Cảnh ngộ khó khăn của hai cậu học trò nghèo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tôi là một giáo viên ở thành phố Huế, nghe người ta kể về hai cậu học trò nghèo học giỏi ở vùng miền núi phía tây liền tìm lên để gặp các em. Và câu chuyện nỗ lực vượt khó của hai em đã khiến chúng tôi phải khâm phục.

Đôi bạn Chương - Quý
Đôi bạn Chương - Quý



Đó là hai học sinh của Trường THPT Bình Điền, một trường khó khăn thuộc vùng gò đồi Hương Trà, Thừa Thiên - Huế.

Phải đi làm để phụ mẹ nuôi em

Đó là hoàn cảnh của Đinh Vũ Hoàng Chương - lớp trưởng gương mẫu, học sinh giỏi ba năm liền của lớp 12B3 Trường THPT Bình Điền. Cha em đột ngột qua đời sau cơn nhồi máu cơ tim vì làm việc đuối sức, khi kỳ thi THPT quốc gia đã cận kề.

Mất đi người trụ cột gia đình, Chương bị sốc nặng. Nhưng em đã kìm nén, vượt qua nỗi đau, thay cha thức dậy lúc hai giờ sáng để chở mẹ về chợ đầu mối cách nhà 20km mua từng bó rau lên bán lại ở chợ Bình Điền, kiếm chút tiền cơm mỗi ngày cho gia đình.

Nhà Chương làm tạm trên mảnh đất xã cấp cho ông nội ở giữa khu rừng. Dẫn vào nhà là con đường mòn nhỏ gập ghềnh khó đi, nên khi ba Chương mất cả lớp huy động mỗi người vài bao đất để có đường đưa tang.

Cha vừa mất nhưng Chương vẫn không bỏ dở kỳ thi THPT quốc gia và đã trúng tuyển vào Trường đại học Luật của Đại học Huế với số điểm 26,75, xếp thứ 30/650 sinh viên trúng tuyển (văn: 7,25, sử: 8,75, địa: 9,25).

Niềm vui đậu đại học cũng là nỗi lo cho cả gia đình Chương, vì học phí 3,6 triệu đồng là một số tiền quá lớn. Tiền bạc và những thứ có giá đều đã bán để lo thuốc thang và đám tang cho người chồng vừa quá cố, nên người mẹ nghèo ấy chỉ đủ sức kiếm cơm qua ngày cho ba đứa con và bố chồng già yếu, bệnh tật.

Chương cho biết em sẽ xin bảo lưu kết quả năm nay để đi làm kiếm tiền phụ giúp mẹ lo cho các em ăn học và dành dụm ít tiền, để sang năm trở lại trường học cho xong đại học như mong ước của cha trước khi mất. “Bây giờ việc cần nhất là phải kiếm tiền cho hai em ăn học. Hai đứa đều học giỏi, em không muốn nó nghỉ học giữa chừng” - Chương nói.


 

Dù hoàn cảnh khó khăn, nhưng học hành vẫn luôn là niềm đam mê của Trần Đình Quý
Dù hoàn cảnh khó khăn, nhưng học hành vẫn luôn là niềm đam mê của Trần Đình Quý



Cao hơn chiều cao của mình

Chương cũng cho biết về hoàn cảnh khó khăn của một bạn cùng lớp là Trần Đình Quý, bị khuyết tật bẩm sinh, chỉ cao 1,1m, lại mang căn bệnh máu không đông. Ngay cả việc chăm sóc bản thân cũng khó khăn nhưng Quý vẫn quyết tâm theo kịp bạn bè cùng trang lứa. Ba mẹ già yếu, biết bao khó khăn nhưng Quý vẫn sống lạc quan và tràn đầy nghị lực vươn lên.

Nói về Quý, cô giáo chủ nhiệm Trần Thị Thu Hiền cho biết: “Quý không hề mặc cảm về khuyết tật của mình, ngược lại em rất mạnh dạn, không ngại giao tiếp và sống hòa đồng với bạn bè. Quý học chuyên cần và đạt thành tích khá cao trong học tập. Quý đã cao hơn chiều cao của mình, xứng đáng là tấm gương cho bạn bè phải noi theo”.

