước ở xóm Gà Cồ. Ảnh: Thất Sơn
Tiệm tạp hóa Phước ở xóm Gà Cồ. Ảnh: Thất Sơn
“Lúc đó khoảng năm 1957, Pleiku rất hoang sơ, chỉ chừng vài chục nóc nhà thưa thớt, gọi nhau có khi không nghe, đường sá hầu như chỉ là đường đất”-anh Phước kể. Theo kinh nghiệm phong thủy truyền thống, ông Thăng trèo lên rẻo đất cao nhất (khu vực Khách sạn Hoàng Anh Gia Lai bây giờ) để quan sát và chọn vùng đất sát đường đi chính, gần nhà thờ Thánh Tâm làm nơi cư ngụ. Ông quyết định đặt tên cơ sở kinh doanh của mình là tiệm tạp hóa Gà Cồ với ý nghĩa chăm chỉ, siêng năng, trung thực thì chắc chắn sẽ thành công, phát đạt.  
Trong một lần trao đổi với báo chí, anh Mã cho rằng: Ban đầu, cơ sở làm nghề xay xát, tiếp xúc với tấm cám, gạo thóc hàng ngày nên ba anh nghĩ đến hình ảnh con gà siêng năng bươi bới tìm nhặt thóc gạo và vững tin chăm chỉ ắt sẽ thành công. Nghĩ thế nên ông cho đẽo một con gà trống lớn bằng gỗ đặt phía trước nhà và vẽ biển hiệu là Tiệm Gà Cồ (sau năm 1975 kinh doanh thêm cơ khí và thay con gà cồ gỗ bằng sắt đặt trên ban công, còn bây giờ chỉ thấy biển Gà Cồ không thôi, mà đến mấy biển trên đường Hùng Vương, TP. Pleiku).
Nhạc sĩ Ngọc Tường-nguyên Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San, cư dân khá lâu năm ở đô thị này kể: Khởi thủy cùng với con gà cồ bằng gỗ, ông Thăng còn sáng tác và cho viết lên biển hiệu 2 câu: “Má ơi đến tiệm con gà/Mua hàng hạ giá, có quà cho con”. Đây là bí kíp kinh doanh khá “thâm hậu” của ông chủ khi học vấn chỉ chừng lớp 5. Hình ảnh con gà cồ bằng gỗ ngộ nghĩnh, 2 câu ca như vè chân chất, dễ hiểu đập vào mắt và trí nhớ người qua đường dù chỉ một lần nhìn thấy cũng như cách kinh doanh bán hàng kèm theo “quà” khuyến mãi chủ yếu là bánh kẹo đã đánh trúng tâm lý trẻ con, các bà nội trợ.
“Không phải ở cái vỏ ngôn ngữ liên quan đến gà”-chị Tín (con út ông Thăng, trú tại 540 Hùng Vương, chủ cơ sở Gà Cồ Store kinh doanh thời trang quần áo gần 2 năm nay) giải thích. “Thực tế, tiệm tạp hóa Gà Cồ luôn bán hàng chất lượng nhưng giá cả phải chăng, lấy ít làm lời, có thể bán chịu, bán nợ. Lúc cao điểm, người An Khê, Đak Đoa, Đức Cơ, Kon Tum... nườm nượp tìm đến tiệm Gà Cồ mua hàng. Trực tiếp chỉ đạo, coi sóc việc buôn bán là mẹ tôi phúc hậu, hiền lành. Hàng hóa tiệm Gà Cồ từ than củi, phân bón, hạt giống, lương thực, thực phẩm đủ cả. Song dù sao cũng phải thừa nhận cách bán hàng kèm quà khá hút khách, chẳng riêng gì trẻ con mà cả với người lớn. “Chiêu” này chính là nghệ thuật marketing phổ biến ngày nay”-chị Tín cho biết.
Làm ăn “lớn” nên ông Thăng quan hệ rộng, đi đó đi đây, thường vào Sài Gòn lấy hàng. Chị Tín cho biết mẹ chị sở hữu không dưới 50 căn nhà ở Pleiku. Một dọc đường Hùng Vương từ sát nhà thờ Thánh Tâm đến gần ngã ba Hùng Vương-Nguyễn Viết Xuân đều của cơ sở Gà Cồ, chiều sâu thì băng qua suối đến tận đường Ngô Gia Khảm, lúc nhỏ chị không sao đi hết. Anh Phước cho biết, ba mình là người quảng giao, mất lúc còn rất trẻ, chỉ 52 tuổi, bệnh vì uống rượu nhiều.
