Cắm câu mùa lụt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ký ức về những mùa lụt năm nào dường như chưa phai mờ trong tôi với câu đồng dao: “Nước dâng ngập bãi trắng đồng/Cắm câu giăng lưới ngồi trông cá về/Lâm thâm mưa rét tứ bề/Thơm mùi cá nướng chiều quê ấm lòng”. Nhớ khi tôi cùng lũ bạn ở quê mang tơi đội nón ra đồng cắm câu giăng lưới bắt cá. 
Nó vừa như thú vui của thời tuổi thơ vừa có thực phẩm tươi cải thiện bữa ăn của gia đình. Thuở ấy, nhớ câu “chim trời cá nước” nơi cửa miệng dân gian ở vùng quê nghèo của tôi, quả không sai chút nào! Mỗi mùa lụt về, nước dâng tràn các con sông, con suối, ngập trắng cánh đồng sau mùa gặt. Cá từng đàn theo nước lũ ùa về như lộc trời ban khiến dân làng tôi được vụ cá đồng đỏ bếp. Người thì cất vó, thả lờ, người thì thả câu, giăng lưới… ai cũng háo hức với những giỏ cá đầy, nào là cá chép, cá rô, cá bống, cá lóc, cá trê… quẫy tưng bừng, con nào con nấy béo ngậy.
Tôi và đám bạn học cùng xóm tranh thủ ngày nghỉ, lùa bò lên gò thả rông rồi rủ nhau xuống đồng, nơi có bờ thổ cao nước lụt đang còn mấp mé, vừa móc mồi cắm câu vừa đi tìm chỗ đặt lờ, chà di bắt cá. Sống ở vùng nông thôn, bên cạnh các loại cày, cuốc, gàu giai, gàu sòng… nhà nào cũng sắm đầy đủ ngư cụ như: cần câu, lờ, giẹp, đó, vó, lưới… có thể sử dụng đánh bắt cá nước ngọt bốn mùa. Đa phần những dụng cụ đánh bắt thủ công này là tự đan lát bằng tre, nứa. Bấy giờ, chúng tôi bốc thăm tự chia lãnh địa theo phương hướng trên cánh đồng để mỗi đứa theo đó mà đánh bắt cá, không giẫm chân lên nhau. Cứ cách vài giờ sau, chúng tôi lại đi thăm đồng, được con cá nào đem về tập trung lại khoe chiến tích, rồi sau đó góp cá để cùng thổi lửa làm món cá nướng liên hoan. Nhóm bạn chăn bò chúng tôi ngày ấy, đứa nào cũng có tay “sát cá” nên sau một ngày quần thảo với cánh đồng nước lụt ướt mẹp, bù vào đó, chiều về trong giỏ mang theo đều đầy ắp cá tươi đủ loại. Cá lóc, cá rô thì thường cắn câu, còn mắc lờ, chà di thì đa dạng, có cả cá chép nặng cả ký trông hấp dẫn vô cùng. Trong số đám bạn thả câu đồng, tôi là đứa chậm chạp và ít may mắn hơn nhưng giỏ cá của mình cũng oằn tay, được mẹ khen vì đỡ đần vài buổi chợ.
Minh họa: Huyền Trang
Minh họa: Huyền Trang
Cái thú cắm câu mùa lụt là được nhìn thấy con cá mắc câu quẫy lộn trên mặt nước, chúng kéo vít cần câu như muốn bứt cước, gãy cần. Đó là phút giây hồi hộp nhất khi chúng ta nhấc cần lên và đưa vợt bắt cá. Nhiều lần do chủ quan, tôi không mang theo vợt, khi gặp những con cá lóc lớn cắn câu, quẫy mạnh làm đứt cả cước, lưỡi câu và con cá biến mất trong sự tiếc nuối. Thêm nữa, vì nhiều lần mất cần câu, tôi cứ tưởng là bị lũ bạn lấy trộm cả cần và cá mắc câu. Nhưng suy nghĩ lại thì không phải vậy.
Mùa lụt mang lại nhiều nỗi khổ, đặc biệt gặp năm lũ lớn, sạt lở, vỡ đập thì hậu quả khôn lường. Nhưng thường thì người quê từ bao đời nay sống chung với bão lũ nên cũng dễ thích nghi với mọi hoàn cảnh. Chúng tôi, bao lớp trẻ lớn lên trong bão lũ, quen dần với nắng mưa nên trong cái khổ tận lại vô tư biến thành niềm vui; học tập cha ông biết tận dụng cái bất lợi thành lợi thế để hòa nhập cùng thiên nhiên, giúp cuộc sống trở nên bình thường, an nhiên. Do vậy, mỗi năm đến mùa lũ lụt, chúng tôi lại được dịp trổ nghề đánh bắt cá đồng và thi nhau thả câu, giăng lưới. Nhớ những bữa cơm mùa lụt với niêu cá lóc kho nghệ thơm lừng, đĩa cá rô nướng dầm nước mắm ớt tươi ngon, hấp dẫn cùng lọ muối cà thì cả nhà ăn không biết no.
Ngày nay, có dịp trở lại quê nhà mỗi mùa mưa lụt, tôi không còn thấy lũ trẻ ngồi vót cần câu, đan lờ, làm đó... Có thể cuộc sống hiện đại đã làm đổi thay tất cả, kể cả nhu cầu và thú vui đồng quê đã khác xưa nhiều.
BÙI QUANG VINH

