Cảm nhận từ hội nghị viết văn trẻ toàn quốc

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Tôi vừa trở về từ hội nghị những người viết văn trẻ toàn quốc lần thứ X tổ chức tại TP. Đà Nẵng. Lòng miên man cảm xúc khi lần đầu tiên là đại biểu mà cũng là lần cuối vì tôi đã quá 35 tuổi theo quy định của Ban tổ chức. 
Hội nghị được thiết kế với các hoạt động, lịch trình di chuyển dày đặc. Sáng đầu tiên, khai mạc hội nghị, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều-Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam đã có bài phát biểu về vai trò của người viết trẻ, những người đang dấn thân vào nghiệp chữ nghĩa viết lách. “Họ là tầng lớp đại diện cho nền văn học nước nhà trong hai, ba mươi năm tới, khi họ chín cả tuổi viết và tuổi đời”-nhà thơ Nguyễn Quang Thiều nhấn mạnh. Cùng với đó, nhà thơ Hữu Việt-Trưởng ban Văn trẻ (Hội Nhà văn Việt Nam) cũng điểm danh những gương mặt viết tài năng từ trước đến nay. Hội nghị đã mời 3 đại diện tiêu biểu của người viết trẻ cùng chủ trì với 2 nhà thơ nói trên.
Dự khai mạc hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã có bài phát biểu sâu sắc và đối thoại gần 1 giờ với người viết trẻ. Người trẻ thẳng thắn nói về việc kiểm duyệt, tư tưởng, cách tiếp cận mới, đào tạo các cây viết trẻ để có thể bồi dưỡng tài năng viết văn. Phó Thủ tướng đã rất cởi mở, dù chỉ còn gần 1 giờ nữa là lên máy bay nhưng ông cũng nán lại để cùng các bạn trẻ selfie. Điều đó thể hiện sự hòa đồng, giản dị, lắng nghe của một chính khách đại diện Chính phủ kiến tạo. Còn Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cũng không dùng bài phát biểu chuẩn bị sẵn mà cùng tâm tình trao đổi với các nhà văn. Ông thể hiện sự tôn trọng trước tài năng của những nhà văn và cho biết về các chương trình phối hợp, các giải thưởng giữa Bộ kết hợp với Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức để phát hiện, bồi dưỡng và đào tạo tài năng cho nền văn học nước nhà.
Cảm nhận từ hội nghị viết văn trẻ toàn quốc (GLO)- Tôi vừa trở về từ hội nghị những người viết văn trẻ toàn quốc lần thứ X tổ chức tại TP. Đà Nẵng. Lòng miên man cảm xúc khi lần đầu tiên là đại biểu mà cũng là lần cuối vì tôi đã quá 35 tuổi theo quy định của Ban tổ chức. Hội nghị được thiết kế với các hoạt động, lịch trình di chuyển dày đặc. Sáng đầu tiên, khai mạc hội nghị, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều-Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam đã có bài phát biểu về vai trò của người viết trẻ, những người đang dấn thân vào nghiệp chữ nghĩa viết lách. “Họ là tầng lớp đại diện cho nền văn học nước nhà trong hai, ba mươi năm tới, khi họ chín cả tuổi viết và tuổi đời”-nhà thơ Nguyễn Quang Thiều nhấn mạnh. Cùng với đó, nhà thơ Hữu Việt-Trưởng ban Văn trẻ (Hội Nhà văn Việt Nam) cũng điểm danh những gương mặt viết tài năng từ trước đến nay. Hội nghị đã mời 3 đại diện tiêu biểu của người viết trẻ cùng chủ trì với 2 nhà thơ nói trên. Dự khai mạc hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã có bài phát biểu sâu sắc và đối thoại gần 1 giờ với người viết trẻ. Người trẻ thẳng thắn nói về việc kiểm duyệt, tư tưởng, cách tiếp cận mới, đào tạo các cây viết trẻ để có thể bồi dưỡng tài năng viết văn. Phó Thủ tướng đã rất cởi mở, dù chỉ còn gần 1 giờ nữa là lên máy bay nhưng ông cũng nán lại để cùng các bạn trẻ selfie. Điều đó thể hiện sự hòa đồng, giản dị, lắng nghe của một chính khách đại diện Chính phủ kiến tạo. Còn Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cũng không dùng bài phát biểu chuẩn bị sẵn mà cùng tâm tình trao đổi với các nhà văn. Ông thể hiện sự tôn trọng trước tài năng của những nhà văn và cho biết về các chương trình phối hợp, các giải thưởng giữa Bộ kết hợp với Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức để phát hiện, bồi dưỡng và đào tạo tài năng cho nền văn học nước nhà. