Chiến sự Nga-Ukraine: Vũ khí duy nhất hiện nay của Ukraine có đủ khả năng làm chậm bước tiến của Nga vào Kiev

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Không phải dàn vũ khí tối tân đầy uy lực mà Phương Tây viện trợ cho Ukraine, thực tế điều quyết định có thể giúp Ukraine làm chậm các bước tiến của quân đội Nga tại thời điểm này lại hoàn toàn phụ thuộc vào "Rasputiza"- cuộc chiến bùn, cho thấy mọi dự đoán trước đó đều có thể ngược lại.

Theo thuật ngữ tiếng Nga, "Rasputiza" có nghĩa là "thời gian ngăn mọi con đường" và đề cập đến những tuần khi mưa lớn vào mùa Thu hoặc mùa Xuân, tan băng biến mặt đất thành bùn sâu.

Do vị trí địa lý đặc biệt, "Rasputiza" là một hiện tượng nổi tiếng ở các vùng đất đen màu mỡ của Ukraine, Belarus và Nga. Nó có thể đóng một vai trò quyết định trong quá trình tiếp theo của cuộc chiến Nga-Ukraine.

"Đã có nhiều tình huống trước đây khi xe tăng cùng các phương tiện cơ giới khác lao qua cánh đồng và bị kẹt", nhà phân tích quân sự Ukraine Mykola Beleskov cho biết: "Các binh sĩ buộc phải bỏ lại các phương tiện này và tiếp tục đi bộ".

Hay như một đoạn video được Liveuamap đăng vào tháng trước (10/2), được cho là quay tại vùng Rostov, gần biên giới Ukraine, và thậm chí chưa đến mùa "Rasputiza" mà hơn một chục xe tăng chủ lực Nga (xe tăng T-72B3 có giáp ERA bổ sung) đã bị mắc kẹt trong bùn sâu khi tham gia cuộc tập trận ở miền Nam nước này và một chiếc máy xúc đang cố gắng "giải cứu" chúng.


 

Hình ảnh xe tăng Nga có thể mắc kẹt trong bùn ở Ukraine.
Hình ảnh xe tăng Nga có thể mắc kẹt trong bùn ở Ukraine.


Theo dự kiến thì hiện tượng "Rasputiza" sẽ bắt đầu vào giữa tháng Ba tại Ukraine, bởi vậy nhà sử học quân sự Michel Goya viết trên tạp chí Le Grand Continent và nhà khoa học chính trị Spencer Meredith viết vài ngày trước khi cuộc chiến Nga-Ukraine bắt đầu, trong một bài báo cho Viện Chiến tranh hiện đại thuộc Học viện Quân sự Hoa Kỳ West Point, đều cho rằng: "Đầu mùa Xuân được cho là thời điểm tồi tệ nếu tấn công Ukraine bằng các phương tiện cơ giới vì khi tuyết rơi vào ban đêm, nhiệt độ ấm dần lên vào ban ngày kết hợp với mưa khiến mặt đất trở nên lầy lội đầy bùn sâu. Các hoạt động phải chuyển sang đường nhựa hoặc phải tiến theo dọc bên lề các con đường, nơi binh lính có thể dễ dàng bị tấn công hơn".

Nhà khoa học chính trị Mỹ Jason Lyall từ Đại học Dartmouth cũng tin rằng yếu tố khí hậu là một trong những 'con át chủ bài lớn nhất' của Ukraine trước ưu thế quân sự của Nga tại thời điểm hiện nay.

Lịch sử cho thấy tác động mà Rasputiza đem lại có thể thay đổi cả cục diện trận chiến

Vào mùa Thu năm 1812, quân đội của Napoléon đã bị kìm hãm bởi bùn đất khi họ rút lui khỏi Nga quá lâu, đến nỗi mùa Đông khắc nghiệt đã ập đến với họ. Ở mặt trận phía Đông trong Chiến tranh thế giới thứ hai, giai đoạn lầy lội kéo dài nhiều tháng đã làm chậm bước tiến của quân Đức trong Trận chiến Moscow (tháng 10 năm 1941 đến tháng 1 năm 1942) và có thể đã giúp cứu thủ đô Liên Xô khỏi sự chiếm đóng của Đức.

Các 'mùa giải Rasputiza' của Nga nổi tiếng là một lợi thế phòng thủ lớn trong thời chiến. Một mùa Xuân tan băng có lẽ đã cứu Novgorod khỏi cuộc chinh phục và cướp phá trong cuộc xâm lược của người Mông Cổ vào thế kỷ 13.

