Chư Sê gặp khó trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Mặc dù đã triển khai nhiều giải pháp nhưng việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) tại huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) vẫn gặp khó khăn, vướng mắc.

Ông Mai Văn Dũng (làng Tông Ke, xã Ayun) cho biết: Năm 2012, gia đình ông mua gần 1 sào đất của bà Đinh Bru và ông Đinh Cur (đều ở làng Tông Ke). Sau khi mua đất, gia đình dựng nhà và kinh doanh trên thửa đất này. Từ năm 2020 đến nay, ông đã 3 lần làm thủ tục đề nghị cấp GCNQSDĐ nhưng vẫn không có kết quả.

“Tôi mong Văn phòng Đăng ký đất đai (ĐKĐĐ)-Chi nhánh huyện Chư Sê có câu trả lời và hướng dẫn gia đình làm thủ tục liên quan nhằm sớm cấp GCNQSDĐ”-ông Dũng nói.

Ông Mai Văn Dũng (bìa phải; làng Tông Ke, xã Ayun) mong muốn ngành chức năng hướng dẫn thủ tục để sớm cấp GCNQSDĐ cho thửa đất của gia đình. Ảnh: H.T

Ông Mai Văn Dũng (bìa phải; làng Tông Ke, xã Ayun) mong muốn ngành chức năng hướng dẫn thủ tục để sớm cấp GCNQSDĐ cho thửa đất của gia đình. Ảnh: H.T

Tương tự, gia đình bà Rơ Mah Bõ (làng Vơng Chép, xã Ayun) cũng chưa làm được thủ tục cấp GCNQSDĐ cho thửa đất của mình. Bà Bõ cho hay: Mảnh đất bà đang ở được gia đình chị gái chồng cho để làm nhà từ trước năm 2000 nhưng không rõ diện tích đất. Hiện nay, bà có nhu cầu xây dựng lại nhà ở. Khi làm thủ tục cấp GCNQSDĐ thì được biết, từ năm 1999, chồng bà đã làm thủ tục đăng ký kê khai với tổng diện tích 854 m2, trong đó có 400 m2 đất ở, 454 m2 đất nông nghiệp. Tuy nhiên, ngoài gia đình bà còn có 3 gia đình khác cũng có nhà ở trên thửa đất này. Vì chồng đã qua đời nên bà không thể xác định được việc có hay không chồng bà sang nhượng, tặng cho đất đối với các hộ có nhà ở trên đất. “Tôi mong các cấp quan tâm xác định lại ranh giới và đo đạc để sớm cấp GCNQSDĐ giúp gia đình xây dựng nhà ở nhằm ổn định cuộc sống”-bà Bõ đề nghị.

Theo ông Nguyễn Đức Cường-Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Ayun: Trên thực tế, đất đai trên địa bàn xã được tiến hành đo đạc tập trung từ năm 1999 nên có biến động lớn so với hiện trạng sử dụng đất hiện nay, nhất là có sự chuyển nhượng đất đai qua nhiều chủ và chủ yếu sang nhượng bằng giấy viết tay hoặc bằng hình thức trao đổi khác mà không có chứng cứ xác đáng. Điều đó gây khó khăn trong việc xác định nguồn gốc đất. Do đó, xã kiến nghị UBND huyện cấp kinh phí đo đạc tập trung toàn bộ diện tích đất của xã để tạo thuận lợi cho việc thẩm định cũng như đo đạc cấp GCNQSDĐ cho người dân.

