Căn phòng khóa và giấc mơ đào thoát

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Căn phòng khóa là một cuốn tiểu thuyết của nữ nhà văn Emma Donoghue lấy cảm hứng từ một câu chuyện có thật từng gây rúng động thế giới về một người đàn ông ở Áo đã từng bắt cóc, giam cầm và hãm hiếp chính con gái ruột của mình trong suốt 24 năm, khiến cô sinh 7 đứa con.

 

1
Bên trong Căn phòng khóa chứa đụng tình mẫu tử bất diệt, thiêng liêng



Jack, cậu bé 5 tuổi được sinh ra và lớn lên trong một căn phòng bị khóa kín cùng với mẹ. Jack tuy nhỏ bé, tinh nghịch nhưng rất thông minh và mạnh mẽ. Trong căn phòng không lối thoát, nạn nhân của cuộc bắt cóc - mẹ Jack, dù phải đối mặt với bạo hành, cưỡng hiếp… từng ngày, vẫn luôn đấu tranh để bảo vệ sự trong sáng cho con. Và, để đeo đuổi giấc mơ đào thoát.

Chìa khóa của giấc mơ ấy, là một kế hoạch liều lĩnh.

Bằng lối kể chuyện thông qua lăng kính của một đứa trẻ khác thường, chỉ được giáo dục trong môi trường đóng kín là căn phòng, tác giả Emma Donoghue đã đưa người đọc vào một hành trình hấp dẫn, li kỳ và hồi hộp đến nghẹt thở. Bạn đọc được đưa vào căn phòng của hai mẹ con để thấy thế giới trong đó không chỉ giới hạn trong những thông số mét vuông mà mở ra bất tận bằng ngôn từ của người mẹ, bằng khả năng tưởng tượng của đứa con.

Nếu hành trình trốn chạy để đưa mẹ ra khỏi địa ngục trần gian của Jack làm độc giả không thể dừng lại vì quá hồi hộp thì quá trình tái hòa nhập cuộc sống thực tế của hai mẹ con cũng đầy khủng hoảng.

Không gian quá rộng lớn bên ngoài so với cuộc sống trong căn phòng khóa khiến Jack nhiều phen hoảng loạn. Nỗi lo lắng của Jack được miêu tả tinh tế bằng ngôn ngữ của trẻ thơ. Người đọc vì thế mà hiểu hơn, cảm phục hơn những tố chất tốt đẹp của cậu bé này. Từ đó, càng thấy vai trò người mẹ to lớn thế nào với sự phát triển của con trẻ. Chỉ cần dành thời gian, chỉ có thể là sự kiên nhẫn, người mẹ có thể vượt mọi trở ngại về không gian, địa lý để mang đến cho con cả một bầu trời lẫn sức mạnh để làm nên những điều tưởng chừng bất khả.

Hiện thực đầy ám ảnh của một cô gái người Áo, dưới ngòi bút của Emma Donoghue, không quá khốc liệt, trần trụi nhưng vẫn chạm đến sâu thẳm trái tim người đọc. Trong cách nói về khái niệm thời gian cô gái ấy bị hại, có thể thấy được sự điềm tĩnh lạ lùng: “Đó là vào cuối tháng Giêng. Tôi vừa đi học lại được vài tuần…”.

Sở thích bệnh hoạn đã khiến cô nữ sinh trong sáng bất ngờ thành một thứ đồ chơi, thành thú cưng cho một tên biến thái. Tưởng sẽ buông xuôi, tưởng chừng không gượng nổi…vậy mà, cô gái ấy vẫn kiên trì, vẫn thúc giục bản thân phải nỗ lực hàng ngày.

Cuốn sách giúp độc giả nghiệm ra rằng nghịch cảnh có thể đổ ập xuống bất cứ ai, bất cứ lúc nào. Vấn đề là con người phải luôn giữ niềm tin, không bó buộc mình trong những giới hạn để tìm cách vượt qua được con sóng dữ ấy, tìm đến bến bờ bình yên.

Chạm đến xúc cảm người đọc, không khó hiểu khi cuốn sách Căn phòng khóa đã được dịch ra hơn 35 ngôn ngữ, được tạp chí The New York Times đánh giá là một trong 6 cuốn tiểu thuyết đáng đọc nhất trong năm 2010 và Washington Post đưa vào Top 10 tiểu thuyết đáng đọc nhất thế giới.

7 năm sau khi Căn phòng khóa càn quét các nhà sách quốc tế, hiện nay, cuốn tiểu thuyết đã chính thức có mặt tại Việt Nam. Căn Phòng Khóa do dịch giả Lê Quang Toàn chuyển ngữ, First News-NXB Hội Nhà Văn ấn hành.

Theo sggp

Emma Donoghue là một nhà viết kịch, lịch sử văn chương, tiểu thuyết gia và kịch bản phim. Bà sinh ngày 24-10-1969 tại Ireland, tốt nghiệp tiến sĩ Đại học Cambridge, hiện đang sống tại Canada với chồng và hai con.

Emma Donoghue bắt đầu viết văn từ năm 23 tuổi và sáng tác tiểu thuyết từ năm 25 tuổi.

Trong gia tài văn chương của bà, ngoài cuốn Căn phòng khóa đạt được nhiều thành công lớn, còn có cuốn tiểu thuyết ăn khách Ảo vọng (Slammerkin) và Âm nhạc của loài ếch (Frog Music) năm 2014.

Bà cũng là tác giả của các tác phẩm nổi tiếng như: Phong thư kín (2008); Miền đất hứa (2007); Những món đồ dễ vỡ (2006); Mặt nạ cuộc đời (2004); Người đàn bà sinh ra bầy thỏ (2002); Ảo vọng (2000); Những cô gái - Truyện cũ khơi lại (1997); Chiếc áo có mũ trùm đầu (1995); Xáo trộn (1994).

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...