Bùn sâu đến đầu gối là không thể vượt qua ngay cả đối với các phương tiện cơ giới đường bộ tiến tiến ngày nay. Các chuyên gia quân sự đồng ý rằng cuộc tấn công của quân đội Nga sẽ bị đình trệ bởi "Rasputiza" nửa cuối tháng 3, nếu nó đến sớm hơn dự kiến.

Tại sao nói Rasputiza là  lối thoát duy nhất cho Ukraine tại thời điểm quân Nga đang bao vây quanh Kiev?

Rasputiza (tiếng Nga: распу́тица, IPA: [rɐsˈputʲɪtsə]) là một thuật ngữ tiếng Nga để chỉ hai mùa trong năm, mùa Xuân và mùa Thu, khi việc đi lại trên những con đường không trải nhựa (chiếm 40%) hoặc xuyên đất nước trở nên khó khăn do điều kiện lầy lội do mưa hoặc tuyết tan.

Chiến tranh cơ giới (hay chiến tranh xe tăng, chiến tranh bọc thép là việc sử dụng các phương tiện chiến đấu bọc thép trong chiến tranh hiện đại) ra đời có nhược điểm là mặc dù xe tăng có thể hoạt động hiệu quả vào mùa Hè hoặc mùa Đông, nhưng chúng lại tỏ ra kém hữu ích hơn vào mùa Xuân và mùa Thu.

Có thể thấy rõ, khi Nga vượt qua biên giới Ukraine vào ngày 24/2, nhiều đơn vị cơ động của họ bị mắc kẹt trên các cánh đồng và bị giới hạn trên các con đường chính, nơi mà các vấn đề về hậu cần và kháng cự đã làm chậm đáng kể quá trình tiến tới gần hơn Kiev.

 

 Các tàu sân bay bọc thép của Nga trong một cuộc tập trận đổ bộ ở Crimea vào tháng 10/2021.
Các tàu sân bay bọc thép của Nga trong một cuộc tập trận đổ bộ ở Crimea vào tháng 10/2021.


Cuộc tấn công của Nga vào Kiev trước đó được dự báo sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn nếu nhiệt độ giảm sâu (tuyết thường phủ từ giữa tháng 11 đến cuối tháng 3 ở đây), khi "mực nước ngầm cao" bị đóng băng, nó tạo điều kiện tối ưu cho đường xuyên quốc gia và phương tiện có bánh cơ động có thể băng qua.

Tuy nhiên, từ khi bắt đầu cuộc chiến, nhiệt độ ở Ukraine thường dao động từ -10 đến -2 độ C trên mức đóng băng, tuyết chỉ rơi nhẹ (thường có tầm nhìn xa hơn 800m) trong khi tuyết rơi vừa có tầm nhìn từ 400-800m.

Điều này là dễ hiểu bởi Ukraine chứng kiến nhiệt độ cao hơn từ 1 đến 3 độ C so với mức trung bình trong 30 năm qua, một trong nhiều thay đổi mà cuộc khủng hoảng khí hậu đã mang lại cho khu vực này.

Mùa Xuân ở Đông Âu thường ẩm ướt hơn mức trung bình, và đất ở Ukraine cũng ẩm ướt hơn các nơi khác, điều này dẫn tới ít sương giá hơn và nhiều bùn hơn, kết hợp với việc có khả năng không có thời gian đóng băng, cũng đồng nghĩa với Rasputiza có khả năng sẽ đến sớm hơn dự kiến.

Bởi, theo dự báo thời tiết ở Kiev từ ngày 13/3 đến cuối tháng 3 thì nhiệt độ thường lạnh giá vào ban đêm nhưng thấp nhất cũng chỉ xuống đến -8 độ C, tuyết rơi nhẹ nhưng ban ngày nhiệt độ tăng, thậm chí có nắng, nhưng đặc biệt nhiều mây và gió.

Trong báo cáo của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu được công bố năm ngoái nói rằng có một mối liên hệ rõ ràng giữa biến đổi khí hậu và mùa Đông thay đổi của Ukraine. Điều này đặc biệt rõ ràng ở miền Đông Ukraine, nơi nhiệt độ mùa Đông trung bình ấm hơn khoảng 3 độ C so với những năm 1960.

