(GLO)- Họ là những phóng viên luôn “cháy” hết mình với nghề. Không quản ngại khó khăn, họ sẵn sàng xông pha, dấn thân… để đem đến cho bạn đọc, khán thính giả những thông tin giá trị, hấp dẫn, sinh động và mang đậm hơi thở cuộc sống.
* Nhà báo Nguyễn Vĩnh Hoàng: “Muốn có tác phẩm tốt phải xác định đề tài và xây dựng đề cương”
Năm 2006, tôi bắt đầu làm việc tại Báo Gia Lai. Trong thời gian công tác, tôi may mắn đạt được một số giải báo chí cấp quốc gia và khu vực. Theo tôi, để có một tác phẩm dài kỳ đạt chất lượng cao thì khâu quan trọng trước tiên là chọn đề tài và xây dựng đề cương. Đề tài hay sẽ quyết định đến chất lượng bài viết. Sau khi đã xác định được đề tài thì khâu tổng hợp tư liệu và xây dựng đề cương cũng không kém phần quan trọng. Đề cương phải bám sát ý tưởng từ ban đầu, có thể triển khai bài viết theo trình tự không gian, thời gian hoặc ngược lại. Sau khi hoàn thành đề cương, tôi nhờ lãnh đạo cơ quan và đồng nghiệp góp ý để có thể hoàn thiện tốt nhất tác phẩm của mình.
Kỷ niệm khiến tôi nhớ mãi là vào năm 2020. Khi xây dựng đề cương thực hiện loạt bài “Chung một dòng sông”, tôi đã được Tổng Biên tập dẫn đi thực tế để thực hiện bài viết. Không may là sau khi đi tác nghiệp trở về, vợ tôi bị Covid-19. Lúc ấy, dịch bệnh đang diễn biến phức tạp khiến mọi người vô cùng lo lắng, hoang mang. Tôi phải đi cách ly và các đồng nghiệp đi cùng chuyến công tác ấy cũng buộc phải cách ly khiến tôi cảm thấy rất áy náy. Và cũng vì dịch bệnh mà loạt bài ấy mãi đến 6 tháng sau mới hoàn thành. May mắn và vinh dự là tác phẩm đã được bạn đọc đánh giá cao; đồng thời đạt giải B Giải Báo chí “Vì sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc” và giải C Giải Báo chí về thông tin đối ngoại.
* Nhà báo Nguyễn Thị Dung: “Tôi may mắn vì có sự hậu thuẫn từ gia đình để sống hết mình với nghề”
Nghề báo là một nghề khó khăn và nguy hiểm, đòi hỏi sự dấn thân và trách nhiệm xã hội rất lớn. Nhà báo nữ đối diện với những khó khăn, áp lực nhất định. Đó là thể lực, là những chuyến công tác dài ngày hoặc phải ở qua đêm. Có lần tôi đi bộ hàng chục cây số vì xe không vào được đến nơi. Đêm ngủ lại ở trên các đồn, chốt Biên phòng hay nhà dân, không sóng điện thoại, không điện chiếu sáng, lại thêm thời tiết khắc nghiệt. Hay có những đêm theo chân những người lính Biên phòng đi đánh án ma túy đầy hiểm nguy và căng thẳng. Tuy nhiên, tôi may mắn luôn được sự ủng hộ và hậu thuẫn từ gia đình để sống hết mình với nghề.
Làm báo ở vùng khó tuy vất vả nhưng cũng rất nhân văn. Mỗi bước chân, mỗi trang viết đều có thể thay đổi cách người ta nhìn về một vùng đất, một con người. Tôi hiểu rằng, mình không chỉ đang làm nghề mà còn đang là cầu nối giữa những số phận lặng thầm và công chúng. Tôi tin vào giá trị của nghề và luôn cố gắng để chứng minh rằng phụ nữ cũng có thể làm báo giỏi và dấn thân không thua gì nam giới.
Công tác xây dựng Đảng luôn được xem là một đề tài khó và khá khô khan, đòi hỏi sự kết hợp giữa tư duy chính trị, nghiệp vụ báo chí và trải nghiệm thực tiễn. Tôi cho rằng, để có một tác phẩm tốt ở lĩnh vực này, người viết phải “hiểu đúng, viết trúng”. Trong đó, hiểu đúng là nắm chắc các vấn đề cốt lõi như công tác tổ chức, cán bộ, đạo đức…; còn viết trúng là chọn đúng khía cạnh cụ thể, thiết thực, tránh lý thuyết suông. Tác phẩm phải “bắt rễ” từ thực tiễn, kiểm chứng thông tin cẩn trọng, tư duy phản biện nếu có cũng phải trung thực, với tinh thần xây dựng, góp phần chỉnh đốn Đảng.