Theo ông Nguyễn Văn Công-Chủ tịch UBND thị trấn Chư Sê: Đến nay, thị trấn đã cấp 8.236 GCNQSDĐ với tổng diện tích trên 2.324 ha, đạt 96,84%. Tuy nhiên, công tác cấp GCNQSDĐ vẫn còn nhiều bất cập. Cụ thể, trước đây, việc chuyển nhượng đất bằng giấy tờ viết tay khi xác định thời điểm sử dụng đất theo Điều 21 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ có quy định về hộ khẩu là một trong những giấy tờ xác định thời điểm sử dụng đất. Còn hiện nay, các cơ quan có thẩm quyền có nhiều văn bản hướng dẫn không được yêu cầu công dân cung cấp sổ hộ khẩu khi thực hiện thủ tục hành chính. Mặt khác, nhiều hộ gia đình không còn sổ hộ khẩu mà ngoài giấy tờ viết tay ra không còn giấy tờ nào khác nên khó xác định được tính chính xác của thời điểm sử dụng đất; việc xác định nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất được thực hiện theo hình thức lấy ý kiến khu dân cư theo quy định tại khoản 4 Điều 21 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP dễ dẫn đến thiếu khách quan, không chính xác.

Bên cạnh đó, nhiều hộ sử dụng đất ở sau ngày 1-7-2004 (thời điểm Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực) khi đăng ký cấp GCNQSDĐ thì Văn phòng ĐKĐĐ yêu cầu xử phạt vi phạm hành chính rồi mới cấp giấy dẫn đến gây khó khăn cho người dân trong thực hiện thủ tục cấp giấy vì đa số các hộ này có thu nhập thấp (số tiền xử phạt 6-10 triệu đồng thuộc thẩm quyền của UBND huyện) cũng là nguyên nhân dẫn đến chậm tiến độ cấp GCNQSDĐ. Ngoài ra, bản đồ đo đạc địa chính được triển khai từ năm 1999 đến nay có nhiều biến động, trong đó, nhiều diện tích đất thuộc địa bàn các xã lân cận nhưng khi xác định theo hệ tọa độ UTM 2012 thì lại thuộc thị trấn và ngược lại dẫn đến khó khăn cho việc xác định tính pháp lý về bản đồ khi cấp GCNQSDĐ.

Bà Bõ (thứ 2 từ phải qua) nói về khó khăn trong làm thủ tục cấp GCNQSDĐ cho thửa đất của gia đình. Ảnh: Hồng Thương

Bà Bõ (thứ 2 từ phải qua) nói về khó khăn trong làm thủ tục cấp GCNQSDĐ cho thửa đất của gia đình. Ảnh: Hồng Thương

“Một vấn đề đáng lưu ý nữa là đối với người dân tộc thiểu số khi đăng ký cấp giấy chứng nhận không được miễn, giảm tiền lệ phí đo đạc mà lệ phí này tương đối cao so với thu nhập của họ cũng là nguyên nhân chậm tiến độ cấp GCNQSDĐ của địa phương. Do đó, rất mong các cấp chính quyền có chính sách miễn giảm tiền lệ phí đo đạc cho người dân tộc thiểu số, người nghèo, đối tượng chính sách”-Chủ tịch UBND thị trấn Chư Sê kiến nghị.

Trao đổi với P.V, ông Trần Minh Triều-Phó Chủ tịch UBND huyện Chư Sê-cho biết: Nhằm đẩy nhanh việc cấp GCNQSDĐ, giai đoạn 2010-2015, huyện bố trí hơn 10 tỷ đồng để đo đạc, cấp trên 10.000 GCNQSDĐ cho người dân. Đến nay, huyện đã cấp được 46.563 GCNQSDĐ với tổng diện tích 29.592,44 ha/30.504,96 ha diện tích cần cấp, đạt tỷ lệ 97,01%. Tuy nhiên, công tác cấp GCNQSDĐ vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do hệ thống bản đồ đã đo đạc trước đây được xây dựng trên nhiều hệ tọa độ khác nhau, không đồng bộ cho nên việc chồng ghép nhiều loại bản đồ để phục vụ cho công tác cấp GCNQSDĐ. Một số xã đo đạc theo tọa độ cũ nên có biến động lớn so với hiện trạng sử dụng đất người dân đang sử dụng như: Bờ Ngoong, Ia Tiêm, Chư Pơng, Ia Ko, Hbông, Ayun, Bar Măih.