Tiến sĩ Svitlana Krakovska thành viên người Ukraine của Uỷ ban, nói: "Ba mươi năm trước, chúng tôi đã có tuyết phủ, đặc biệt là ở miền đông Ukraine, trong ít nhất ba tháng của mùa lạnh và chúng tôi sẽ có những đêm băng giá trong khoảng năm tháng. Vào năm 2020, chúng tôi thực sự không có mùa Đông, chỉ có vài ngày dưới 0, và chúng tôi không có nhiều tuyết, chỉ một chút thôi".


 

 
Đoàn xe kéo dài hàng km của quân đội Nga ở phía tây bắc Kiev đột nhiên không còn trong 'tầm mắt'.Lực lượng thiết giáp Nga không có tiêu chuẩn chiến thuật và do đó dễ dàng trở thành mục tiêu của quân đội Ukraine. Quân đội Nga đang ngày càng phải vật lộn với các vấn đề tiếp tế trong cuộc tấn công. Điều này ngăn cản tiến độ nhanh hơn và mang lại hy vọng cho người Ukraine. (Ngày 12/3)
Đoàn xe kéo dài hàng km của quân đội Nga ở phía tây bắc Kiev đột nhiên không còn trong 'tầm mắt'.Lực lượng thiết giáp Nga không có tiêu chuẩn chiến thuật và do đó dễ dàng trở thành mục tiêu của quân đội Ukraine. Quân đội Nga đang ngày càng phải vật lộn với các vấn đề tiếp tế trong cuộc tấn công. Điều này ngăn cản tiến độ nhanh hơn và mang lại hy vọng cho người Ukraine. (Ngày 12/3)


Và hơn hết việc Nga không thể sử dụng xe tăng chiến đấu thế hệ tiếp theo T-14 Armata nếu tấn công Kiev ngay thời điểm Rasputiza xảy ra có thể ngăn cản kế hoạch chiến tranh cơ giới của Nga. Xe tăng chiến đấu thế hệ tiếp theo của Nga - T-14 Armata từ lâu đã hứa hẹn sẽ tạo ra một cuộc cách mạng về khả năng tác chiến của Quân đội Nga. T-14 được coi là một trong những mẫu xe tăng nguy hiểm nhất trên thế giới, và nếu xét trên một số phương diện thì nó chính là chiếc xe tăng thế hệ thứ tư duy nhất trên thế giới có khả năng băng qua những vùng lãnh thổ rộng lớn địa hình khắc nghiệt bao gồm cả bùn hay tuyết sâu một cách nhanh chóng nhờ sức bền và tính cơ động cao, đồng thời có thể sống sót trước bộ binh Ukraine được trang bị tên lửa chống tăng Javelin của Mỹ vốn được sử dụng như một loại vũ khí bất đối xứng. Tuy nhiên, do việc chậm trễ sản xuất cũng như việc Nga tập trung vào hiện đại hóa các loại xe tăng cũ hơn như T-72 và T-90 khiến T-14 Armata không thể tham gia vào các chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine. Hiện tại Nga chỉ đang sử dụng chủ yếu dòng xe tăng T-72B3 cho chiến dịch quân sự tại Ukraine, đây là dòng xe tăng cấp thấp và rẻ nhất của Quân đội Nga.

Nếu Rasputiza xảy ra sớm, quân đội Nga buộc phải đẩy mạnh các cuộc không kích với các tên lửa dẫn đường chính xác nếu muốn tiến thẳng vào Kiev. Tuy nhiên điều này không hề dễ dàng bởi các phương tiện có thể bị chậm lại do thời tiết xấu bất kể Nga đã triển khai các thiết bị hậu cần để giúp khắc phục những vấn đề như vậy, bao gồm các phương tiện phục hồi và vật liệu bắc cầu.Thời gian ban ngày luôn ngắn hơn ban đêm gây ảnh hưởng không nhỏ tới quyết định thời điểm tác chiến của người chỉ huy quân đội Nga.

 

 Khói dày đặc do pháo kích ở Ukraine. Theo Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc, Michelle Bachelet thì phần lớn thương vong của dân thường Ukraine là do vũ khí nổ tầm xa, bao gồm pháo hạng nặng và hỏa lực phóng tên lửa, cũng như các cuộc không kích và tên lửa.
Khói dày đặc do pháo kích ở Ukraine. Theo Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc, Michelle Bachelet thì phần lớn thương vong của dân thường Ukraine là do vũ khí nổ tầm xa, bao gồm pháo hạng nặng và hỏa lực phóng tên lửa, cũng như các cuộc không kích và tên lửa.