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã gửi thư khen và quà tặng cho 2 cây bút tiêu biểu. Đó là bạn Vũ Nguyên chỉ có một ngón tay cử động được, dù không biết chữ, không được đến trường nhưng đã đọc nhờ mẹ viết ra những vần thơ đầy tươi sáng, hy vọng. Và đại biểu nhỏ tuổi nhất là Trần Phú Minh Anh-học sinh 15 tuổi đến từ TP. Hồ Chí Minh nhưng đã sáng tác bằng 2 ngôn ngữ Việt-Anh. Dịp này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng tự tay chọn chiếc đồng hồ để bàn gửi tặng các đại biểu với thông điệp mỗi khi viết, họ sẽ cố gắng, cần mẫn để tương lai có thể làm chủ nền văn học nước nhà. Vậy, chuyến đi 3 ngày ấy có ý nghĩa gì đối với người viết trẻ? Với tôi, đó là nơi kết nối những người viết trẻ với nhau. Dù trước đó, chúng tôi đã đọc của nhau, kết bạn trên mạng xã hội nhưng bây giờ mới có dịp hạnh ngộ. Chúng tôi cùng trao đổi xoay quanh chủ đề “Vì sao chúng ta viết”. Đó là niềm vui, trách nhiệm của những người trẻ khi chọn cho mình cái nghiệp viết lách này. Đó là sự lựa chọn của họ, viết văn cũng như bao nhiêu nghề khác, cũng có hội đoàn, có niềm vui, thất vọng với nghề, cũng chỉ là 24 chữ cái xếp lại với nhau để thành hàng dài chữ nối chữ. Vậy nhưng nó đặc biệt ở chỗ thể hiện quan điểm, vốn sống, thế giới quan của từng người. Văn là người, văn là đời. Vậy nên bạn không thể viết được những điều hay ho trong sáng khi trong đầu chỉ toàn là mưu chước, lọc lừa. Sự phát triển của mạng xã hội cũng khiến nhà văn dễ tỏ bày, công bố tác phẩm, nhưng cũng vô tình để lộ quan điểm, tư duy của họ. Khi có bạn trẻ hỏi: “Làm cách nào để viết tốt hơn”, nhà văn Nguyễn Ngọc Tư-tác giả của “Cánh đồng bất tận” trả lời: “Bạn cứ đi và viết thôi. Và có thể hãy đóng mạng xã hội lại để tập trung vào viết”. Chuyến đi ấy không chỉ cho tôi cơ hội gặp gỡ những nhà thơ, nhà văn lớn mà trước giờ mình chưa từng nghĩ có cơ hội được gặp gỡ, trò chuyện. Chúng tôi đã rụt rè trao đổi, chuyện trò… từ đó mới biết tài năng, nhân cách của các nhà văn lớn họ khác chúng ta lắm. Nếu trước đây, họ lo lắng chăm sóc chúng tôi, những người trẻ trong câu chữ thì trong 3 ngày ngắn ngủi, họ chăm lo cho “đàn con chữ nghĩa” từng bữa ăn, giấc ngủ, chuyến đi. Nhưng hơn hết, họ truyền cho chúng tôi cảm hứng viết lách, cách sống tốt hơn, nhân văn hơn, trăn trở hơn về thời cuộc, đất nước. Tương lai luôn ở trong tay những người trẻ. Việc Đảng, Nhà nước quan tâm đến người viết trẻ đã cho thấy tầm quan trọng của văn học trong việc đặt ngang bằng văn hóa với phát triển kinh tế. Phải chăng văn học là đỉnh cao của văn hóa. Văn học có quan trọng không? Vâng, nó chỉ quan trọng với ai thấy văn hóa là quan trọng. Giống như sách cũng chỉ là sản phẩm hàng hóa nhưng nó vô giá với người đọc. Bảo tồn, phát huy nền văn hóa tiên tiến bắt đầu từ việc chăm lo, quan tâm đến đội ngũ những người viết trẻ ngay từ hôm nay đã cho thấy chủ trương đúng đắn của Đảng ta. Thực tế đã cho thấy, việc bảo vệ nền tảng tư tưởng luôn được Đảng ta đặt vào vị thế cốt yếu. Nhà văn, ở chừng mực nào đó họ có sự ảnh hưởng nhất định đến xã hội, việc quảng bá, tuyên truyền, cổ vũ cũng được họ góp mặt để tạo dựng hình ảnh tốt đẹp cho địa phương. Trong cuộc sống, nghề nào cũng cần, cũng quan trọng, không có nghề nào sang, nghề nào hèn. Vậy nên, khi người cầm bút với tâm thế trung thực, trong sáng, yêu quê hương thì tác phẩm của họ cũng sẽ dạt dào tình cảm đối với đất nước. Gia Lai có 4 đại biểu tham dự lần này, tôi tin rằng với uy tín, trách nhiệm trong những trang viết của mình, thời gian tới, họ sẽ tạo cho mình chỗ đứng riêng, trở thành mảnh ghép không thể thiếu trong bức tranh văn học nước nhà. TẠ NGỌC ĐIỆP Quang cảnh hội thảo văn xuôi “Vì sao chúng ta viết”. Ảnh: Báo điện tử Tổ Quốc
