Chủ tịch nước biểu dương du học sinh dịch 'Truyện Kiều' sang tiếng Anh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chủ tịch nước mong muốn Nguyễn Bình tiếp tục học tập, nghiên cứu, có nhiều tác phẩm hay, có giá trị, đóng góp cho nền văn học nước nhà cũng như tiếp tục quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tặng ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh cho dịch giả trẻ Nguyễn Bình. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tặng ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh cho dịch giả trẻ Nguyễn Bình. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)


Chiều 28/11, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp mặt, động viên và biểu dương tài năng trẻ văn học Nguyễn Bình, 21 tuổi, du học sinh Việt Nam tại Hoa Kỳ, vừa được Hội Nhà văn trao giải tác giả trẻ ở hạng mục Văn học dịch với tác phẩm dịch "Truyện Kiều" sang tiếng Anh.

Tài năng trẻ văn học Nguyễn Bình bày tỏ trân trọng, vinh dự được Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc động viên, thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và cá nhân Chủ tịch nước tới thế hệ trẻ.

Nguyễn Bình bắt đầu viết văn từ khi 8 tuổi, có tinh thần tự học và đến nay đã thông thạo nhiều ngôn ngữ, trong đó có cả ngôn cổ của thế giới để dịch các tác phẩm văn học nổi tiếng sát nhất với bản gốc của các tác giả từ nhiều thế kỷ trước.

Với niềm đam mê văn học, lịch sử và văn hóa Việt Nam, Nguyễn Bình nghiên cứu "Truyện Kiều" của Đại thi hào Nguyễn Du và nhận thấy qua tác phẩm hiểu thêm những giá trị quý báu về truyền thống dân tộc. Do đó, Nguyễn Bình đã dịch tác phẩm nổi tiếng này ra tiếng Anh để giới thiệu vẻ đẹp văn hóa, tư tưởng nhân văn sâu sắc của dân tộc Việt Nam ra thế giới.

Nguyễn Bình đang ấp ủ một số dự án văn học, trong đó mong muốn viết sử thi về Việt Nam, để qua đó đưa hình ảnh, đất nước, con người Việt Nam, trong đó có các nhân vật lịch sử của Việt Nam, ra thế giới.

Tại buổi gặp mặt, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chúc mừng tài năng trẻ văn học Nguyễn Bình, dù còn ít tuổi nhưng đã có nhiều nỗ lực, nghiên cứu sâu để dịch "Truyện Kiều" sang tiếng Anh. Đây là một tác phẩm rất sâu sắc, có giá trị về lịch sử cũng như văn hóa Việt Nam, qua đó quảng bá những giá trị đặc sắc của văn hóa Việt Nam đến bạn bè quốc tế.

Chủ tịch nước mong muốn Nguyễn Bình tiếp tục học tập, nghiên cứu, có nhiều tác phẩm hay, có giá trị, đóng góp cho nền văn học nước nhà cũng như tiếp tục quảng bá hình ảnh, văn hóa, con người Việt Nam ra thế giới.

Qua tài năng trẻ Nguyễn Bình, Chủ tịch nước mong muốn các bộ, ngành, chức năng tiếp tục phát hiện, bồi dưỡng các tài năng trẻ, góp phần phát triển nguồn nhân lực và phục vụ phát triển đất nước.

 

Theo Quang Vũ (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

(GLO)- Bài thơ "Mùa qua phố" của tác giả Lenguyen là một bức tranh dịu dàng, gợi cảm xúc, đưa người đọc bước vào không gian phố núi Pleiku trong thời khắc chuyển mùa. Với giọng điệu lãng mạn và sâu lắng, bài thơ khơi gợi vẻ đẹp bình dị nhưng đầy chất thơ của phố núi...

Con đường tất yếu

Con đường tất yếu

Vài năm trở lại đây, các sản phẩm văn hóa - nghệ thuật Việt đã được khai thác với tinh thần mới: vừa trân trọng truyền thống, vừa dấn thân khai phá cái mới.

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

(GLO)- Bài thơ "Đêm sang mùa" của Đào An Duyên là một bức tranh thơ mộng về những khoảnh khắc chuyển giao, khi đêm và mùa giao thoa, khi không gian và thời gian hòa quyện vào nhau, tạo nên một cảm giác lạ kỳ, huyền bí...

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

(GLO)- Sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất, đời sống văn hóa tại nhiều ngôi làng Bahnar, Jrai có nhiều đổi mới, nhất là xóa bỏ những gánh nặng liên quan đến hủ tục. Nhưng để bảo tồn những giá trị cốt lõi của văn hóa vẫn là một hành trình cần “gạn đục khơi trong”.

“Tổ quốc bên bờ sóng”

“Tổ quốc bên bờ sóng”

(GLO)- Đó là chủ đề cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhằm thực hiện kế hoạch tuyên truyền về biển, đảo năm 2025.