Đổi thay cùng thời cuộc    
Sau giải phóng 1975, xóm Gà Cồ đã có nhiều thay đổi. Theo anh Năm Dũng-một cư dân lâu năm ở xóm này, bà con xóm Gà Cồ tứ tán trong chiến tranh lần lượt trở về hòa nhập vào cuộc sống mới. Họ sửa sang, dọn dẹp nhà cửa, hưởng ứng công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế, duy trì sản xuất, ngành nghề kinh tế vốn có trước đây, bảo vệ trật tự trị an xóm phố. Gia đình ông chủ tiệm Gà Cồ cũng trở lại kinh doanh, thêm nghề cơ khí, làm nông nghiệp. Chị Tín kể bà Lý từng cùng hàng chục hộ dân xóm phố vào Hàm Rồng khai hoang trồng mì, bắp, rau màu để cải thiện thu nhập. Tiếp chúng tôi, chị Chín (hẻm 540/1/5 Hùng Vương) cho biết: Chồng chị là anh Võ Thành Tâm đang vào khu đất sân bóng phường Chi Lăng thu hoạch cà phê. Đây là phần đất anh chị khai hoang từ sau 1975, nay còn chừng 500 cây cà phê. Hiên nhà chị, mấy bao cà phê chất đống, số khác phơi trên bạt trước khoảng sân nhỏ.
Sau công cuộc đổi mới, mở cửa hội nhập, chuyện làm ăn của người xóm Gà Cồ thêm phần hào hứng. Bà con sôi nổi bàn cách làm ăn, mở rộng và phát triển ngành nghề, dịch vụ. Từ một khu dân cư nhếch nhác, chật chội, người từ nhiều nơi đến cư ngụ, làm ăn, gắn bó. Nhà cửa, đường sá, điện thắp sáng, nước sạch được quan tâm đầu tư dưới nhiều hình thức. Người xóm Gà Cồ dần ăn nên làm ra, nổi tiếng với nghề làm bún, bột mì, cơ khí, thợ hồ, mua bán phế liệu...
Riêng ông bà chủ tiệm Gà Cồ sau khi qua đời, những người con nối nhau kế tục sự nghiệp, ngành nghề kinh doanh dần đổi khác, thu hẹp. Họ vẫn gắn biển Gà Cồ nhưng thiên về thời trang quần áo. Cơ sở của anh Mã thì cho thuê, cơ sở của chị Tuyết bán hàng mỹ phẩm, cơ sở của anh Phước kinh doanh đầm bà bầu, cơ sở của chị Tín là shop quần áo nói chung.
21 năm “đứng đầu” xóm Gà Cồ  
Đến nhà lần thứ 2 tôi mới gặp được anh. “Là vì tôi vừa đi vận động một số tổ chức, cá nhân ủng hộ được 50 suất quà để tặng cho các gia đình khó khăn đột xuất, đối tượng bảo trợ xã hội dịp Tết tới đây”-anh Nguyễn An-đại biểu HĐND phường Phù Đổng, Tổ trưởng tổ dân phố 2-cho biết. Gia đình anh An trước đây ở dưới giáo xứ An Sơn (An Khê), đến năm 1970 mới chuyển lên Pleiku sinh sống tới giờ. Nhiệt tình làm công tác xã hội, anh được tổ chức, bà con khu phố yêu thương, tín nhiệm. Chỉ riêng việc các cụ tin tưởng ủy quyền cho anh nhận thay chế độ bảo trợ xã hội hàng tháng cũng đủ biết anh nhiệt tình và niềm tin người dân dành cho anh lớn như thế nào.
Xóm Gà Cồ ngày xưa giờ là khu phố trung tâm nhộn nhịp của Pleiku. Ảnh: Thất Sơn
Xóm Gà Cồ ngày xưa giờ là khu phố trung tâm nhộn nhịp của Pleiku. Ảnh: Thất Sơn
