Cần hoàn thiện hệ giá trị văn hóa, chuẩn mực con người Việt Nam thời kỳ mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày 20/7, Đại hội Đại biểu Hội Văn nghệ dân gian nhiệm kỳ VIII (2020-2025) đã diễn ra tại Hà Nội với sự tham dự của đông đảo đại biểu, là những nhà sưu tầm, nghiên cứu và hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, văn nghệ dân gian; hội viên Hội Văn nghệ dân gian đến từ khắp mọi miền đất nước.

 Ảnh: Báo Đại đoàn kết
Ảnh: Báo Đại đoàn kết

Đến dự và phát biểu tại Đại hội, đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương khẳng định: Văn hóa dân gian, trong đó có văn học, nghệ thuật dân gian, được nhân dân ta sáng tạo, lưu giữ, trao truyền trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Khối di sản văn hóa - văn nghệ dân gian của 54 dân tộc là rất lớn, bao gồm những giá trị tinh thần quý báu gắn bó bền chặt với cuộc sống con người.

Đồng chí Võ Văn Thưởng ghi nhận, chúc mừng những thành tích Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam và hơn 1.400 hội viên của Hội đã đạt được trong những năm qua; đánh giá cao việc Hội đã động viên hội viên tập trung sưu tầm, biên soạn, dịch thuật gần 4.000 công trình về văn hóa, văn nghệ dân gian, trong đó có công trình với quy mô lớn, đóng góp thiết thực vào việc xây dựng đời sống văn hóa tinh thần, phát triển văn hóa, du lịch ở các địa phương. Bên cạnh đó, việc phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian cho 659 hội viên của Hội từ năm 2001 đến nay là công việc thiết thực, ghi nhận công lao to lớn, cũng như động viên các nghệ nhân dân gian, những người có công nghiên cứu, bảo tồn, truyền bá vốn di sản văn hóa, văn nghệ dân gian quý báu do ông cha ta để lại.

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương nhấn mạnh: Kết luận 76-KL/TW ngày 4/6/2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước đã xác định rõ, xây dựng, phát triển văn hoá, con người tiếp tục là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của cả hệ thống chính trị. Văn hóa là hồn cốt của dân tộc, là nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững, bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh…

Đồng chí Võ Văn Thưởng đề nghị, nhiệm kỳ tới, Hội Văn nghệ dân gian tiếp tục nghiên cứu, quán triệt sâu sắc các Nghị quyết của Đảng về văn hóa, văn học nghệ thuật; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của tổ chức Hội, hội viên, thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội VIII của Hội; tham mưu cho Đảng, Nhà nước trong công tác bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống; hoàn thiện việc xây dựng hệ giá trị văn hóa, chuẩn mực con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Hội Văn nghệ dân gian cũng cần xử lý hài hòa giữa bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc với phát triển kinh tế, du lịch bền vững, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam; chú trọng việc đổi mới phương thức hoạt động hội gắn với đặc trưng, đặc thù của Hội, huy động các nguồn lực góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân gian, dân tộc; xây dựng các đơn vị cơ sở thành những đơn vị vững về chuyên môn, có tinh thần đoàn kết để hoàn thành nhiều công trình sưu tầm, nghiên cứu, nhằm lưu giữ, phát huy những di sản văn hóa, văn nghệ dân gian Việt Nam có giá trị, góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước, trực tiếp là ngành công nghiệp du lịch…

Đại hội đã thông qua Điều lệ; đề ra phương hướng hoạt động trong nhiệm kỳ khóa VIII (nhiệm kỳ 2020-2025).

Cụ thể, Hội Văn nghệ dân gian tiếp tục nâng cao tinh thần trách nhiệm, khơi dậy tình yêu đối với hoạt động nghiên cứu, sưu tầm văn nghệ dân gian của 54 dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam của toàn thể hội viên; tiếp tục sưu tầm những di sản văn hóa, khám phá những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, những quy luật, tư duy sáng tạo của ông cha đang còn tiềm ẩn trong các tác phẩm, các phong tục, các biểu tượng... Hội cũng tiếp tục nghiên cứu, quán triệt sâu sắc các Nghị quyết của Đảng để sưu tầm, nghiên cứu nhiều công trình về văn hóa, văn học nghệ thuật; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của tổ chức Hội, các hội viên, thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội VIII của Hội, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc...

Báo cáo tại Đại hội đã khẳng định, nhiệm kỳ Đại hội VII là nhiệm kỳ "đánh dấu một mốc quan trọng" trong quá trình phát triển của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, trong đó có nhiệm vụ sưu tầm, nghiên cứu di sản văn hóa - văn nghệ dân gian các tộc người Việt Nam.