Massicot, người trước đây là nhà phân tích cấp cao của Lầu Năm Góc về quân đội Nga, cho biết: "Bầu trời sẽ không phải là yếu tố thuận lợi cho tên lửa hành trình hoặc đạn đạo dẫn đường chính xác của Nga, hoặc thậm chí một số hệ thống pháo tầm xa chính xác hơn của họ. Mây che phủ, đặc biệt với lượng mây dự báo nhiều và thấp vào nửa cuối tháng 3 tại Kiev không phải là một yếu tố thuận lợi nếu nhắm tới các địa điểm cố định như cơ sở quân sự hoặc căn cứ đầu não và kiểm soát ở những nơi đã biết tọa độ. Một tầng mây thấp cản trở các hoạt động không quân cũng như do thám vệ tinh và có thể làm giảm ưu thế trên không đáng kể của Nga. Mọi máy bay đều có những giới hạn liên quan đến thời tiết và tầm nhìn của phi công có thể bị ảnh hưởng bởi độ dày của tầng mây. Tuyết là một vấn đề nếu tuyết rơi sẽ khiến tầm nhìn bị hạn chế".

"Dù cả hai bên đều quen thuộc với các cuộc không chiến mùa Đông, chiếc MiG-29 Fulcrum mà cả Nga và Ukraine đều sở hữu, có cửa hút trên đỉnh giống như mang cá mập, được thiết kế để giữ cho động cơ không hút tuyết vào trong khi cất cánh, nhưng thiết bị SAM tầm nhiệt là một lợi thế cho Ukraine, chúng có thể phát huy hiệu quả trong thời tiết lạnh giá", phi công trực thăng CH-46E của Thủy quân lục chiến Mỹ đã nghỉ hưu Pete Phillips nhận xét.

Theo ông San Clemente (cựu quân nhân của lực lượng không quân Hoa Kỳ) trên Fox News thì với tầm nhìn bị hạn chế và bay thấp, máy bay tấn công cánh cố định của Nga sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi tránh địa hình, xác định mục tiêu và đảm bảo không có hỏa lực của phe mình trong các cuộc tấn công. Máy bay tấn công cánh cố định như Sukhoi Su-25 hoặc Mil Mi-24 của Nga, thường hỗ trợ hỏa lực trong phạm vi gần với các lực lượng phe mình. Chúng đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các yếu tố mặt đất và máy bay tấn công. Ông San Clemente cũng lập luận rằng các lực lượng Ukraine có lợi thế so với phía Nga vì họ không chỉ quen thuộc với địa hình mà còn biết rõ những gì họ có thể và không thể làm trong thời tiết xấu: "Vì bên phòng thủ thường hiểu biết về địa hình và bố trí phe mình tốt hơn người tấn công – nên bên phòng thủ có lợi thế hơn. Quy tắc tương tự cũng áp dụng cho trực thăng tấn công, nhưng thời tiết có thể xấu hơn. Ở một mức độ nào đó, nó phụ thuộc vào trình độ của phi hành đoàn và hệ thống nhận biết địa hình trên máy bay”.


 

 Irpin chỉ cách Kiev 20 km - thành phố gần đây là nơi diễn ra các trận giao tranh ác liệt.
Irpin chỉ cách Kiev 20 km - thành phố gần đây là nơi diễn ra các trận giao tranh ác liệt.


Nhiều tên lửa đất đối không của Ukraine được dẫn đường bằng radar và không bị ảnh hưởng bởi thời tiết, điều này cũng gây khó khăn cho phía Nga. Nếu máy bay cánh quay của Nga cần đến gần để xác định mục tiêu do tầm nhìn kém hoặc trần bay thấp, ông San Clemente cho biết máy bay sẽ dễ bị rơi vào tầm ngắm tên lửa đất đối không (SAM) của lực lượng phòng không Ukraine với các tên lửa chủ yếu được dẫn đường bằng tia hồng ngoại (IR). Một ví dụ về hệ thống IR là tên lửa Stinger của Mỹ: “Bên tấn công phải có vũ khí dẫn đường bằng GPS để đạt độ chính xác. Bên phòng thủ cũng có thể sử dụng các biện pháp gây nhiễu GPS và các biện pháp phòng thủ điện tử khác để giảm độ chính xác của cuộc tấn công đường không của đối phương. Tất nhiên, điều này không ngăn cản đối phương tiến hành oanh tạc nhưng nó sẽ làm chậm bước tiến”.
 