Bên cạnh đó, theo quy định Luật Đất đai năm 2013, việc kê khai đăng ký lần đầu là bắt buộc, cấp GCNQSDĐ là theo nhu cầu của người dân. Những năm qua, mặc dù đã có nhiều văn bản của các cơ quan chức năng các cấp yêu cầu kê khai đăng ký nhưng việc kê khai thửa đất của người dân vẫn chưa thực hiện được do chủ sử dụng đất chỉ thực hiện khi cần, các thửa đất được chuyển nhượng bằng giấy viết tay rất nhiều lần mà người dân không kê khai hoặc chuyển nhượng đất nông nghiệp sau thời điểm ngày 1-1-2008 thì người dân hợp thức hóa bằng giấy viết tay trước thời điểm này. Ngoài ra, trách nhiệm và sự phối hợp của các cơ quan, đơn vị trong việc tiếp nhận, giải quyết, hướng dẫn, thẩm định, thực hiện quy trình cấp GCNQSDĐ chưa thật sự công khai; việc xác định nguồn gốc đất tại một số nơi còn bất cập.

“Thời gian tới, UBND huyện tiếp tục chỉ đạo hoàn thành công tác đo đạc, cấp giấy chứng nhận các dự án đo đạc tập trung; hoàn chỉnh cơ sở dữ liệu tài nguyên môi trường; chỉ đạo các đơn vị thực hiện đảm bảo công tác cấp GCNQSDĐ cho công dân; thực hiện tốt công tác kê khai đăng ký đất đai để thực hiện tốt công tác quản lý đất đai”-Phó Chủ tịch UBND huyện thông tin thêm.

Có thể bạn quan tâm

“Khoác áo mới” cho đô thị vào xuân

“Khoác áo mới” cho đô thị vào xuân

(GLO)- Tại khắp các địa phương trong tỉnh Gia Lai, công tác chỉnh trang đô thị đang được khẩn trương thực hiện, bảo đảm sáng-xanh-sạch-đẹp phục vụ Nhân dân vui xuân, đón Tết Nguyên đán 2025 và chào mừng đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030.

Kbang: Làm đẹp không gian đô thị chào đón Xuân mới. Ảnh: Ngọc Minh

Kbang làm đẹp không gian đô thị chào đón Xuân mới

(GLO)- Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 đang đến gần, cơ quan chức năng và người dân huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) đang khẩn trương chỉnh trang đô thị, làm đẹp các tuyến đường góp phần tạo diện mạo phố xá sáng-xanh-sạch-đẹp đón mừng Xuân mới.

Tại Quyết định này, UBND tỉnh công bố 15 thủ tục hành chính mới và 22 thủ tục bãi bỏ trong lĩnh vực hoạt động xây dựng thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Xây dựng, sở Giao thông vận tải, Sở Nông nghiệp và PTNT, Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh.

Công bố 15 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực hoạt động xây dựng

(GLO)- Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung vừa ký ban hành Quyết định số 40/QĐ-UBND công bố 15 thủ tục hành chính mới và bãi bỏ 22 thủ tục trong lĩnh vực hoạt động xây dựng thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Xây dựng, Sở Giao thông-Vận tải, Sở Nông nghiệp và PTNT, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh.

Nhiều bạn trẻ đã đặt lịch chụp ảnh từ sớm để đón Tết Nguyên đán 2025 (ảnh nhân vật cung cấp).

Dịp Tết, nhiều dịch vụ “ăn nên làm ra”

(GLO)- Ngay từ đầu tháng Chạp, nhu cầu đăng ký, sử dụng các dịch vụ trong dịp Tết như chụp ảnh, dọn nhà, giặt ủi... của người dân tăng cao. Đây cũng là khoảng thời gian các doanh nghiệp, cơ sở hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ này “ăn nên làm ra”.