Khi chúng tôi ghé nhà, Quý đang chăm đàn vịt và cười tươi: “Vỗ thêm ít bữa nữa cho béo để bán kiếm ít tiền nhập học”. Em khoe đã đỗ hai ngành công nghệ thông tin và triết học của Trường đại học Khoa học Huế và chọn ngành công nghệ thông tin vì phù hợp với hoàn cảnh của em hiện nay. Quý còn khoe đã xin được việc phụ quán cà phê ở gần trường để kiếm tiền cơm. Nhưng ba em, ông Trần Đình Nam, không giấu được sự lo âu.

“Nghe con đậu đại học tui mừng lắm, nhưng không biết kiếm mô ra đủ tiền để đóng cho con. Kiếm cơm qua ngày đã khó, nói chi việc kiếm một lúc mấy triệu bạc” - ông Nam nói.

Cả hai cậu học trò nghèo đều có một ước mơ thật đơn giản là kiếm đủ tiền nộp học phí học kỳ đầu tiên, rồi sẽ tự tìm việc làm để theo đuổi xong bốn năm đại học. Chương phải tạm nghỉ năm đầu tiên để kiếm đủ số tiền đó, còn Quý trông vào đàn vịt chẳng biết có đủ hay không.

Theo TTO

Có thể bạn quan tâm

Một bạn trẻ ở TP. Pleiku đang sử dụng thuốc lá điện tử. Ảnh: Đồng Lai

Cấm thuốc lá điện tử: Quyết sách bảo vệ sức khỏe cộng đồng

(GLO)- Quốc hội vừa thông qua nghị quyết về cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển và sử dụng thuốc lá điện tử (TLĐT), thuốc lá nung nóng từ năm 2025. Quyết sách này nhận được sự đồng tình mạnh mẽ từ dư luận bởi những tác động tích cực trong bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

'No cái bụng' nhờ cánh đồng thanh niên

'No cái bụng' nhờ cánh đồng thanh niên

Cây lúa từ "cánh đồng thanh niên" không chỉ mang lại sự no đủ cho hàng trăm người dân Giẻ Triêng ở huyện vùng cao Quảng Nam, mà còn giúp bao nhiêu người vươn lên thoát nghèo. Trong hành trình đặt nền móng cho cây lúa nước nơi vùng đất gian khó này, sức trẻ đã in dấu đậm nét.

Học sinh Trường THPT chuyên Hùng Vương thuyết trình về tranh vẽ chủ đề 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. Ảnh: M.N

“Tiếp lửa” truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ

(GLO)- Để đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) hiểu rõ về truyền thống 80 năm vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024), các tổ chức Đoàn-Hội-Đội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã triển khai chuỗi hoạt động ý nghĩa nhằm khơi dậy tinh thần trách nhiệm, lòng tự hào dân tộc trong thế hệ trẻ.

Gia Lai đẩy mạnh truyền thông về công tác dân số

Gia Lai đẩy mạnh truyền thông về công tác dân số

(GLO)- Theo Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Gia Lai, Tháng Hành động Quốc gia về dân số (tháng 12) và Ngày Dân số Việt Nam 26-12 năm nay có chủ đề "Nâng cao chất lượng dân số để đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc". Tỉnh Gia Lai sẽ đẩy mạnh truyền thông trong tháng hành động.

Tập huấn kỹ năng tuyên truyền phòng-chống mua bán người cho cán bộ Đoàn huyện Đak Đoa

Tập huấn kỹ năng tuyên truyền phòng-chống mua bán người cho cán bộ Đoàn huyện Đak Đoa

(GLO)- Sáng 10-12, tại Hội trường 20-10 (thị trấn Đak Đoa, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai), Văn phòng Bộ Công an phối hợp cùng Ban Tuyên giáo Trung ương Đoàn tổ chức chương trình tập huấn kiến thức, kỹ năng tuyên truyền về phòng-chống mua bán người dành cho cán bộ Đoàn cơ sở.

Cô giáo Gen Z truyền cảm hứng học tiếng Anh cho học sinh Pleiku

Cô giáo Gen Z truyền cảm hứng học tiếng Anh cho học sinh Pleiku

(GLO)- Với tấm bằng IELTS 8.0, Mai Ngọc Anh (SN 2000)-Chủ nhiệm Câu lạc bộ tiếng Anh TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã truyền cảm hứng học tập cho nhiều học sinh ở TP. Pleiku. Nhiều hoạt động hướng về cộng đồng được cô giáo Gen Z triển khai giúp thanh thiếu nhi có thêm những kỹ năng giao tiếp bổ ích.