Kỷ niệm đáng nhớ nhất trong nghề của tôi có lẽ là được tác nghiệp tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Đây là sự kiện chính trị quan trọng, do đó, với tôi không chỉ là áp lực lớn, mà còn là niềm vinh dự.
* Nhà báo Nguyễn Anh Tuất: “Nhà báo phải thực sự dấn thân và theo đuổi đề tài”
Dù học tập, công tác ở Tây Nguyên đã gần 25 năm nhưng tôi thấy mình vẫn như nhỏ bé trước rừng già. Do đó, cách thức tiếp cận, từ ngôn ngữ đến phong tục tập quán của người dân, tôi vẫn phải luôn học hỏi, quan sát hàng ngày mới đảm bảo phản ánh đúng, trúng bản chất của vấn đề, từ đó có những nội dung phỏng vấn hay, gợi mở để bà con bộc bạch và trải lòng. Đây là nguồn tư liệu quý để tôi đưa vào các tác phẩm báo chí của mình.
Là phóng viên truyền hình, tôi nghĩ điều quan trọng nhất là mang được cảm xúc đến cho khán giả qua những câu chuyện chân thực, hình ảnh, âm thanh sống động. Trước yêu cầu mới đặt ra, nhất là trong thời kỳ bùng nổ, cạnh tranh thông tin, sự phát triển lấn át của mạng xã hội như hiện nay, tôi cũng chủ động tiếp thu và làm chủ công nghệ để có những sản phẩm báo chí hay, đặc sắc phục vụ công chúng.
Ngày 21-6 là ngày đặc biệt-ngày mà mỗi người làm báo chúng tôi luôn hướng về để tự hào, để ôn lại truyền thống và suy ngẫm về những gì đã trải qua, những gì mình đã làm và chưa làm được hay những dự định sắp tới. Làm báo là công việc đặc thù, vất vả và áp lực. Cái đích của báo chí là cung cấp cho độc giả, khán thính giả những thông tin mang hơi thở cuộc sống, có sức lan tỏa sâu rộng và đem lại hiệu quả trong đời sống xã hội cũng như định hướng dư luận. Vì vậy, tôi nghĩ rằng, mỗi phóng viên phải thực sự dấn thân và theo đuổi đề tài. Thực tế có rất nhiều đề tài “động”, tức là sự biến chuyển theo thời gian của sự kiện. Khi chúng ta thực sự quan tâm, hãy kiên trì dành thời gian để đầu tư, vì có rất nhiều vấn đề, sự vật, sự kiện, con người, vùng đất... hôm nay như vậy nhưng ngày mai sẽ khác.
* Nhà báo Rmah Piên: “Tôi yêu ống kính máy quay và những khung hình biết nói”
Điều khiến tôi nhớ nhất sau hơn 15 năm theo nghề quay phim báo chí có lẽ chính là ký ức hiện hữu trong từng khoảnh khắc phía sau ống kính, trong những đoạn đường gập ghềnh theo đoàn công tác của tỉnh đến với vùng sâu, vùng xa, vùng bão lũ hay trong những đêm thức trắng dựng hình cho kịp bản tin phát vào ngày hôm sau. Với nghề báo, tôi sống với đủ cung bậc cảm xúc, từ niềm vui, nỗi buồn, đến hồi hộp, lo lắng... trong từng chuyến đi và qua mỗi thước phim.
Tôi vẫn nhớ như in chuyến công tác cùng đồng nghiệp về xã Ia Broắi (huyện Ia Pa) giữa mùa mưa bão năm 2009. Đường sá khi ấy sạt lở, nước lũ chia cắt nhiều buôn làng, trong đó buôn Jứ Ama Hoét gần như bị cô lập hoàn toàn. Khi ấy, chúng tôi không chỉ vác máy quay phim, truyền đi những thông tin kịp thời về tình hình mưa lũ, mà còn đóng vai trò là người vận chuyển đồ ăn, nước uống đến cho bà con.