Quang cảnh hội thảo văn xuôi “Vì sao chúng ta viết”. Ảnh: Báo điện tử Tổ Quốc
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã gửi thư khen và quà tặng cho 2 cây bút tiêu biểu. Đó là bạn Vũ Nguyên chỉ có một ngón tay cử động được, dù không biết chữ, không được đến trường nhưng đã đọc nhờ mẹ viết ra những vần thơ đầy tươi sáng, hy vọng. Và đại biểu nhỏ tuổi nhất là Trần Phú Minh Anh-học sinh 15 tuổi đến từ TP. Hồ Chí Minh nhưng đã sáng tác bằng 2 ngôn ngữ Việt-Anh. Dịp này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng tự tay chọn chiếc đồng hồ để bàn gửi tặng các đại biểu với thông điệp mỗi khi viết, họ sẽ cố gắng, cần mẫn để tương lai có thể làm chủ nền văn học nước nhà. 
Vậy, chuyến đi 3 ngày ấy có ý nghĩa gì đối với người viết trẻ? Với tôi, đó là nơi kết nối những người viết trẻ với nhau. Dù trước đó, chúng tôi đã đọc của nhau, kết bạn trên mạng xã hội nhưng bây giờ mới có dịp hạnh ngộ. Chúng tôi cùng trao đổi xoay quanh chủ đề “Vì sao chúng ta viết”. Đó là niềm vui, trách nhiệm của những người trẻ khi chọn cho mình cái nghiệp viết lách này. Đó là sự lựa chọn của họ, viết văn cũng như bao nhiêu nghề khác, cũng có hội đoàn, có niềm vui, thất vọng với nghề, cũng chỉ là 24 chữ cái xếp lại với nhau để thành hàng dài chữ nối chữ. Vậy nhưng nó đặc biệt ở chỗ thể hiện quan điểm, vốn sống, thế giới quan của từng người. Văn là người, văn là đời. Vậy nên bạn không thể viết được những điều hay ho trong sáng khi trong đầu chỉ toàn là mưu chước, lọc lừa. Sự phát triển của mạng xã hội cũng khiến nhà văn dễ tỏ bày, công bố tác phẩm, nhưng cũng vô tình để lộ quan điểm, tư duy của họ. Khi có bạn trẻ hỏi: “Làm cách nào để viết tốt hơn”, nhà văn Nguyễn Ngọc Tư-tác giả của “Cánh đồng bất tận” trả lời: “Bạn cứ đi và viết thôi. Và có thể hãy đóng mạng xã hội lại để tập trung vào viết”.
Chuyến đi ấy không chỉ cho tôi cơ hội gặp gỡ những nhà thơ, nhà văn lớn mà trước giờ mình chưa từng nghĩ có cơ hội được gặp gỡ, trò chuyện. Chúng tôi đã rụt rè trao đổi, chuyện trò… từ đó mới biết tài năng, nhân cách của các nhà văn lớn họ khác chúng ta lắm. Nếu trước đây, họ lo lắng chăm sóc chúng tôi, những người trẻ trong câu chữ thì trong 3 ngày ngắn ngủi, họ chăm lo cho “đàn con chữ nghĩa” từng bữa ăn, giấc ngủ, chuyến đi. Nhưng hơn hết, họ truyền cho chúng tôi cảm hứng viết lách, cách sống tốt hơn, nhân văn hơn, trăn trở hơn về thời cuộc, đất nước.
Tương lai luôn ở trong tay những người trẻ. Việc Đảng, Nhà nước quan tâm đến người viết trẻ đã cho thấy tầm quan trọng của văn học trong việc đặt ngang bằng văn hóa với phát triển kinh tế. Phải chăng văn học là đỉnh cao của văn hóa. Văn học có quan trọng không? Vâng, nó chỉ quan trọng với ai thấy văn hóa là quan trọng. Giống như sách cũng chỉ là sản phẩm hàng hóa nhưng nó vô giá với người đọc. Bảo tồn, phát huy nền văn hóa tiên tiến bắt đầu từ việc chăm lo, quan tâm đến đội ngũ những người viết trẻ ngay từ hôm nay đã cho thấy chủ trương đúng đắn của Đảng ta. Thực tế đã cho thấy, việc bảo vệ nền tảng tư tưởng luôn được Đảng ta đặt vào vị thế cốt yếu. Nhà văn, ở chừng mực nào đó họ có sự ảnh hưởng nhất định đến xã hội, việc quảng bá, tuyên truyền, cổ vũ cũng được họ góp mặt để tạo dựng hình ảnh tốt đẹp cho địa phương.
Trong cuộc sống, nghề nào cũng cần, cũng quan trọng, không có nghề nào sang, nghề nào hèn. Vậy nên, khi người cầm bút với tâm thế trung thực, trong sáng, yêu quê hương thì tác phẩm của họ cũng sẽ dạt dào tình cảm đối với đất nước. Gia Lai có 4 đại biểu tham dự lần này, tôi tin rằng với uy tín, trách nhiệm trong những trang viết của mình, thời gian tới, họ sẽ tạo cho mình chỗ đứng riêng, trở thành mảnh ghép không thể thiếu trong bức tranh văn học nước nhà.
TẠ NGỌC ĐIỆP
 