Một hình ảnh vệ tinh do công ty Maxar Technologies của Mỹ chụp vào ngày 12 tháng 3 năm 2022 cho thấy các tòa nhà và đường phố bị phá hủy ở thành phố Mariupol của Ukraine.
Một hình ảnh vệ tinh do công ty Maxar Technologies của Mỹ chụp vào ngày 12 tháng 3 năm 2022 cho thấy các tòa nhà và đường phố bị phá hủy ở thành phố Mariupol của Ukraine.



https://danviet.vn/chien-su-nga-ukraine-vu-khi-duy-nhat-hien-nay-cua-ukraine-co-du-kha-nang-lam-cham-buoc-tien-cua-nga-vao-kiev-20220311155308694.htm

Theo San San (Dân Việt, Focus, Đức)

Có thể bạn quan tâm

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

(GLO)-"Hôm nay là khoảnh khắc đặc biệt, duy nhất sẽ không bao giờ xảy ra. Cả trong lịch sử Nga, Belarus và Ukraine, cũng như trong lịch sử thế giới, đặc biệt là châu Âu. Câu hỏi duy nhất là phải làm gì. Tất cả các bạn đều hiểu và biết rằng chỉ có một cách thức – đó là đàm phán. Đàm phán không có điều kiện tiên quyết", ông Lukashenko nói trong bài phát biểu trước người dân Belarus và các nhà lập pháp hôm 31/3.
Cựu tổng thống Trump bị truy tố

Cựu tổng thống Trump bị truy tố

(GLO)-Theo CNN đưa tin ngày 30/3, ông Trump sẽ trở thành cựu Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ bị truy tố hình sự. Diễn biến này có thể tác động đáng kể đến chiến dịch tái tranh cử năm 2024 của ông Trump, trùng với thời điểm xét xử vụ án.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

(GLO)-Mới đây, đài RT dẫn lời ông Putin cho biết vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga có thể được đưa đến Belarus sớm nhất vào mùa hè năm nay, đánh dấu lần đầu tiên từ thập niên 1990 vũ khí này được triển khai ngoài lãnh thổ Nga. Vũ khí đưa đến Belarus nhưng sẽ do lực lượng Nga quản lý.
Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

(GLO)-CNN hôm 23/3 dẫn số liệu thống kê từ chính quyền Bắc Kinh cho hay, từ năm 2021 – 2022, dân số thành phố đã giảm từ 21,88 triệu người xuống 21,84 triệu người. Đây là lần đầu tiên trong vòng 19 năm trở lại đây, Bắc Kinh ghi nhận tình trạng dân số giảm.
Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

(GLO)-Theo Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây, nhu cầu để Ukraine tái thiết và phục hồi đã tăng lên tới 411 tỷ USD, chỉ sau một năm Nga tấn công nước này. Khoản kinh phí khổng lồ nêu trên thể hiện tại cáo cáo được thực hiện bởi Kiev, Ngân hàng Thế giới, Ủy ban châu Âu và Liên hợp quốc.
Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

(GLO)-Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 21/3, người phát ngôn phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby nói: “Chúng ta đã thấy cách mà hai quốc gia này phát triển mối quan hệ gắn bó như thế nào trong nhiều năm qua”.
Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

(GLO)-Báo cáo được Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc (IPCC) công bố hôm 20/ 3 ‐ chắt lọc từ 10.000 trang báo cáo của hơn 1.000 nhà khoa học - cho thấy thế giới có khả năng đã bỏ lỡ mục tiêu khí hậu là hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5⁰C so với nhiệt độ thời tiền công nghiệp.
Dịch tả lại hoành hành châu Phi

Dịch tả lại hoành hành châu Phi

(GLO)-Ngày 17/3, TTXVN tại châu Phi dẫn thông tin từ Trung tâm kiểm soát dịch bệnh (CDC) châu Phi cho biết trong đợt dịch tả đang bùng phát tại một số quốc gia thuộc châu lục này, giới chức y tế đã ghi nhận tổng cộng 53.660 ca mắc bệnh kể từ tháng 2 vừa qua đến nay, trong đó 1.282 ca tử vong.
ICC phát lệnh bắt tổng thống Nga

ICC phát lệnh bắt tổng thống Nga

(GLO)-Theo TASS, trong lệnh bắt ngày 17-3, Tòa hình sự quốc tế ( ICC) cho biết họ nghi ngờ ông Putin đã trục xuất bất hợp pháp trẻ em và đưa người bất hợp pháp từ lãnh thổ Ukraine sang Nga.