Cách tính lương hưu năm 2023

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Tiền lương hưu được tính bằng tỷ lệ hưởng (mức tối đa 75%) x mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Chế độ hưu trí là một trong những chủ đề nổi bật của chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) mà người lao động quan tâm.

Theo BHXH TP.HCM, mức hưởng lương hưu hằng tháng của người lao động năm 2023 được áp dụng theo Nghị định 115/2015 của Chính phủ.

Hiện nay, mức hưởng lương hưu tối đa của người lao động là 75% mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH. Ảnh: NHẬT THỊNH

Hiện nay, mức hưởng lương hưu tối đa của người lao động là 75% mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH. Ảnh: NHẬT THỊNH

Cụ thể, với lao động nam đóng đủ 20 năm BHXH sẽ hưởng 45% mức bình quân lương tháng đóng BHXH. Sau đó, cứ mỗi năm đóng BHXH cộng thêm 2%, tối đa mức hưởng 75%.

Với lao động nữ đóng đủ 15 năm BHXH được hưởng mức 45%. Sau đó mỗi năm đóng được tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.

Trường hợp người lao động nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm khả năng lao động theo quy định, thì tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính như người nghỉ hưu đủ tuổi, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.

Về mức tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH, đối với người lao động làm ở cơ quan nhà nước thì mức tính này tùy vào các thời điểm tham gia BHXH.

Với người lao động có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian.

Tuổi nghỉ hưu

Từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ.

Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam và 4 tháng đối với lao động nữ.

Năm 2023, độ tuổi nghỉ hưu của lao động nam là 60 tuổi 9 tháng, lao động nữ sẽ là 56 tuổi.

Tuổi nghỉ hưu thấp nhất trong điều kiện lao động bình thường, theo Nghị định 135/2020 của Chính phủ quy định về tuổi nghỉ hưu

Trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu

Theo điều 58 luật BHXH 2014, người lao động có thời gian đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.

Theo đó, cứ mỗi năm đóng BHXH thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Trong dự thảo luật BHXH sửa đổi được Bộ LĐ-TB-XH đưa ra lấy ý kiến mới đây, có đề xuất giảm số năm đóng BHXH tối thiểu để được hưởng lương hưu từ 20 năm xuống còn 15 năm.

Thanh Niên có nhiều bài viết thông tin ý kiến của các bộ ngành, chuyên gia, người lao động về đề xuất mới này.

Theo đó, bên cạnh những lợi ích như tạo cơ hội cho người tham gia BHXH muộn hoặc quá trình tham gia không liên tục nên có thời gian tham gia BHXH ngắn được hưởng lương hưu, nhiều ý kiến cũng cho rằng cần có cơ chế linh hoạt đóng BHXH để hưởng lương hưu hay cần tăng tỷ lệ hưởng lương hưu vì tiền lương hưu hiện nay còn thấp.

Một số ý kiến khác cũng cho rằng không nên "cào bằng" tuổi nghỉ hưu vì nhóm lao động trực tiếp sản xuất sau 35 tuổi hiện nay có nguy cơ cao bị mất việc hoặc suy giảm sức lao động…

Có thể bạn quan tâm

Thay đổi tư duy nghề nghiệp

Thay đổi tư duy nghề nghiệp

Một khảo sát gần đây của chuyên trang tìm việc và tuyển dụng Việc Làm Tốt (Chợ Tốt) với 1.605 người lao động (NLĐ) cho thấy trong hơn 6 tháng qua, có 85% NLĐ muốn nhảy việc. Không chỉ NLĐ trẻ mà nhóm độ tuổi trung niên khác cũng đang tham gia vào trào lưu thay đổi môi trường làm việc.

Gia Lai lấy ý kiến góp ý dự thảo nghị quyết của HĐND tỉnh về chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ

Gia Lai lấy ý kiến góp ý dự thảo nghị quyết của HĐND tỉnh về chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ

(GLO)- Sở Y tế tỉnh Gia Lai vừa có văn bản lấy ý kiến góp ý của tổ chức, đơn vị, cá nhân về dự thảo tờ trình của UBND tỉnh và dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh quy định chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo nguồn nhân lực bác sĩ tại các cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2025-2030.