Cấp giấy phép lái xe hạng A0: Học sinh hết 'vô tư' chạy xe máy, xe đạp điện

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Người trên 16 tuổi sẽ được cấp giấy phép lái xe A0 được coi là một bước tiến lớn trong việc thay đổi ý thức người tham gia giao thông, đặc biệt là các em học sinh THPT.

 

Nhiều bạn học sinh đi xe không đội mũ bảo hiểm - Ảnh: HÀ QUÂN
Nhiều bạn học sinh đi xe không đội mũ bảo hiểm - Ảnh: HÀ QUÂN


Lợi ích của việc học và thi giấy phép lái xe A0 là được bồi dưỡng kiến thức pháp luật giao thông đường bộ và các kỹ năng điều khiển xe. Xã hội sẽ có một môi trường giao thông an toàn và hiệu quả, ngăn ngừa nguy cơ tai nạn, góp phần giảm chi phí xã hội.

Bà HOÀNG HỒNG HẠNH



Sau 60 ngày (21-4 đến 21-6) lấy ý kiến rộng rãi, dự thảo Luật giao thông đường bộ (sửa đổi), được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ GTVT, đã ghi nhận rất nhiều ý kiến đóng góp từ chuyên gia, người dân..., nhất là về nội dung bổ sung giấy phép lái xe A0 cho người trên 16 tuổi.

Đáp ứng yêu cầu thực tế

Bà Hoàng Hồng Hạnh, phó vụ trưởng Vụ Pháp chế thanh tra (Tổng cục Đường bộ Việt Nam), cho biết việc quy định hạng giấy phép lái xe A0 trong dự thảo luật này là để phù hợp với các quy định của Công ước Vienna.

Đồng thời đáp ứng được yêu cầu thực tế là người lái xe phải có hiểu biết về quy tắc giao thông đường bộ, có kỹ năng lái xe tốt để đảm bảo an toàn cho bản thân và người tham gia giao thông khác.

Ngày 22-6, ghi nhận của Tuổi Trẻ cho thấy sau giờ tan học, nhiều học sinh vô tư không đội mũ bảo hiểm, đi xe sai làn, qua đường không bật xinhan, vượt đèn đỏ, không giảm tốc độ khi gặp các ngã rẽ gần cổng trường.

Nhiều học sinh THPT đi xe máy dưới 50 phân khối, xe đạp điện với tốc độ trên 30km/h..., trong khi theo quy định hiện hành những người đi các loại xe này thì không cần giấy phép lái xe.

Chính điều này tạo ra "lỗ hổng" trong kiến thức pháp luật giao thông đường bộ và các kỹ năng điều khiển phương tiện của người tham gia giao thông.

Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, 90% số vụ tai nạn giao thông trong những năm gần đây liên quan đến học sinh rơi vào độ tuổi

16-18 (học sinh THPT). Bậc THPT hiện có 52% học sinh đến trường bằng xe đạp điện, xe máy nhưng các em lại không có giấy phép lái xe, đồng nghĩa các em chưa được trang bị đầy đủ kỹ năng lái xe, kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ.

Vì vậy, dự thảo Luật giao thông đường bộ (sửa đổi) bổ sung các quy định học sinh trên 16 tuổi khi điều khiển xe máy có dung tích xilanh dưới 50cm3 hoặc phương tiện có công suất động cơ điện không vượt quá 4kW phải có giấy phép lái xe hạng A0 là cần thiết và đáp ứng yêu cầu thực tế.

Đừng để "chỉ là hình thức"

Bên cạnh việc đồng tình, cũng có không ít ý kiến băn khoăn về quy định này. Chị L.T.T.T. - một phụ huynh học sinh ở Hải Phòng - chia sẻ: "Bằng lái xe chỉ là hình thức nếu bọn trẻ không nạp vào đầu kiến thức, quy định pháp luật về giao thông đường bộ. Xã hội có vẻ đang dung dưỡng cho giới trẻ quá nhiều nên các em phóng xe ra đường không cần ý thức, đùa nghịch bất chấp hậu quả".

Chị Hương Linh (ngụ quận Hoàng Mai, Hà Nội) cho rằng việc thi bằng lái A0 là không cần thiết, mất thời gian và tốn kém tiền bạc.