Có thể bạn quan tâm

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.

“Mùa xuân của mẹ”

“Mùa xuân của mẹ”

(GLO)- Đầu năm nay, tác giả Lê Thị Kim Sơn-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Gia Lai ra mắt tập truyện dành cho thiếu nhi “Cổ tích trưa” (Nhà xuất bản Kim Đồng) và mới đây là tập truyện ngắn “Mùa xuân của mẹ” (Nhà xuất bản Hồng Đức). 

Gương mặt thơ: Thanh Thảo

Gương mặt thơ: Thanh Thảo

(GLO)- Là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ thơ chống Mỹ cùng thời với Nguyễn Khoa Điềm, Hữu Thỉnh, Bằng Việt, Hoàng Nhuận Cầm, Lưu Quang Vũ, Nguyễn Trọng Tạo, Phạm Tiến Duật, Thu Bồn... nhưng Thanh Thảo có một giọng thơ riêng, thiên về trí tuệ và một lối tư duy trực cảm.

“Gia Lai trong tôi”

E-magazine“Gia Lai trong tôi”

(GLO)- Gia Lai trong bạn là những hình dung gì khi nhắc đến? Là khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, là nụ cười sơn nữ hay nét bản sắc văn hóa khó lẫn? Những câu trả lời sẽ được tìm thấy tại Triển lãm nhiếp ảnh năm 2024 với chủ đề “Gia Lai trong tôi”.