Chư Sê: Nhiều khu đất sau đấu giá bị bỏ hoang

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhiều héc ta đất sau đấu giá ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã bị bỏ hoang. Tình trạng này gây lãng phí tài nguyên đất đai, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Năm 2018, được Hội đồng Phát triển quỹ đất và giám sát bán đấu giá quyền sử dụng đất huyện Chư Sê ủy quyền, Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh (Sở Tư pháp) tổ chức bán đấu giá đất ở nông thôn, thời hạn sử dụng lâu dài, diện tích 20.000 m2 (53 lô, mỗi lô trung bình 300 m2 với giá khởi điểm dao động từ 100 đến 150 triệu đồng) thuộc khu quy hoạch khu dân cư thôn Nông Trường (khu B) và gần 10.000 m2 (26 lô, mỗi lô dao động từ 70 đến 120 triệu đồng) thuộc khu dân cư làng Pang, xã Ia Glai. Nguồn gốc các khu đất này là đất trồng cây cao su thanh lý từ năm 2013 của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Sê, được UBND tỉnh cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất và giao cho UBND huyện Chư Sê quản lý để thực hiện quy hoạch dự án.

Từ sau khi đấu giá, chỉ có duy nhất 1 lô đất ở khu dân cư làng Pang được đưa vào làm nhà nuôi chim yến. Những lô đất còn lại ở 2 khu dân cư vẫn bỏ hoang, cây cối mọc um tùm, cơ sở hạ tầng bị hư hại theo năm tháng. Ông Nguyễn Văn Hà-Trưởng thôn Pang-cho hay: “Làng Pang hiện có 128 hộ với hơn 600 khẩu. Một số hộ dân tộc Jrai ở đây thiếu đất ở, đất sản xuất. Bà con trong làng nhiều lần kiến nghị với cấp có thẩm quyền giải quyết đất cho dân sở tại sử dụng nhưng không được”.

Một khu đất bị bỏ hoang sau đấu giá ở thị trấn Chư Sê. Ảnh: Hoàng Cư

Một khu đất bị bỏ hoang sau đấu giá ở thị trấn Chư Sê. Ảnh: Hoàng Cư

Tương tự, Dự án phân lô nền ở các khu dân cư làng Ia Ring (xã Ia Tiêm) có quy mô hơn 50.000 m2 bao gồm 104 lô đất ở cùng các công trình văn hóa, thể dục thể thao, giao thông (đấu giá đất tháng 11-2020); Trung tâm hành chính và khu đô thị sinh thái phía Đông thị trấn Chư Sê (tổng diện tích là 20 ha, đấu giá đầu năm 2019); Trung tâm hành chính xã Ia Pal (hơn 4.000 m2, mỗi lô trung bình 200 m2, đấu giá cuối năm 2019, giá khởi điểm dao động từ 200 đến 300 triệu đồng/lô); Trung tâm xã Bar Măih (hơn 5.000 m2)… cũng trong tình cảnh hoang tàn theo thời gian. Khu dân cư làng Ia Ring có những trụ điện bị gỉ sét, đường đi lối lại cây dại mọc um tùm, mương thoát nước bị hư hỏng, trụ rào bê tông ngả nghiêng…

Ông Rcom Việt-Bí thư Đảng ủy xã Ia Tiêm-cho biết: Khu dân cư làng Ia Ring nằm ở vị trí đường cụt, ít người qua lại nên dân sở tại không mấy quan tâm, chỉ những người ngoài xã tham gia đấu giá rồi bán qua bán lại kiếm lời. Hiện nay, chỉ người dân làng Ia Ring và làng Khối Zét thường lùa bò, dê ra đây chăn thả.

Trước thực trạng đó, ông Dương Mạnh Mẫn-Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Chư Sê-cho hay: Việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đấu giá quyền sử dụng đất làm tăng thêm nguồn thu ngân sách cho địa phương, nhưng cũng có những điều bất cập, tồn tại. Để giải quyết vấn đề này, huyện đang rà soát, tính toán giải pháp vận động người dân đầu tư đưa đất vào sử dụng. Nếu không đưa đất vào sử dụng hoặc tiến độ sử dụng chậm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Có thể bạn quan tâm

Chuẩn bị 42 khu tái định cư phục vụ Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam đoạn qua Gia Lai

Chuẩn bị 42 khu tái định cư phục vụ Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam đoạn qua Gia Lai

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai vừa có báo cáo gửi Văn phòng Chính phủ và Bộ Xây dựng về tình hình triển khai công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng (GPMB) và tái định cư phục vụ Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam đoạn qua địa bàn tỉnh Gia Lai.

Nhiều cây xanh trong khuôn viên xã Đông (cũ) bị cắt làm củi. Ảnh: Ngọc Minh

Nhiều cây xanh trong khuôn viên xã Đông (cũ) bị cắt bán

(GLO)-Thời điểm sáp nhập, chuyển giao bộ máy hành chính, quanh khuôn viên trụ sở xã Đông, huyện Kbang cũ (nay là Đảng ủy xã Kông Bơ La, tỉnh Gia Lai) có 17 cây xanh đường kính 25-50 cm bị cưa hạ. Các thân cây đã được bán làm củi, còn cành nhánh nhỏ bị đốt hoặc chất thành đống ngổn ngang.

Suối Bứa lại tiếp tục bị băm nát

Suối Bứa lại tiếp tục bị băm nát

(GLO)- Hoạt động khai thác cát trái phép tại suối Bứa (đoạn qua xóm 2, thôn Long Thành, phường Quy Nhơn Tây) tưởng chừng đã chấm dứt nay lại tiếp tục diễn ra rầm rộ bằng các loại máy móc phương tiện khiến người dân lo lắng, bất an.

Ngôi nhà tự 'thở' giữa lòng đô thị

Ngôi nhà tự 'thở' giữa lòng đô thị

Toạ lạc trên khu đất rộng 450m2 tại khu đô thị ở Jakarta (Indonesia), ngôi nhà là minh chứng cho lối kiến trúc có thể mở rộng giới hạn không gian sống bằng sự kết nối giữa thiên nhiên, ánh sáng và cảm xúc. 

null