Chán việc văn phòng về trồng vườn rau trên sân thượng, vạn người mê

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Với mảnh vườn trên sân thượng và mái nhà, chị Nguyễn Thùy (Q.9, TP.HCM) an tâm hơn khi hàng ngày, mỗi bữa cơm sum vầy đều được chế biến từ những loại rau củ thu hoạch trên sân thượng, do chính tay chị miệt mài chăm bón, vun xới từng ngày.



Trên một diễn đàn quy tụ hàng trăm nghìn người yêu cây cối, chị Nguyễn Thùy là thành viên tích cực thường xuyên chia sẻ những hình ảnh về vườn rau “cưng” của mình. Những hình ảnh về mảnh vườn trong nhà phố của chị khiến nhiều người phát thèm vì quá xum xuê, xanh tốt.

 

 Chị Nguyễn Thùy là
Chị Nguyễn Thùy là "nông dân phố" chính hiệu với mảnh vườn rộng 120m2.



Chia sẻ với PV Dân Việt, chị Thuỳ cho biết, mảnh vườn của gia đình chị rộng khoảng 120m2, trồng luân phiên các loại rau như: Củ cải, su hào, xà lách, bầu, bí, rau gia vị…

Sài Gòn có 2 mùa mưa nắng, chị Thuỳ trồng được rau quanh năm. Gần chục năm nay, hầu như gia đình chị Thuỳ không phải mua rau chợ nữa, vì đã có khu vườn đa dạng các loại rau quả ngay tại nhà.

Khoảng sân thượng được chị trồng rau quả theo phương pháp thổ canh truyền thống. Phần diện tích trên mái mới được chị thiết kế hệ thống Aquaponic để trồng thêm nhiều loại rau trái phục vụ nhu cầu thực phẩm sạch cho gia đình.


 

Một góc sân thượng xum xuê rau trái.
Một góc sân thượng xum xuê rau trái.



Chị Thùy cho biết, trước đây chị vốn là một nhân viên văn phòng nhưng rất mê làm vườn những lúc rảnh rỗi. Sau khi quyết định nghỉ hẳn công việc văn phòng để ở nhà làm nội trợ, chị có nhiều thời gian hơn để tập trung chăm chút cho niềm đam mê nho nhỏ của mình.

Ban đầu chị chỉ muốn tạo một không gian xanh tươi trên sân thượng nên chị trồng vài chậu cây ăn quả. Tuy nhiên, càng trồng càng ham, chị lại tiếp tục trồng rau.

“Thời gian đầu mình thường trồng những loại rau ăn lá như mồng tơi, rau cải, xà lách, dền, đay… Sau khi những loại rau ăn hàng ngày lên tươi tốt, có thêm nhiều kinh nghiệm, mình lại tiếp tục trồng các loại cây cần nhiều sự chăm sóc kỹ lưỡng như bầu, bí, dưa… Hiện tại mình khá chủ động và tự tin khi chăm sóc và thử trồng các loại giống mới”, chị Thuỳ chia sẻ.


 

 Mùa nào thức nấy, cả chục năm nay gia đình chị Thùy được thưởng thức rau sạch nhà trồng.
Mùa nào thức nấy, cả chục năm nay gia đình chị Thùy được thưởng thức rau sạch nhà trồng.



Theo chị Thùy, để rau phát triển tươi tốt, hạn chế sâu bệnh, điều quan trọng nhất là khâu chuẩn bị đất trồng và xử lý đất. Đầu tiên đất trồng phải đảm bảo đủ dinh dưỡng.

Chị Thùy liên hệ, đặt mua đất đỏ từ Đồng Nai lên, sau đó trộn thêm với tro trấu, bịch nấm thải ra sau khi trồng nấm và phân bò. Ngoài ra, chị còn tự ủ rau rác nhà bếp để làm phân hữu cơ bón cho cây. Để rác phân hủy tốt, chị "nhờ" sự hỗ trợ của trùn quế và ruồi lính đen. Ngoài bổ sung các thành phần dinh dưỡng cho đất, chị xử lý đất khá cẩn thận trước khi gieo trồng.