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

(GLO)- Không chỉ là một lời nói về tình yêu, "Ngàn sau" của tác giả Đào An Duyên còn là một tác phẩm thơ triết lý, khẳng định sự bất tử, trường tồn của những xúc cảm chân thật qua biến động của thiên nhiên và cuộc sống.

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

(GLO)- "Tinh khôi mùa xuân" của Lê Vi Thủy thể hiện cảm xúc tươi mới, ngọt ngào của mùa xuân và tình yêu trong sáng, thuần khiết. Từ hình ảnh thiên nhiên gần gũi như "cánh hoa trắng", "giọt sương ban mai" đến những ẩn dụ về tình yêu, tất cả đều mang lại cho người đọc cảm giác ấm áp, đầy hy vọng.

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

(GLO)- Bài thơ Ngõ xanh của tác giả Vân Phi khắc họa một không gian thiên nhiên thanh bình của làng quê, nơi có mẹ cha và những điều thân thuộc nhất. Mỗi hình ảnh trong thơ như một lời nhắc nhở về sự quan trọng của gia đình, quê hương và những ký ức đẹp mà ta luôn cất giữ trong trái tim mình.

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Mỗi lần nghe lại ca khúc “Sông Đakrong mùa xuân về” của nhạc sĩ Tố Hải, lòng tôi lại dạt dào xúc cảm và không thôi nghĩ về dòng chảy của những đoàn quân hào hùng ra trận để đem về mùa xuân đoàn tụ của một dân tộc anh hùng.

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

(GLO)- Pleiku hiện lên trong bài thơ của tác giả Phạm Đức Long như một vùng đất đầy bí ẩn, vừa thực vừa ảo, vừa hùng vĩ vừa mộng mơ. Những câu từ mang đến cho người đọc cảm giác như đang lạc vào không gian trữ tình, đầy sức sống, thôi thúc họ khám phá và trải nghiệm.

Nhà văn Đỗ Tiến Thụy “về nhà”

Nhà văn Đỗ Tiến Thụy “về nhà”

(GLO)- Khi tôi và nhà thơ Hương Đình “mở tiệc” chia tay Đỗ Tiến Thụy ra Hà Nội học Trường Viết văn Nguyễn Du thì anh là Thượng úy, công tác tại Sư đoàn 10 (Quân đoàn 3). Ấy là năm 2002. Tháng 11 năm nay, khi trở “về nhà”, anh đã mang hàm Đại tá, Trưởng ban Văn của Tạp chí Văn nghệ Quân đội.

Nhóm tác giả thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Xây dựng AVIEW giành giải nhất, nhì cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu”

Nhóm tác giả thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Xây dựng AVIEW giành giải nhất, nhì cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu”

(GLO)- Ngày 16-12, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định Phê duyệt kết quả cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu” thuộc dự án Phong trào nông dân Tây Sơn trên đất Gia Lai (Tây Sơn Thượng đạo).

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Trong số các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, đã có nhiều tựa sách đề cập đến nhân vật nữ cá tính như: Nữ sinh, Những cô em gái, Út Quyên và tôi… nhưng đây là lần đầu tiên từ khóa “sách” và “nàng” cùng xuất hiện trên bìa tác phẩm mới, tạo cho bạn đọc sự tò mò thú vị.

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Quán triệt nội dung định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã xây dựng phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, trong đó có các cơ quan báo chí thuộc Chính phủ.