Chị Linh phân tích: "Một người 16 hay 17 tuổi phải học để đi thi lấy bằng A0, sử dụng được một hai năm sau, khi đủ 18 tuổi lại phải thi bằng A1, tốn kém về thời gian và tiền bạc. Theo tôi, vấn đề quan trọng ở đây là nâng cao ý thức cá nhân, chứ đi học rồi đi thi mà không tự ý thức cũng không có tác dụng".

Chị V.P.T. (Bắc Giang) có nỗi băn khoăn khác khi cho rằng việc tăng cường các buổi ngoại khóa và thực hành lái xe trong trường do cơ quan chức năng và nhà trường tổ chức hằng năm là chưa đủ, các em cần phải tham gia thi bằng lái xe theo quy định tại trường sát hạch.

Tuy nhiên, quy trình học và thi phải thuận tiện và tiết kiệm, nếu không tình trạng "mua bằng, bao đậu" sẽ gây phản tác dụng.

Trái lại, em Ngọc Mai (học sinh Trường THPT Yên Hòa, Hà Nội) đồng tình với dự thảo luật: "Em nghĩ việc thi bằng lái A0 là cần thiết. Hiện rất nhiều bạn phóng xe ra đường nhưng không hề biết một tí gì về biển báo, về các quy định của Luật giao thông đường bộ. Như em, nhiều lúc đi không hiểu biển báo, đến khi bị xử phạt mới biết mình phạm luật gì, bị lỗi gì".

Cũng theo em Ngọc Mai, bằng lái xe A0 sẽ góp phần hạn chế tai nạn giao thông, xóa bỏ tình trạng học sinh chỉ sợ CSGT bắt phạt, sợ trường hạ hạnh kiểm... nên mới tuân thủ quy định khi lái xe.

Trong khi đó, một số em học sinh khác khi tiếp xúc với chúng tôi tỏ ra lo ngại khi sợ không có thời gian sắp xếp giữa việc học ở trường và học thi bằng lái. Ngoài ra, điều các em lo lắng nhiều nhất vẫn là không rõ mức phí để học thi bằng lái A0 là bao nhiêu vì tuổi của các em vẫn phụ thuộc gia đình.

Về vấn đề này, theo bà Hạnh, dự thảo luật cũng đã tính đến phương án có thể miễn học đối với học sinh đã tham gia học các khóa học tìm hiểu về pháp luật giao thông đường bộ do trường phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền tổ chức, và phải tham dự sát hạch để được cấp giấy phép lái xe.

Ngoài ra, cơ quan chức năng cũng sẽ xây dựng lộ trình cụ thể và khuyến khích xã hội hóa để phục vụ nhu cầu thi giấy phép lái xe A0.


 


Luật giao thông đường bộ năm 2008:

* Điều 60, mục 1, khoản a: Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe máy có dung tích xilanh dưới 50cm3.

 


Dự thảo Luật giao thông đường bộ (sửa đổi):

* Điều 104, khoản a: Người 16 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng A0.

* Điều 103, mục 3, khoản a: Hạng A0 cấp cho người lái xe máy (kể cả xe máy điện) có dung tích xilanh dưới 50cm3 hoặc có công suất động cơ điện không vượt quá 4kW.

* Điều 106, khoản 2: Việc sát hạch để cấp giấy phép lái xe hạng A0 phải thực hiện tại các trung tâm sát hạch lái xe; các khu vực khác được thực hiện tại các sân sát hạch có sử dụng thiết bị chấm điểm tự động.



Theo HÀ QUÂN (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Khoảng lặng ở Tây Hồ

Khoảng lặng thôn Tây Hồ

(GLO)- Khoảng lặng chúng tôi muốn nói đến chính là cuộc sống của những người từng mắc bệnh phong, sống lặng lẽ ở xóm cùi thuộc thôn Tây Hồ (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai).

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

(GLO)-Với việc huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc tuyên truyền, huy động nguồn lực thực hiện, đến nay, nhiều xã trên địa bàn tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Bên cạnh diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống của người dân tại các xã nông thôn mới cũng được nâng lên rõ rệt.

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

(GLO)- Bên cạnh phát huy hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước, thời gian qua, xã Gào (TP. Pleiku) đã đẩy mạnh công tác truyền thông giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Qua đó, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao thu nhập của người dân và giảm nghèo bền vững.