Rồi những chuyến tác nghiệp ở vùng sâu, vùng xa, không sóng điện thoại, nơi chỉ có thể di chuyển bằng xe máy trên những con đường đất trơn trượt, tôi ngồi sau cố gắng ôm chặt chiếc máy quay vào ngực, che chắn cho khô ráo, chỉ mong đến nơi an toàn để giữ được tài sản làm nghề quý giá. Chưa kể, có lần tôi tác nghiệp ở khu vực khai thác khoáng sản trái phép còn bị đe dọa đánh, tới khi trời tối họ mới thả cho về. Nghề báo là vậy, không phải lúc nào cũng vinh quang, mà nhiều khi là những phút giây đối mặt với hiểm nguy chỉ vì một sự thật cần được nói ra…
Cứ thế, tôi và các đồng nghiệp rong ruổi khắp nơi để tác nghiệp. Mỗi chuyến đi đều đầy ắp những kỷ niệm vui buồn khó tả. Để rồi, mỗi khi ngồi dựng hình hậu kỳ, tôi nhận ra rằng mình đang làm một công việc giữ lại những khoảnh khắc “biết nói”.
Ngày 21-6 hàng năm là dịp để những người làm nghề như tôi ngẫm lại với ký ức khó quên trong suốt chặng đường theo đuổi nghề báo hình. Hơn 15 năm ấy, tôi thấy mình trưởng thành nhờ chính những đoạn phim đã quay, những vùng đất từng đặt chân đến. Mỗi thước phim là một câu chuyện sống động, là chứng nhân cho bao đổi thay. Để rồi, khi phát sóng, nó không chỉ là hình ảnh mà còn là lời kể về một miền đất, một con người, một sự kiện bằng thứ ngôn ngữ riêng của ánh sáng và khung hình. Có lẽ, với tôi, đó mới chính là giá trị lớn nhất mà nghề báo đem lại.
Với tinh thần “xã, phường mới - tinh thần mới”, lực lượng đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) tỉnh Gia Lai đã thể hiện rõ sự năng động, chủ động và trách nhiệm trong công việc, luôn thường trực tại Trung tâm Phục vụ hành chính công và Bộ phận Một cửa cấp xã mới để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.
Anh Phạm Hồng Hiệp (SN 1989, quê huyện Phù Cát, Bình Định, nay là tỉnh Gia Lai), từng đảm nhận các chức vụ Trưởng ban Thanh thiếu nhi – Trường học Tỉnh Đoàn Bình Định; Phó Bí thư Tỉnh Đoàn, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh Đoàn Bình Định; Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam tỉnh Bình Định.
(GLO)-Dịp hè, ngoài học năng khiếu, nhiều học sinh ở thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã lựa chọn học võ cổ truyền để rèn luyện kỹ năng tự vệ, nâng cao sức khỏe, tinh thần và góp phần gìn giữ, phát triển nền võ thuật truyền thống.
(GLO)- Trở thành đảng viên khi vừa tròn 18 tuổi là niềm tự hào của nhiều bạn trẻ ở tỉnh Gia Lai, đây là minh chứng cho sự trưởng thành về nhận thức, bản lĩnh và lý tưởng sống. Vinh dự này đã trở thành động lực để các bạn trẻ nỗ lực hơn trong học tập, rèn luyện để cống hiến cho quê hương, đất nước.
(BĐ) - Chiều 29.6, Hội Nữ doanh nhân tỉnh tổ chức Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2025 và chương trình giao lưu, kết nối với Hội Nữ doanh nhân tỉnh Gia Lai. Tham dự Hội nghị có Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lê Bình Thanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Hải Giang, Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lý Tiết Hạnh.
(GLO)-Kỳ nghỉ hè bắt đầu cũng là lúc các đoàn viên thanh niên Gia Lai háo hức tham gia chiến dịch “Hoa phượng đỏ”. Không chỉ là sân chơi bổ ích trong dịp hè, chiến dịch còn là cơ hội để ĐVTN thể hiện tinh thần xung kích tình nguyện, sống có trách nhiệm và trưởng thành từ những trải nghiệm thực tế.
'Yêu nước thì việc gì có lợi cho nhân dân, dù khó mấy cũng phải ra sức làm cho kỳ được. Điều gì có hại cho nhân dân, dù khó mấy cũng phải ra sức trừ cho kỳ hết'. Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên xã Phú Thuận B (Đồng Tháp) đã cho ra đời mô hình 'Ngày cuối tuần tử tế'.
(GLO)- Đông đảo tình nguyện viên huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) đã tham gia buổi hiến máu tình nguyện vào sáng 28-6. Với họ, hiến máu không chỉ giúp phục vụ tốt hơn công tác cứu chữa bệnh nhân mà còn lan tỏa thông điệp nhân văn vì cộng đồng.
(GLO)- Từ ngày 25 đến 27-6, 42 đội hình tình nguyện tham gia chương trình “Tư vấn-Tiếp sức mùa thi” năm 2025 đã có nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực nhằm hỗ trợ thí sinh và người nhà thí sinh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT.