Thành tích đáng kể là Hội hoàn thành cơ bản nhiệm vụ chiến lược của Đảng, Nhà nước; hoàn thành "Dự án công bố phổ biến tài sản văn hóa văn nghệ dân gian Việt Nam", góp phần gìn giữ, bảo vệ, quảng bá di sản vô giá của văn hóa dân tộc; thành lập Viện nghiên cứu Văn hóa dân gian ứng dụng, thành lập thêm 4 chi hội Văn nghệ dân gian và kết nạp được 181 hội viên. Hội tổ chức các trại viết văn nghệ dân gian, tài trợ cho hàng trăm công trình nghiên cứu chuyên sâu về văn hóa dân gian của các dân tộc do các Hội viên thực hiện; tổ chức các lớp tập huấn về công tác nghiên cứu, sưu tầm văn hóa dân gian; liên kết với một số nhà xuất bản công bố 24 đầu sách, là các công trình đạt giải thưởng hàng năm, những công trình tài trợ và tham dự trại viết có chất lượng cao; tổ chức các hội thảo về văn hóa dân gian; phong tặng danh hiệu cho 215 Nghệ nhân dân gian…

Đại hội đã bầu ra 13 thành viên là Ủy viên Ban chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam nhiệm kỳ khóa VIII (2020-2025). Giáo sư, Tiến sĩ Lê Hồng Lý được bầu là Chủ tịch Hội.

Theo TTXVN/chinhphu.vn

Có thể bạn quan tâm

Thợ rèn trong xã hội Tây Nguyên

Thợ rèn trong xã hội Tây Nguyên

(GLO)- Việc tìm thấy kim loại sắt đã giúp loài người tiến một bước dài trong lịch sử. Cũng vì thế mà người chế tác sắt-thợ rèn được nhiều tộc người trên thế giới tôn vinh. Riêng với người Tây Nguyên, thợ rèn được coi là người sáng thế, người tạo ra con người.
Chuyện về hậu hiền họ Nguyễn ở Phú Cần

Chuyện về hậu hiền họ Nguyễn ở Phú Cần

(GLO)- Hàng năm, cứ đến ngày 28-5 âm lịch, dân làng Phú Cần xưa (nay thuộc thôn Thắng Lợi, xã Phú Cần, huyện Krông Pa) lại tập trung về ngôi đền thờ tiền hiền của làng để tưởng nhớ và tri ân các bậc tiền hiền, hậu hiền đã có công xây dựng, phát triển làng xã.
Liên hoan hát ru, hát dân ca và trình diễn nhạc cụ các dân tộc: Sức sống của nghệ thuật dân gian

Liên hoan hát ru, hát dân ca và trình diễn nhạc cụ các dân tộc: Sức sống của nghệ thuật dân gian

(GLO)- Khởi đi từ đời sống, nghệ thuật dân gian chạm vào đời sống và có sức sống bền lâu. Điều đó thêm một lần thể hiện tại Liên hoan hát ru, hát dân ca và trình diễn nhạc cụ các dân tộc tỉnh Gia Lai năm 2024 qua phần trình diễn của các nghệ sĩ “chân đất”.
Nghệ nhân ưu tú trao truyền di sản văn hóa

Nghệ nhân ưu tú trao truyền di sản văn hóa

(GLO)- Các nghệ nhân ưu tú trong cộng đồng Bahnar, Jrai đã cùng gặp nhau tại phố núi Pleiku (tỉnh Gia Lai) để truyền dạy văn hóa phi vật thể cho thế hệ kế cận. Thay đổi không gian thực hành quen thuộc nhưng các nghệ nhân và truyền nhân vẫn đầy đam mê, luôn giữ lửa tình yêu với văn hóa dân tộc.
Lễ cúng bến nước Hồ Lắk

Lễ cúng bến nước Hồ Lắk

Lễ cúng bến nước hay còn gọi là lễ cúng bến hồ là một trong những lễ hội truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên nói chung và dân tộc M’nông huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk nói riêng.
Hoa tai bạc của người Bahnar

Hoa tai bạc của người Bahnar

(GLO)- Hoa tai bạc hay ngà voi là trang sức đặc trưng của phụ nữ Bahnar ở huyện Kông Chro. Nếu hoa tai ngà voi gần như biến mất cùng với tục căng tai thì hoa tai bạc vẫn tồn tại trong đời sống của người Bahnar như một tiêu chí của cái đẹp, của truyền thống văn hóa.
Lễ cúng sức khỏe của người Ê Đê

Lễ cúng sức khỏe của người Ê Đê

Trước ngày tổ chức lễ cúng sức khỏe, người dân trong buôn cùng nhau góp một ít gạo cho chủ nhà nấu rượu phục vụ lễ cúng. Qua đó, thể hiện sự gắn kết, sẻ chia trong cuộc sống, tình đoàn kết cộng đồng dân tộc.