Khu vực xóm Gà Cồ nay thuộc tổ dân phố 2 (hợp nhất 3 tổ dân phố lại với nhau, thuộc phường Phù Đổng) nên quy mô dân số, địa bàn trải rộng. Tổ 2 có 432 hộ, 1.796 khẩu, 40% dân số theo đạo Công giáo, 50% theo đạo Phật. Là địa bàn trung tâm đô thị, tổ 2 được thành phố, phường, các ban ngành, đoàn thể quan tâm nên tình hình ổn định, bà con đoàn kết, chăm chỉ làm ăn, trong tổ chỉ duy nhất 1 hộ cận nghèo do đông con, bệnh nặng. Anh An cho biết, tổ có khoảng 10% gia đình có người làm cán bộ, công chức nhà nước, còn lại buôn bán, lao động phổ thông.
Chừng 10 năm trước, đường đi lối lại trong tổ, nhất là các hẻm đều nhỏ hẹp, lầy lội, ẩm thấp. Cùng với sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, anh An đầu tàu kêu gọi vận động nên bà con đồng tình ủng hộ di dời hàng rào, dỡ bỏ vật kiến trúc để mở rộng đường đi lối lại, đóng góp kinh phí làm đường bê tông khang trang rộng rãi, mắc điện chiếu sáng góp phần làm cho giao thông của tổ khang trang, an toàn, thuận lợi khi đi lại, đảm bảo trật tự an ninh đêm cũng như ngày. Năm rồi, 98,7% số hộ trong tổ được công nhận danh hiệu gia đình văn hóa. “Tôi nhớ hình như chỉ duy nhất năm 2007, vì có 1 thanh niên không đi khám tuyển nghĩa vụ quân sự nên tổ không được công nhận tổ dân phố văn hóa thôi”-anh An có vẻ tiếc.
Trong câu chuyện thân tình cũ, chị Chín không ngại ngần chia sẻ: “Anh An gần dân, uy tín lắm, khó ai bì kịp. Cứ thấy ảnh có 21 năm làm tổ trưởng ở đây, từ 1 tổ rồi sáp nhập 3 tổ làm một, ảnh cũng làm tổ trưởng là biết ảnh uy tín với bà con cỡ nào. Anh dành tâm sức cho khu phố, bà con trong tổ, việc chung lẫn việc riêng nên ai cũng thương, cũng quý. Bà con chỉ muốn anh An làm tổ trưởng mãi thôi”.
Hết lòng vì công việc nên anh An được tổ chức tin tưởng, bà con thương quý. Nhưng anh vẫn chưa hết áy náy băn khoăn. Đó là nhiều hộ dân ở sâu trong hẻm, sát suối, sử dụng nước giếng ô nhiễm nhưng chưa được cải thiện. Hiện tại chỉ khoảng 40% hộ dân trong tổ được sử dụng nước máy đảm bảo vệ sinh. Là đại biểu của dân, anh đã kiến nghị phường quan tâm giúp đỡ bà con việc này, cũng là vì mục tiêu xây dựng đô thị văn minh. “Cùng với sự hỗ trợ của thành phố, trong đợt khảo sát vừa qua, 130/200 hộ diện có nhu cầu đã đồng thuận tham gia đóng góp lắp đặt hệ thống nước sạch. Tôi đề nghị bắt 3 đường ống chính dẫn từ đường Hùng Vương vào đến trung tâm khu dân cư để người dân được cấp nước sạch. Đầu năm tới, công tác này sẽ được triển khai. Bà con chắc sẽ mừng lắm”-anh An cho biết.
Thêm một nỗ lực đổi thay khu dân cư, thêm một thành tích trong hành trình đi tới, càng thêm yêu mến và tin tưởng người tổ trưởng của dân. Chuyện cũ, chuyện mới xóm Gà Cồ rõ ràng có nhiều điều hấp dẫn, thú vị, ngõ hầu có thể cung cấp thêm cho bạn đọc món ăn tinh thần ngày xuân.
THẤT SƠN

