Cấy ghép phân có thể được dùng để điều trị Covid-19

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Cấy ghép phân có thể đóng vai trò quan trọng giúp điều trị Covid-19. Các nhà khoa học phát hiện 2 bệnh nhân Covid-19 có thể trạng suy yếu, đáng lẽ bệnh tiến triển nặng, nhưng khi cấy ghép phân, họ chỉ bị sốt nhẹ trong vài ngày.
 
Cấy ghép phân có thể được dùng để điều trị Covid-19. ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Cấy ghép phân có thể được dùng để điều trị Covid-19. ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Hai ca bệnh kỳ lạ này xuất hiện ở Ba Lan. Ca bệnh đầu tiên là một cụ ông 80 tuổi bị viêm phổi. Ca bệnh thứ hai là một chàng trai 19 tuổi bị ức chế miễn dịch, theo Science Alert.
Cả hai người đều bị nhiễm trùng ruột nghiêm trọng do vi khuẩn Clostridium difficile. Giải pháp điều trị là cấy ghép phân từ người khỏe mạnh. Người hiến phân sẽ được cho ăn theo chế độ dinh dưỡng nghiêm ngặt. Phân được sàng lọc cẩn thận để tránh nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh.
Tuy nhiên, điều đặc biệt của 2 ca bệnh này là họ đã bị nhiễm Covid-19. Các bác sĩ cũng không biết vì sao họ nhiễm và nhiễm từ lúc nào.
Các triệu chứng Covid-19 xuất hiện ngay sau khi cấy ghép phân. Nhưng với thể trạng suy yếu, 2 người này đúng ra phải bị các triệu chứng nặng. Tuy nhiên, họ chỉ bị bệnh nhẹ, cơn sốt xuất hiện chỉ vài ngày là khỏi.
Họ hồi phục Covid-19 nhanh đến bất ngờ. Chàng trai 19 tuổi hết các triệu chứng Covid-19 chỉ trong 1 ngày mà không cần uống thuốc. Cụ ông 80 tuổi hết sốt chỉ sau 2 ngày cấy ghép phân, cơn sốt cũng không tái phát.
Điều này khiến các nhà khoa học rất bất ngờ. Bệnh nhân thay vì chuyển biến nặng lại chỉ bị các triệu chứng nhẹ sau khi ghép phân. Hiện tượng khác thường này không chỉ xuất hiện ở một mà cả hai ca bệnh.
Do đó, các nhà khoa học dự kiến sẽ sớm thử nghiệm cấy ghép phân để kiểm tra khả năng phục hồi của phương pháp này với bệnh nhận Covid-19. Đây không phải là lần đầu tiên các nhà khoa học đề xuất dùng phương pháp cấy ghép phân để điều trị Covid-19.
Hệ vi khuẩn đường ruột có liên kết chặt chẽ với hệ miễn dịch con người. Khi mắc Covid-19, bệnh cũng gây ra những rối loạn trong hệ tiêu hóa.
Một số bằng chứng cho thấy cấy ghép phân có thể giúp cân bằng vi khuẩn đường ruột ở người bị nhiễm Covid-19. Tuy nhiên, hiện giờ vẫn chưa có bất kỳ nghiên cứu nào thực hiện trên người, theo Science Alert.
Theo Ngọc Quý (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Tăng huyết áp, hay còn gọi là cao huyết áp, là một tình trạng mà áp lực máu trong động mạch cao hơn mức bình thường. Ở trẻ em, bệnh này ít được nhận biết hơn so với người lớn nhưng không kém phần nguy hiểm. Vậy bố mẹ làm thế nào để phát hiện con mình có dấu hiệu của một bệnh nhân cao huyết áp?