Chị tôi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Đông đã về. Nắng vàng nhạt nương gió heo may đưa lạnh lùa vào da thịt. Lần lữa trước những chiếc áo khoác kiểu dáng khác nhau, chất liệu vải, độ mỏng dày khác nhau, tự dưng tôi tần ngần trước chiếc áo len chị Ba tôi đan tay ngày nào.
Chị Ba là con thứ hai, nhưng là con gái đầu của cha mẹ tôi. Bảng xếp hàng theo sau chị có bảy đứa em cả trai lẫn gái. Con gái đầu thường được cha mẹ yêu thương nhiều, có lẽ vì sớm biết gánh vác việc nhà, đỡ đần cha mẹ nuôi dạy đàn em.
Ngót 40 năm, tôi vẫn còn giữ tấm áo len chị tôi đan cho ngày nào.  (ảnh minh hoa)
Ngót 40 năm, tôi vẫn còn giữ tấm áo len chị tôi đan cho ngày nào. (ảnh minh hoa)
Chị Ba đỗ Tú tài toàn phần, học dở Trường Sư phạm Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) rồi trở thành cô giáo tiểu học ngay sau khi nước nhà thống nhất. Thời ấy, con gái ở quê có trình độ học vấn như chị hiếm lắm. Chị là niềm tự hào của gia đình, họ tộc, là tấm gương cho những gia đình hiếu học ở quê tôi.
Dạy học trường làng gần nhà có nhiều thời gian rỗi, ngoài việc đồng áng chị tôi có thêm nghề đan, móc len. Nói là nghề, bởi chị kiếm được tiền từ nó. Cũng cần nói thêm, những năm trước và cận sau đổi mới (tháng 12-1986), hàng hóa mọi mặt đều khan hiếm nhưng nhu cầu làm đẹp, giữ ấm thì vẫn có. Ngày ấy, mùa đông dường như lạnh hơn bởi cuộc sống còn quá khó khăn, cơm không đủ no, áo không đủ ấm, nhà cửa tuềnh toàng trống trước hở sau chứ không tường cao cổng kín như bây giờ. Ngày ấy, có được tấm áo mới dù để giữ ấm cơ thể cũng đồng nghĩa với việc làm đẹp, tằn tiện lắm mới sắm được. “Nữ công gia chánh” có điều kiện phát huy. Đơn giản thì khéo vá, giỏi hơn thì thêu thùa, đan móc. Để có len, chị tôi phải đạp xe hơn 20 km đến thị xã Quy Nhơn (nay là TP. Quy Nhơn) tìm mua. Nói là tìm, vì thời bao cấp Nhà nước độc quyền phân phối hàng hóa nên tiểu thương lén lút buôn bán từ cây kim đến sợi chỉ. Thời gian theo học ở thị xã này đã giúp chị tôi thuộc đường đi lối lại, có bạn bè người thân mách nước, giới thiệu người bán hàng (riêng việc này, phụ nữ ở quê không được mấy người). Mua được nguồn len tận gốc giá rẻ, chất lượng linh hoạt, phong phú sắc màu lại khéo tay nên sản phẩm của chị đã đẹp lại có phần rẻ hơn, được nhiều người đặt hàng. 
Cầu vượt cung, chị Ba “kéo” cả những thiếu nữ gần nhà tranh thủ ngày nông nhàn vào cuộc. Chị dạy họ đan, thêu. Có giờ lý thuyết, buổi thực hành hẳn hoi. Sẵn có phương pháp sư phạm, lại nhiệt tình chỉ bảo nên “học viên” của chị chóng biết nghề. Tuy thế, vì nguồn nguyên liệu len khó tìm, khách hàng chỉ tín nhiệm mỗi sản phẩm của chị nên chị đứng ra nhận hàng, giao khoán việc cho “học trò”, trả công họ theo từng sản phẩm. Chị tôi trở thành cô chủ. Tiền kiếm được “cô chủ” không dành riêng cho mình mà đưa mẹ đong gạo, mua thức ăn, sắm sanh vật dụng tối cần thiết cho gia đình. Nhiều lần mẹ ái ngại bảo chị giữ lấy còn có chút của nả ngày về nhà chồng. Chị cười bảo, khi nào thằng Út Mười lớn khôn thì con mới tính… Hàng ngày, Út Mười vẫn lon ton theo chị đến trường làng, biết chừng nào mới lớn khôn?!
Từ những cuộn len còn lại sau khi hoàn thành mỗi tấm áo cho khách, theo kích cỡ và chất lượng sợi, chị Ba cuộn thành những cuộn lớn bé khác nhau để dành. Giúp người học có điều kiện thực hành, chị nhờ họ dùng số len này đan áo cho các em nhỏ của mình. Thế là đàn em lít nhít của chị đứa nào cũng có được vài tấm áo len sắc màu, đẹp rạng ngời trong mắt trẻ thơ!
Thời THPT, tôi được chị Ba đan cho chiếc áo len màu xanh rêu cổ cao, thắt rết hai hàng chạy dọc phía trước, bo thít ngang đẹp lắm. Ngày đông tháng giá, đường đến trường mỗi sớm tinh mơ hun hút gió lùa, lay phay mưa bụi nhưng tấm áo giữ ấm cơ thể tốt vô cùng.
Ngót 40 năm, tôi vẫn còn giữ tấm áo len chị tôi đan cho ngày nào. Thi thoảng lại mặc, khoe cùng đàn con, như để truyền giữ hơi ấm yêu thương từ anh chị em ruột thịt.
 NGUYỄN ĐÌNH PHÊ