Có thể bạn quan tâm

Những bộ cồng chiêng truyền đời

Những bộ cồng chiêng truyền đời

(GLO)- Không chỉ là tài sản có giá trị về mặt vật chất, những bộ cồng chiêng còn mang ý nghĩa về mặt tinh thần đối với mỗi gia đình hoặc cộng đồng. Chúng được đặt tên và gìn giữ từ đời này sang đời khác để tiếng chiêng của ông cha được ngân vang mãi.
MC Nguyễn Hoàng Nam sứ mệnh cánh én

MC Nguyễn Hoàng Nam sứ mệnh cánh én

(GLO)- MC của phố núi Pleiku Nguyễn Hoàng Nam ví người dẫn chương trình như những cánh én mùa xuân, có sứ mệnh riêng. Nếu chim én báo hiệu mùa xuân yên vui thì người dẫn chương trình cũng có sứ mệnh lan tỏa những giá trị tốt đẹp cho cuộc sống.
Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh: Hướng đến du lịch xanh, phát triển bền vững

Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh: Hướng đến du lịch xanh, phát triển bền vững

(GLO)- Cao nguyên Kon Hà Nừng vừa được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới. Với lợi thế là vùng lõi, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đang tích cực quảng bá, giới thiệu với bạn bè thế giới những giá trị về đa dạng sinh học cũng như nỗ lực bảo tồn, quản lý bền vững thiên nhiên. Đây cũng là bước ngoặt mở ra triển vọng đầu tư phát triển du lịch và các mô hình kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh; biến nơi đây thành điểm đến hấp dẫn trong tương lai.
Dấu ấn Việt trên cao nguyên Boloven

Dấu ấn Việt trên cao nguyên Boloven

(GLO)- Attapeu-một trong những tỉnh thuộc cao nguyên Boloven nằm ở phía Đông Nam của Lào được đánh giá là giàu tiềm năng về đất đai, khoáng sản, thủy điện, lại có mối quan hệ gắn bó đặc biệt, thủy chung với Gia Lai. Nơi đây đã, đang và sẽ là miền đất lành cho những cánh chim bằng sải cánh, biến ước mơ, hoài bão thành các chương trình, dự án hợp tác đầy ấn tượng, mang lại cuộc sống ấm no cho người dân bản địa, phát triển vững mạnh doanh nghiệp, vun đắp tình hữu nghị sắt son Việt-Lào.
Công ty 75: Sôi nổi phong trào thi đua quyết thắng

Công ty 75: Sôi nổi phong trào thi đua quyết thắng

(GLO)- Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua và những người thi đua là những người yêu nước nhất“, Chi nhánh Công ty 75 (Binh đoàn 15) luôn chú trọng đẩy mạnh phong trào thi đua quyết thắng trên tất cả các lĩnh vực. Qua đó, đơn vị đã hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội gắn với củng cố quốc phòng-an ninh trên địa bàn đứng chân.
Hướng đến mục tiêu tăng trưởng xanh

Hướng đến mục tiêu tăng trưởng xanh

(GLO)- Giai đoạn 2015-2020, số lượng doanh nghiệp tham gia đầu tư vào tăng trưởng xanh (TTX) trên địa bàn tỉnh tăng mạnh. Tỉnh đang tiếp tục thu hút các nhà đầu tư tham gia vào các hoạt động hướng đến mục tiêu TTX nhằm thúc đẩy vai trò của kinh tế tư nhân, đồng thời thực hiện chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, cũng như các cam kết giảm phát thải khí nhà kính của Việt Nam.
Covid-19 và làng rừng của tôi

Covid-19 và làng rừng của tôi

(GLO)- Từ sau ngày giải phóng miền Nam 1975 đến nay, năm nào cũng vậy, dù khó khăn đến mấy, tôi cũng cố tự tìm cơ hội để về lại với buôn làng, với Tây Nguyên. Ở nơi ấy, tôi có bạn bè, có bà con anh em và toàn bộ tuổi trẻ của mình. Tôi tự nhận đó là quê hương thứ hai của mình.
Một thời ở Sân bay Pleiku