(GLO)- Từng có công việc ổn định ở nước ngoài, anh Đào Huy Phong (SN 1996, trú tại tổ 10, thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã trở về Chư Sê khởi nghiệp từ mô hình nuôi hươu sao. Quyết định táo bạo ấy giúp anh có thu nhập ổn định, mở ra hướng phát triển kinh tế mới trên quê hương.
(BĐ) - Ngày 27.6, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam tỉnh Huỳnh Thị Thanh Nguyệt đã đến thăm, động viên các đội thanh niên tình nguyện “Tiếp sức mùa thi”.
(GLO)- Trong ngày 26 và 27-6, diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, một số tổ chức Đoàn, nhóm thiện nguyện và nhà hảo tâm ở tỉnh Gia Lai đã trao tặng những suất cơm nghĩa tình, tiếp thêm động lực cho các sĩ tử trên hành trình chinh phục ước mơ.
Thí sinh khuyết tật, có hoàn cảnh đặc biệt được tình nguyện viên đến tận nhà đưa đi thi; hay hối hả chạy về nhà của thí sinh lấy hộ giấy tờ bị bỏ quên… là những hình ảnh rất đẹp và ấm áp của những màu áo tiếp sức mùa thi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Trong 6 tháng đầu năm 2025, Hội Nữ doanh nhân tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, khẳng định rõ vai trò kết nối, đồng hành cùng hội viên trong phát triển kinh doanh, lan tỏa tinh thần khởi nghiệp, đồng thời góp phần tích cực vào công tác an sinh xã hội và các phong trào chung của tỉnh.
(GLO)- Đó là những chia sẻ đầy xúc động của các sĩ tử đặc biệt tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 tại tỉnh Gia Lai. Có em bị khuyết tật bẩm sinh, có em không may bị tai nạn giao thông ngay trước kỳ thi, dẫu khó khăn nhưng các em vẫn không từ bỏ hành trình chinh phục tri thức.
Thiết thực học tập và làm theo gương Bác, trên cương vị Chủ tịch Hội Nông dân xã, ông Hà Thế Phong (SN 1969, ở xã Nhơn Hạnh, TX An Nhơn) thường xuyên tìm tòi, sáng tạo trong công tác tổ chức, xây dựng Hội vững mạnh. Đáng chú ý, nhiều năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết
(GLO)- Hưởng ứng ngày Gia đình Việt Nam (28-6), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tổ chức cuộc thi tìm hiểu kiến thức pháp luật về gia đình với chủ đề “Gia đình hạnh phúc-Quốc gia thịnh vượng”. Cuộc thi nhằm tạo sự lan tỏa về chuẩn mực, giá trị đạo đức và truyền thống tốt đẹp của gia đình.
Từ ngay sau lễ ra quân Tiếp sức mùa thi 2025, đặc biệt những ngày cận kề với kỳ thi tốt nghiệp THPT, sinh viên tình nguyện TP.HCM đã tất bật từ sáng sớm đến tận đêm khuya để vận chuyển vật phẩm sẵn sàng tiếp sức thí sinh đi thi.
Liên hoan Sáng tạo trẻ trong học sinh, sinh viên tỉnh năm 2025 (do Tỉnh đoàn, Hội Sinh viên Việt Nam tỉnh tổ chức) đã mang đến nhiều ý tưởng sáng tạo, gần gũi, mang tính ứng dụng cao. Không chỉ là sân chơi để thử sức, nhiều bạn trẻ đã mang cả những mong muốn, trải nghiệm gửi vào từng sản phẩm.
Không chỉ giống nhau ở vẻ ngoài, cặp chị em song sinh Nguyễn Trần Ý Nhi (Chi hội phó Chi hội Ngôn ngữ Anh K45B) và Nguyễn Trần Yến Nhi (Phó Bí thư Chi đoàn, Chi hội trưởng Chi hội Ngôn ngữ Anh K45B, Khoa Ngoại ngữ, Trường ÐH Quy Nhơn) còn song hành, cùng phấn đấu học tập, rèn luyện.
(BĐ) - Trại hè thiếu nhi năm 2025 do Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh tổ chức sẽ diễn ra trong 2 ngày 25 và 26.6 tại TP Quy Nhơn, với nhiều hoạt động sôi nổi như: Giải bóng đá và bơi lội thiếu nhi cấp tỉnh, thi hát Quốc ca tại địa chỉ đỏ, biểu diễn võ thuật, vẽ tranh chủ đề “Bảo vệ môi trường”, tham gia trò chơi dân gian