Cách phân biệt Covid-19, cúm và sốt xuất huyết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Triệu chứng ban đầu của COVID-19, cúm và sốt xuất huyết khá giống nhau nên người dân cần phân biệt để tránh nhầm lẫn.
COVID-19, cúm mùa hay sốt xuất huyết đều là các bệnh do virus tấn công và thuộc nhóm bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Mỗi bệnh đều có đường lây truyền khác nhau, triệu chứng ở mỗi giai đoạn của bệnh và giữa các bệnh cũng khác nhau. Tuy vậy, ở giai đoạn đầu, triệu chứng của các bệnh có thể bị nhầm lẫn với nhau.
COVID-19:
Đây là bệnh gây nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do chủng mới của SARS-CoV-2 gây ra. Những năm qua, virus SARS-CoV-2 đã liên tục biến đổi và ghi nhận các biến thể mới như Alpha, Delta, Omicron. Hiện nay, Omicron đang là biến thể chiếm ưu thế của virus SARS-CoV-2 và được Tổ chức Y tế thế giới coi là một biến thể đáng lo ngại gây bệnh COVID-19.
Bệnh lây truyền qua đường hô hấp, qua tiếp xúc trực tiếp giữa người với người, lây truyền qua tiếp xúc với vật thể có lưu giữ virus.
 
Điều trị bệnh nhân mắc các bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương
Điều trị bệnh nhân mắc các bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương
Thời gian ủ bệnh từ 2-17 ngày (tuỳ từng trường hợp). Người bệnh có ho, sốt, hắt hơi, sổ mũi, đau nhức cơ thể, hụt hơi, tức ngực mất vị giác, mất khứu giác, khó thở và có thể đau bụng. Tình trạng nặng, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng khó thở.
Cho đến nay, vắc xin ngừa COVID-19 vẫn đóng vai trò đặc biệt quan trọng và là biện pháp giúp phòng ngừa COVID-19 tốt nhất.
Cúm mùa (A, B):
Cúm mùa là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm gây nên. Bệnh lây trực tiếp từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn khi nói chuyện, khi ho, hắt hơi. Tại Việt Nam, các virus gây bệnh cúm mùa thường gặp là cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B.
Người bị nhiễm cúm có khả năng lây bệnh cho người xung quanh trong vòng 7 ngày kể từ khi có triệu chứng của bệnh. Ngoài ra, khi chạm tay vào đồ vật có chứa virus cúm như khăn tay, mặt bàn, ly nước uống… hay đưa tay trực tiếp lên mắt, mũi, miệng virus theo đường hô hấp xâm nhập vào cơ thể, từ đó gây bệnh cho người.
Bệnh cúm mùa tiến triển thường lành tính, nhưng cũng có thể biến chứng nặng và nguy hiểm hơn ở những người có bệnh lý mạn tính về tim mạch và hô hấp, người bị suy giảm miễn dịch, người già (> 65 tuổi), trẻ em (< 5 tuổi) và phụ nữ có thai.
Khi nhiễm cúm, người bệnh có sốt cao đột ngột kèm ớn lạnh. Người bệnh thường sốt cao trên 38 độ C, nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi, nhức cơ, khàn tiếng, đau họng, viêm họng, ho khan, hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi và khó thở; nhiều trường hợp có tình trang buồn nôn, ói mửa và tiêu chảy. Người mắc cúm thường sốt 2-5 ngày.
Nếu không có biến chứng, phần lớn người bệnh sẽ hồi phục trong vòng 1 tuần, dù có một số biểu hiện hô hấp có thể còn kéo dài nhiều tuần. Ở người cao tuổi có thể có triệu chứng mệt mỏi, biếng ăn, mất ngủ kéo dài nhiều tuần trước khi hồi phục hoàn toàn.
Sốt xuất huyết:
Sốt xuất huyết là bệnh lây truyền từ người sang người chủ yếu thông qua vết chích của muỗi bị nhiễm virus Dengue. Virus gây bệnh sốt xuất huyết Dengue có 4 tuýp gồm DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4. Hiện cả 4 chủng này đều lưu hành ở Việt Nam vì vậy 1 người có thể có nguy cơ mắc bệnh này đến 4 lần.
Virus Dengue lây truyền từ người sang muỗi rồi sang người. Sau khi muỗi chích người bệnh hoặc những người nhiễm con siêu vi (chưa có dấu hiệu bệnh) thì sẽ mang mầm bệnh cho những người khỏe mạnh mà nó chích sau đó. Loại muỗi này rất dễ sinh sôi, ngay trong gia đình có thể có ổ nuôi muỗi như: Bình cắm hoa nhưng không hay thay nước, hay khu vực chứa nước không có nắp đậy… đây đều là môi trường cho muỗi sinh sôi.
 