Có thể bạn quan tâm

Thơ Phạm Đức Long: Những mùa lá hình tim

Thơ Phạm Đức Long: Những mùa lá hình tim

(GLO)- Ngày đất nước hòa bình, những mầm xanh vươn lên mạnh mẽ. Lá cây mang hình trái tim như sự tri ân muôn đời đến những người con đất Việt đã ngã xuống vì độc lập, tự do. Mỗi chiếc lá xanh là một lời nhắc nhở, nguyện ước về một cuộc sống bình yên, ấm no, mãi mãi trường tồn...
Thơ Hà Hoài Phương: Cảm thu

Thơ Hà Hoài Phương: Cảm thu

(GLO)- Ai đó từng nói: “Thơ là thu của lòng người, thu là thơ của trời đất”. Vẻ đẹp của đất trời lúc sang thu luôn làm xao xuyến những tâm hồn lãng mạn. Bài thơ Cảm thu của tác giả Hà Hoài Phương có lẽ đã được ra đời trong sự cộng hưởng ấy...
Khai mạc hội nghị tập huấn lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật năm 2024

Khai mạc hội nghị tập huấn lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật năm 2024

(GLO)- Sáng 27-8, tại TP. Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương khai mạc hội nghị tập huấn với chủ đề "Công tác lãnh đạo, quản lý văn hóa, văn nghệ sau 50 năm đất nước thống nhất, đổi mới, phát triển: Thực tiễn và những vấn đề cần quan tâm".
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Lời ru xưa

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Lời ru xưa

(GLO)- Lời ru à ơi ngọt ngào của mẹ đã nuôi dưỡng tâm hồn mỗi chúng ta từ thuở còn nằm nôi cho đến lúc trưởng thành. Để rồi, khi mùa Vu Lan báo hiếu đến, chúng ta lại nhớ về mẹ cùng lời ru xưa đầy yêu thương và nguyện khắc ghi trên mỗi bước đi cuộc đời...
U80 vẫn mê đọc sách

U80 vẫn mê đọc sách

(GLO)- Do là chỗ thân tình nên tôi vẫn gọi người phụ nữ U80 Nguyễn Thị Hồng Hợp (trú tại tổ 3, phường Diên Hồng, TP. Pleiku) là chị. Mặc dù tuổi đã cao nhưng chị vẫn giữ cái tính mê đọc sách từ ngày còn son trẻ.
Văn hóa người làm báo

Văn hóa người làm báo

Cuộc trò chuyện ngắn ngủi với một đồng chí nguyên là cán bộ lãnh đạo tỉnh (đã nghỉ hưu) sáng nay về ứng xử của một phóng viên trẻ công tác ở một tờ báo bạn làm tôi suy nghĩ rất nhiều. Rõ ràng là vẫn cần nỗ lực hơn nữa trong xây dựng văn hóa người làm báo.
Thơ Bút Biển: Hoài niệm

Thơ Bút Biển: Hoài niệm

(GLO)- Hoài niệm không đơn thuần là xúc cảm thoáng qua về quá khứ mà có sự hòa lẫn nhiều cung bậc. Trong "Hoài niệm" của mình, nhà thơ Bút Biển đã nhớ về những mùa thu cũ với bao cảm xúc ngây ngô thuở thiếu thời. Để rồi, "chợt tỉnh gặp mình trong thực tại/Mỉm cười nhìn vạt nắng ngát hương".

Ra mắt sách 'Theo dấu chân Người'

Ra mắt sách 'Theo dấu chân Người'

Ngày 16-8, Viện Nghiên cứu Phát triển Phương Đông đã tổ chức buổi ra mắt sách "Theo dấu chân Người" (NXB Hội Nhà văn) của GS-TS - nhà văn Trình Quang Phú - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Phương Đông. "Theo dấu chân Người" là tập truyện ký viết về 30 năm đi tìm đường cứu nước của Bác Hồ.
Bàn tay

Thơ Đại Dương: Bàn tay

(GLO)- Chỉ qua hình ảnh "Bàn tay", tác giả Đại Dương đã thổi hồn vào đó bao cung bậc cảm xúc khác nhau; lúc hân hoan tươi mới, khi lại đau đáu, nhạt nhòa: "bàn tay mơ giọt sương", "bàn tay khóc phận người", "bàn tay xây nấm mộ", "bàn tay đếm thời gian", "bàn tay gầy ngơ ngẩn"...

Rót đầy một giấc tôi

Rót đầy một giấc tôi

(GLO)- "Rót đầy một giấc tôi" - Cơn mê men chếnh choáng hư hao của kẻ hay hoài niệm, chênh vênh giữa hai bờ hư thực. Một hình dung cũ, một chút hương lúa chín giữa ngày thu se sẽ như kéo người về khoảng nào xao xác, để ngồi lại tình tự riêng mình, tự ủ ấm mình trong men thơm ký ức...

Gương mặt thơ: Đỗ Trung Lai

Gương mặt thơ: Đỗ Trung Lai

(GLO)- Ông là Đại tá quân đội, nguyên Phó Tổng Biên tập phụ trách Báo Tiếng nói Việt Nam (Đài Tiếng nói Việt Nam), nguyên Trưởng phòng Biên tập Báo Cuối tuần (Báo Quân đội nhân dân), hiện sống ở Hà Nội. 
Họa mi HBlơng kể chuyện thời chiến

“Họa mi” H’Blơng kể chuyện thời chiến

(GLO)- Những năm 80 của thế kỷ trước, mỗi lần đi ngang qua khuôn viên Ty Văn hóa-Thông tin, tôi lại bị mê hoặc bởi một giọng nữ trong trẻo, vút cao. Sau này, tôi mới biết tiếng hát đó là của chị Rơmăh H’Blơng-một “họa mi” có thâm niên 10 năm cất cao tiếng hát giữa đạn bom.