"Rầy rệp là kẻ thù của các loại rau, chúng thường làm cho rau bị héo lá và tàn rất nhanh. Rầy rệp còn hạn chế khả năng ra hoa, ra quả của các loại rau ăn quả. Tuy nhiên, xử lý đất tốt nên chị ít gặp rầy, rệp hại rau", chị Thuỳ cho biết.

Chia sẻ về bí quyết tạo nên mảnh vườn “vạn người mê”, chị Thùy cho rằng chỉ cần chú ý đến đặc điểm của từng loại cây. Ví dụ các loại cây leo giàn như bầu, bí, mướp cần nhiều đất, nhiều chất dinh dưỡng nên cần thường xuyên bổ sung chất dinh dưỡng, khi cây đã bắt đầu leo giàn cần ngắt ngọn để cây đẻ nhiều nhánh, giúp cây ra nhiều hoa và sai quả hơn.

Để tiết kiệm thời gian và công sức, chị Thuỳ còn đầu tư làm hẳn thang vận chuyển từ tầng 1 lên tới sân thượng. Chính vì vậy, các công việc liên quan đến làm vườn, một người phụ nữ chân yếu tay mềm như chị đều có thể tự thực hiện.


 

 Thang vận chuyển trong nhà giúp chị Thuỳ tiết kiệm khá nhiều thời gian, công sức làm vườn.
Thang vận chuyển trong nhà giúp chị Thuỳ tiết kiệm khá nhiều thời gian, công sức làm vườn.



Chị Thuỳ cho rằng, mảnh vườn không chỉ mang lại nguồn thực phẩm sạch, đảm bảo cho gia đình mà còn giúp chị cảm thấy vui vẻ hơn, bình yên hơn. Sau mỗi ngày bận rộn, chị lại được tận tay chăm sóc những gốc rau, gốc cây trên sân thượng nhà mình. Thi thoảng, chị “khoe” thành quả của mình lên mạng xã hội để giao lưu với những người có chung đam mê và học hỏi những gì mình chưa biết.

“Nhiều diễn đàn trồng cây rất hay và bổ ích, chỉ có điều là dễ làm “lây nghiện”, ví dụ như khi ai đó post loại cây mà mình chưa có thì lại thôi thúc mình bắt chước để có như người ta”, chị Thùy hài hước chia sẻ.

Cùng chiêm ngưỡng vườn rau 120m2 của người phụ nữ Sài thành:


 

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

http://danviet.vn/ngon-sach-la/chan-viec-van-phong-ve-trong-vuon-rau-tren-san-thuong-van-nguoi-me-1055974.html

 

Theo Quỳnh Nguyễn (Dân Việt)
Ảnh: NVCC


 

Có thể bạn quan tâm

Nhà máy xử lý rác thải Chư Sê hoạt động trở lại: Giải “bài toán” ô nhiễm môi trường

Nhà máy xử lý rác thải Chư Sê hoạt động trở lại: Giải “bài toán” ô nhiễm môi trường

(GLO)- Sau gần 7 tháng sửa chữa, nâng cấp máy móc thiết bị và xây dựng lại nhà xưởng bị hư hại do hỏa hoạn, Nhà máy xử lý rác thải Chư Sê đã hoạt động trở lại, góp phần giải “bài toán” ô nhiễm môi trường khi lượng rác thải sinh hoạt hàng ngày được xử lý kịp thời.

Ia Grai chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái

Ia Grai chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái

(GLO)- Những năm qua, huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tuyên truyền và triển khai có hiệu quả công tác phân loại, thu gom, xử lý rác thải tại nguồn. Nhờ đó, nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường sinh thái ngày càng chuyển biến tích cực, chất lượng môi trường từng bước được nâng cao.

Pleiku: Quy hoạch đô thị để định hình bản sắc và phát triển bền vững

Pleiku: Quy hoạch đô thị để định hình bản sắc và phát triển bền vững

(GLO)- Khai thác thế mạnh về điều kiện tự nhiên, cảnh quan môi trường để xây dựng đô thị có bản sắc riêng gắn với phát triển du lịch, dịch vụ và các giá trị văn hóa bản địa là mục tiêu mà TP. Pleiku đang tập trung hướng tới thông qua các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết.