Chư Prông: Các tôn giáo ký kết chương trình phối hợp bảo vệ môi trường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO) -Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), Phòng Tài nguyên và Môi trường cùng các tổ chức tôn giáo ký kết chương trình phối hợp bảo vệ môi trường (BVMT) và ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2023 - 2026.

Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội, Phòng Tài nguyên và Môi trường và các tổ chức tôn giáo trên địa bàn huyện. Ông Kpui Hồ Công Thông - Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Trưởng ban Dân vận Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện chủ trì hội nghị.

Tại hội nghị, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện, Phòng Tài nguyên và Môi trường, cùng các tổ chức tôn giáo đã thảo luận thông qua và tiến hành ký kết Chương trình phối hợp về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2023 - 2026. Nội dung trọng tâm của chương trình là: Tiếp tục nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm BVMT, ứng phó với biến đổi khí hậu của các tổ chức, cá nhân tôn giáo và Nhân dân, thúc đẩy Chương trình “Toàn dân tham gia BVMT”. Phấn đấu đến hết năm 2026 có 100% chức sắc, chức việc, tu sĩ, các tổ chức tôn giáo và tổ chức tôn giáo trực thuộc tích cực hưởng ứng tham gia BVMT.

Đại diện các tôn giáo huyện Chư Prông tham gia hội nghị ký kết Chương trình phối hợp đẩy mạnh phát huy vai trò các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2023 - 2026. Ảnh Thanh Nhật

Đại diện các tôn giáo huyện Chư Prông tham gia hội nghị ký kết Chương trình phối hợp đẩy mạnh phát huy vai trò các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2023 - 2026. Ảnh Thanh Nhật

Phát huy có hiệu quả các giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp và nguồn lực của các tôn giáo tham gia BVMT và ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần tích cực, chủ động trong thực hiện Chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu đến năm 2050. Khuyến khích các tầng lớp nhân dân, các tôn giáo ủng hộ, tăng cường sử dụng, khai thác các nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời mái nhà, áp dụng các biện pháp tiết kiệm và sử dụng năng lượng phù hợp, hiệu quả.

Tiếp tục vận động chức sắc, nhà tu hành, tín đồ xây dựng cơ sở tôn giáo xanh, sạch, đẹp, văn minh. Tổ chức các lớp tập huấn nhằm nâng cao năng lực BVMT và ứng phó với biến đổi khí hậu cho chức sắc, chức việc, tín đồ và người dân. Xây dựng và nhân rộng những mô hình điểm cộng đồng tôn giáo và người dân tham gia BVMT, ứng phó với biến đổi khí hậu phù hợp với đặc điểm, điều kiện cụ thể của mỗi tôn giáo.

Khuyến khích các hoạt động từ thiện, kịp thời giúp đỡ, hỗ trợ, chia sẻ với những người nghèo khó, người khó khăn tại cộng đồng khi gặp thiên tai, bão, lũ...

Người uy tín xã Ia Vê huyện Chư Prông vận động đồng bào dân tộc thiểu số và đồng bào có đạo tại địa phương chung tay bảo vệ môi trường, gắn với xây dựng nông thôn mới. Ảnh Thanh Nhật
Người uy tín xã Ia Vê huyện Chư Prông vận động đồng bào dân tộc thiểu số và đồng bào có đạo tại địa phương chung tay bảo vệ môi trường, gắn với xây dựng nông thôn mới. Ảnh Thanh Nhật

Tiếp tục đưa nội dung BVMT, ứng phó với biến đổi khí hậu vào chương trình hoạt động hàng năm, những khóa bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Tổ chức và hưởng ứng các phong trào thi đua, các cuộc thi, sáng kiến về BVMT; đẩy mạnh việc tuyên dương và khen thưởng các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt công tác BVMT, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Cùng với đó, phát huy vai trò nêu gương của chức sắc, chức việc, nhà tu hành, người đứng đầu các cơ sở tôn giáo trong tham gia thực hiện BVMT và ứng phó với biến đổi khí hậu. Thường xuyên phối hợp chặt chẽ với MTTQ, ngành Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan chức năng để vận động thực hiện và giám sát việc thực hiện pháp luật về BVMT, ứng phó với biến đổi khí hậu tại các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân liên quan, nhằm đảm bảo hiệu quả của việc thực hiện Luật BVMT năm 2020 và Chương trình mục tiêu Quốc gia về biến đổi khí hậu.

Có thể bạn quan tâm

Khắp nơi tràn ngập rác thải. Ảnh: H.P

Gia Lai: Rác thải “bủa vây” đường mới ven sông Dinh

(GLO)- Hai tuyến đường giao thông dọc hệ thống tiêu thoát lũ ven sông Dinh (đoạn qua khu vực 1, phường Quy Nhơn Đông, tỉnh Gia Lai) lúc mới khánh thành rất sạch đẹp, người dân hay ra hóng mát. Giờ đây, hình ảnh đó đang bị thay thế bởi những đống rác thải, xà bần ngổn ngang tràn ra mặt đường.

Xe đưa đón cán bộ công chức xuống Quy Nhơn làm việc

Nhu cầu đi lại tuyến Pleiku-Quy Nhơn tăng đột biến sau khi sáp nhập tỉnh

(GLO)- Sau khi sáp nhập, tỉnh Gia Lai đặt trụ sở hành chính tại phường Quy Nhơn. Nhu cầu đi lại của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động từ tỉnh Gia Lai (cũ) đến nơi làm việc mới cũng tăng mạnh, kéo theo hoạt động vận tải hành khách tuyến Pleiku-Quy Nhơn và ngược lại cũng tăng đột biến.

Nhiều cây xanh trong khuôn viên xã Đông (cũ) bị cắt làm củi. Ảnh: Ngọc Minh

Nhiều cây xanh trong khuôn viên xã Đông (cũ) bị cắt bán

(GLO)-Thời điểm sáp nhập, chuyển giao bộ máy hành chính, quanh khuôn viên trụ sở xã Đông, huyện Kbang cũ (nay là Đảng ủy xã Kông Bơ La, tỉnh Gia Lai) có 17 cây xanh đường kính 25-50 cm bị cưa hạ. Các thân cây đã được bán làm củi, còn cành nhánh nhỏ bị đốt hoặc chất thành đống ngổn ngang.

Ngôi nhà tự 'thở' giữa lòng đô thị

Ngôi nhà tự 'thở' giữa lòng đô thị

Toạ lạc trên khu đất rộng 450m2 tại khu đô thị ở Jakarta (Indonesia), ngôi nhà là minh chứng cho lối kiến trúc có thể mở rộng giới hạn không gian sống bằng sự kết nối giữa thiên nhiên, ánh sáng và cảm xúc. 

null