Một thời ở Sân bay Pleiku

(GLO)- Nằm ở vị trí chiến lược, Sân bay Cù Hanh (nay là Cảng Hàng không Pleiku) từng là một trong những sân bay quân sự và dân dụng quy mô lớn ở miền Nam. Xung quanh sân bay này có những câu chuyện mà ít người biết đến.
Vươn "cánh sóng" ra Trường Sa

Vươn "cánh sóng" ra Trường Sa

(GLO)- Đóng quân ở Tây Nguyên nhưng Lữ đoàn Thông tin 132 (Binh chủng Thông tin liên lạc) có nhiệm vụ đảm bảo thông tin liên lạc trên địa bàn 11 tỉnh, trong đó có các đảo ở Trường Sa. Để “cánh sóng“ nối Trường Sa gần hơn với đất liền, những cán bộ, chiến sĩ của đơn vị đang ngày đêm thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giữ mạch nguồn liên lạc được thông suốt.
Mã số vùng trồng: "Vé thông hành" cho nông sản xuất ngoại

Mã số vùng trồng: "Vé thông hành" cho nông sản xuất ngoại

(GLO)- Đến nay, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và PTNT) đã cấp 41 mã số vùng trồng cho cây ăn quả và 8 cơ sở đóng gói trái cây của tỉnh để phục vụ xuất khẩu. Ngành Nông nghiệp tỉnh đang đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân, hợp tác xã, doanh nghiệp đăng ký cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói để nông sản Gia Lai có “vé thông hành“ vươn ra thị trường quốc tế.
Công ty TNHH một thành viên 72 vững vàng trên vùng biên giới

Công ty TNHH một thành viên 72 vững vàng trên vùng biên giới

(GLO)- Công ty TNHH một thành viên 72 (Binh đoàn 15) đứng chân trên địa bàn huyện biên giới Đức Cơ. Những năm qua, đơn vị tích cực giúp địa phương xây dựng nông thôn mới và hỗ trợ người dân thoát nghèo. Những việc làm ấy đã góp phần xây dựng thế trận vùng biên ngày càng vững mạnh, khắc họa sinh động hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ“ trong thời kỳ mới.
Sức bật Kông Chro

Sức bật Kông Chro

(GLO)- Dẫu phải đối mặt với không ít thách thức, nhưng bằng sự đoàn kết, ý chí quyết tâm cao, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện Kông Chro đã gặt hái những thành quả rất đáng tự hào. Đây là tiền đề để địa phương tiếp tục vững bước trên chặng đường xây dựng và phát triển.
Chư Krêy: Những du kích anh hùng

Chư Krêy: Những du kích anh hùng

(GLO)- Chiến tranh đã lùi xa gần nửa thế kỷ, dấu vết bom đạn đã chìm sâu dưới rẫy nương tươi tốt của người dân xã Chư Krêy (huyện Kông Chro). Vậy nhưng, những chiến công lừng lẫy của Đội du kích xã A3 anh hùng thì còn lưu mãi.
Không gian mở cho du lịch nông nghiệp

Không gian mở cho du lịch nông nghiệp

(GLO)- Khai thác lợi thế khác biệt của không gian nông nghiệp với nhiều sản vật và văn hóa đặc sắc, ngành du lịch Gia Lai hướng đến hình thành hệ sinh thái du lịch nông nghiệp để bắt kịp xu thế của cả nước và thế giới.
Mùa xuân về

Mùa xuân về

(GLO)- Mỗi khi mùa xuân về gõ cửa, không gian trải lên một liếp vàng của nắng để kết thúc một mùa đông lạnh lùng và bão táp. Những hạt mưa xuân giăng giăng như những sợi dây nối giữa đất và trời mở ra một cảnh quan huyền ảo mà các mùa khác không bao giờ có được. Riêng về nắng xuân cũng có nét riêng: không oi bức, gắt gẫm như mùa hè; không ảm đạm như mùa thu. Là màu nắng của tình yêu và hy vọng khiến cho lòng người cảm giác lâng lâng đón nhận một cách trân quý để mở ra một năm mới bình yên và hạnh phúc.
Tín ngưỡng Chúa sơn lâm ở Tây Sơn Thượng đạo