Virus gây bệnh sốt xuất huyết và COVID-19 hoàn toàn khác nhau
Virus gây bệnh sốt xuất huyết và COVID-19 hoàn toàn khác nhau
Thời gian ủ bệnh từ 4-7 ngày. Giai đoạn đầu của sốt xuất huyết có thể nhầm lẫn với sốt thường và sốt virus.
Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh sốt rất cao và đột ngột (38 đến 40 độ C), liên tục 3-4 ngày, kèm một số biểu hiện như: Đau đầu, mệt mỏi, đau khớp và cơ, buồn nôn và phát ban. Trên da xuất hiện những chấm nhỏ màu đỏ và xuất huyết ở niêm mạc. Ngoài ra, người bệnh có thể bị chảy máu cam, chảy máu chân răng và đi tiểu ra máu.
Trường hợp nặng có thể dẫn tới xuất huyết tiêu hóa với biểu hiện như nôn ra máu hoặc ảnh hưởng đến thần kinh như đau cơ, xương khớp. Sốc là triệu chứng nguy hiểm nhất, từ đang sốt cao bệnh nhân dần hết sốt, cơ thể mệt mỏi li bì, đi đại tiện ra máu, chân tay lạnh buốt... nếu không kịp thời đến bệnh viện để điều trị có thể dẫn tới tử vong.
Theo N.Dung (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 11-12, tại Trung tâm Y tế Mang Yang (tỉnh Gia Lai), ông Nguyễn Văn Đồng-Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) đã trao quyết định của CDC về việc công nhận huyện Mang Yang đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024 cho đại diện lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện.

Cán bộ y tế TP. Pleiku tuyên truyền về phòng-chống sốt rét đến người dân. Ảnh: N.N

Pleiku loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 6-12 vừa qua, TP. Pleiku được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024. Đây là thành quả cho những nỗ lực của địa phương trong công tác phòng-chống một trong những căn bệnh tồn tại dai dẳng trong cộng đồng.

Gia Lai: Triển khai vắc xin Rota tiêm chủng mở rộng

Gia Lai: Triển khai vắc xin Rota tiêm chủng mở rộng

(GLO)- Ngày 11-12, tại TP. Pleiku, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai tổ chức tập huấn triển khai vắc xin Rota cho trẻ dưới 1 tuổi trong chương trình tiêm chủng mở rộng tại tỉnh Gia Lai năm 2024- 2025 cho 28 cán bộ y tế phụ trách chương trình tiêm chủng mở rộng tại tỉnh.

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

Chạy bộ là một trong những hình thức tập luyện phổ biến nhất. Lợi thế của bài tập này là không cần thiết bị tập luyện và bất kỳ ai cũng có thể tập. Tùy vào thể lực của từng người mà có thể chạy với cự li bao xa.

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

(GLO)- Nhân Tháng hành động Quốc gia Phòng-chống HIV/AIDS năm 2024, phóng viên Báo Gia Lai đã phỏng vấn ông Bá Tường Đăng Phong-Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh về tình hình và công tác phòng-chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh.