Chiêm ngưỡng di sản văn hóa Óc Eo tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chiều 24-4, du khách và người dân Thủ đô đã tận mắt chiêm ngưỡng, tìm hiểu di sản văn hóa Óc Eo, An Giang tại Triển lãm mang tên “Di sản văn hóa Óc Eo” được khai mạc tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám. Sự kiện do Bảo tàng An Giang và Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giám tổ chức.

  Cắt băng khai mạc triển lãm
Cắt băng khai mạc triển lãm "Di sản văn hóa Óc Eo".

Với trên 100 hình ảnh và trên 40 hiện vật gốc được trưng bày, triển lãm đã giới thiệu đến công chúng một nền văn hóa cổ của Việt Nam có niên đại từ thế kỷ II đến thế kỷ VII sau Công nguyên.

Các hiện vật bao gồm đồ thờ cúng, sinh hoạt, sản xuất, trang sức, vật liệu kiến trúc, được khai quật và tìm thấy ở tỉnh An Giang trong các đợt khảo cổ từ năm 1994 đến những năm đầu thế kỷ 21, hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng An Giang. Mặc dù được xuất hiện từ rất sớm nhưng nhiều hiện vật có tính thẩm mỹ cao như: chuỗi hạt bằng đá tìm thấy năm 1983 với các họa tiết, mầu sắc tinh tế.

Các hình ảnh trưng bày tại triển lãm thể hiện theo các chủ đề: giới thiệu di chỉ văn hóa Óc Eo; hoạt động khảo cổ; tôn giáo, tín ngưỡng; nghề kim hoàn; gốm Óc Eo. Đặc biệt, triển lãm giới thiệu những hình ảnh khuôn đúc bằng kim loại có hình đức Phật hai tòa tháp và hình hoa lá, hình ảnh tượng Phật bằng đồng, tượng ba vị thần đạo Bà la môn là Brahma, Visnu, Shiva… thể hiện đời sống tín ngưỡng, tôn giáo phong phú của thời kỳ bấy giờ.

Không gian phân bố của văn hóa Óc Eo ở hầu hết các tỉnh Nam Bộ nhưng tập trung nhiều nhất là khu vực Óc Eo – Ba Thê thuộc huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Hiện vật văn hóa Óc Eo rất phong phú, bao gồm nhiều chất liệu: gốm, gỗ, đá, vàng, đồng, thiếc, thủy tinh. Trong đó có di vật mang phong cách Bà la môn giáo, Phật giáo, có chữ viết, có tiền tệ, có một hệ thống sản xuất nhiều ngành nghề từ nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, kể cả thương nghiệp. Văn hóa Óc Eo có quan hệ với các trung tâm chính trị, văn hóa đường thời và có một đời sống tinh thần phong phú, có sức lan tỏa rộng lớn ở khu vực Đông Nam Á cổ đại.

Văn hóa Óc Eo ở An Giang được nhà khảo cổ học người Pháp Louis Malleret phát hiện và khai quật tại gò Óc Eo, xã Vọng Thê, huyện Thoại Sơn, An Giang vào năm 1944. Tiếp đó là hàng loạt các cuộc khai quật khảo cổ của các nhà khoa học trong nước và quốc tế, phát hiệu và sưu tập nhiều hiện vật quý tại hơn 20 di chỉ như Óc Eo-Ba Thê, Đá Nổi, Định Mỹ, Tráp Đá, Lò Mo, Núi Sam và Tri Tôn…

Bà Bùi Thị Thúy, Giám đốc Bảo tàng An Giang chia sẻ, triển lãm góp phần tuyên truyền, giáo dục lòng tự hào dân tộc, ý thức giữ gìn và phát huy những di sản văn hóa đặc trưng của Việt Nam tới đông đảo người dân Thủ đô cũng như người dân cả nước.

Triển lãm diễn ra đến ngày 24-5.

Đinh Thuận (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Thợ rèn trong xã hội Tây Nguyên

Thợ rèn trong xã hội Tây Nguyên

(GLO)- Việc tìm thấy kim loại sắt đã giúp loài người tiến một bước dài trong lịch sử. Cũng vì thế mà người chế tác sắt-thợ rèn được nhiều tộc người trên thế giới tôn vinh. Riêng với người Tây Nguyên, thợ rèn được coi là người sáng thế, người tạo ra con người.
Chuyện về hậu hiền họ Nguyễn ở Phú Cần

Chuyện về hậu hiền họ Nguyễn ở Phú Cần

(GLO)- Hàng năm, cứ đến ngày 28-5 âm lịch, dân làng Phú Cần xưa (nay thuộc thôn Thắng Lợi, xã Phú Cần, huyện Krông Pa) lại tập trung về ngôi đền thờ tiền hiền của làng để tưởng nhớ và tri ân các bậc tiền hiền, hậu hiền đã có công xây dựng, phát triển làng xã.
Liên hoan hát ru, hát dân ca và trình diễn nhạc cụ các dân tộc: Sức sống của nghệ thuật dân gian

Liên hoan hát ru, hát dân ca và trình diễn nhạc cụ các dân tộc: Sức sống của nghệ thuật dân gian

(GLO)- Khởi đi từ đời sống, nghệ thuật dân gian chạm vào đời sống và có sức sống bền lâu. Điều đó thêm một lần thể hiện tại Liên hoan hát ru, hát dân ca và trình diễn nhạc cụ các dân tộc tỉnh Gia Lai năm 2024 qua phần trình diễn của các nghệ sĩ “chân đất”.
Nghệ nhân ưu tú trao truyền di sản văn hóa

Nghệ nhân ưu tú trao truyền di sản văn hóa

(GLO)- Các nghệ nhân ưu tú trong cộng đồng Bahnar, Jrai đã cùng gặp nhau tại phố núi Pleiku (tỉnh Gia Lai) để truyền dạy văn hóa phi vật thể cho thế hệ kế cận. Thay đổi không gian thực hành quen thuộc nhưng các nghệ nhân và truyền nhân vẫn đầy đam mê, luôn giữ lửa tình yêu với văn hóa dân tộc.
Lễ cúng bến nước Hồ Lắk

Lễ cúng bến nước Hồ Lắk

Lễ cúng bến nước hay còn gọi là lễ cúng bến hồ là một trong những lễ hội truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên nói chung và dân tộc M’nông huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk nói riêng.
Hoa tai bạc của người Bahnar

Hoa tai bạc của người Bahnar

(GLO)- Hoa tai bạc hay ngà voi là trang sức đặc trưng của phụ nữ Bahnar ở huyện Kông Chro. Nếu hoa tai ngà voi gần như biến mất cùng với tục căng tai thì hoa tai bạc vẫn tồn tại trong đời sống của người Bahnar như một tiêu chí của cái đẹp, của truyền thống văn hóa.
Lễ cúng sức khỏe của người Ê Đê

Lễ cúng sức khỏe của người Ê Đê

Trước ngày tổ chức lễ cúng sức khỏe, người dân trong buôn cùng nhau góp một ít gạo cho chủ nhà nấu rượu phục vụ lễ cúng. Qua đó, thể hiện sự gắn kết, sẻ chia trong cuộc sống, tình đoàn kết cộng đồng dân tộc.