Tín ngưỡng Chúa sơn lâm ở Tây Sơn Thượng đạo

(GLO)- Bao đời nay, tục thờ cúng Chúa sơn lâm được người dân vùng Tây Sơn Thượng đạo gìn giữ như một nét văn hóa tâm linh độc đáo gắn liền với đời sống tinh thần. Tín ngưỡng thờ Ông Cọp, Ông Hổ thể hiện sự mong cầu của người dân về một cuộc sống khỏe mạnh, yên bình, ấm no, hạnh phúc.
Kbang: Dấu ấn nổi bật từ công tác chỉ đạo, điều hành

Kbang: Dấu ấn nổi bật từ công tác chỉ đạo, điều hành

(GLO)- Mặc dù gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh và thời tiết bất lợi nhưng dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, kịp thời của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, Ban Thường vụ Huyện ủy, Kbang đã cơ bản hoàn thành “mục tiêu kép“ vừa phòng-chống dịch, vừa phục hồi phát triển kinh tế-xã hội trong trạng thái bình thường mới.
Công ty Phát triển Thủy điện Sê San: Nỗ lực vượt khó để phát triển

Công ty Phát triển Thủy điện Sê San: Nỗ lực vượt khó để phát triển

(GLO)- Năm 2021, Công ty Phát triển Thủy điện Sê San đối mặt với không ít khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Dù vậy, lãnh đạo Công ty và tập thể cán bộ, công nhân viên, người lao động đã vững vàng vượt khó để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên cả 3 lĩnh vực: sản xuất điện, đảm bảo an toàn trong phòng-chống dịch và đẩy mạnh chuyển đổi số.
Mùng 3 Tết thầy

Mùng 3 Tết thầy

(GLO)- Trong ánh nắng vàng rộm của mùng 3 Tết, nhiều thế hệ học trò trong tỉnh Gia Lai hân hoan đến chúc mừng năm mới và tri ân thầy cô.
"Nơi Bác về nguồn nước mới sinh"

"Nơi Bác về nguồn nước mới sinh"

(GLO)- Từ Tây Nguyên, chúng tôi vượt hàng ngàn cây số đến Cao Bằng, vùng đất biên cương địa đầu Tổ quốc. Trong tim tôi trào dâng xúc cảm “Ai đã đến, ai chưa đến đó/Có hòn núi Mác, suối Lênin/Hãy về thăm quê ta Pác Bó/Nơi Bác về nguồn nước mới sinh“ (Theo chân Bác-Tố Hữu). Tôi mong quãng đường gần lại để nhanh đến Pác Bó, nơi hơn 80 năm trước, Bác Hồ đã về khơi nguồn nước cách mạng cho dân tộc, mở ra thời đại Hồ Chí Minh.
Đón Tết "con hổ" trên trận địa

Đón Tết "con hổ" trên trận địa

(GLO)- Sau tràng pháo nổ giòn là Chủ tịch Tôn Đức Thắng chúc Tết đồng bào và chiến sĩ cả nước. Nghe Bác Tôn chúc Tết, mỗi chúng tôi đều thấy lâng lâng một niềm tin chiến thắng. Không nói ra nhưng ai cũng thầm nguyện sẽ chiến đấu giỏi hơn nữa để góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
"Bóng hồng" khởi nghiệp

"Bóng hồng" khởi nghiệp

(GLO)- Nhắc đến khởi nghiệp, nhiều bạn trẻ thường nghĩ đến những lĩnh vực mới, độc lạ. Tuy nhiên, chị RCom H'Sonh (giáo viên Trường Tiểu học Dân lập Trương Vĩnh Ký, thị trấn Đak Đoa) và em Hoàng Thị Thu Trang (học sinh Trường THCS và THPT Nguyễn Văn Cừ, huyện Chư Sê) đã chọn sản phẩm truyền thống và khởi nghiệp thành công từ những ý tưởng độc đáo, bằng đam mê và đầy hoài bão.