Các địa phương không được ban hành TTHC trừ trường hợp được luật, nghị quyết của Quốc hội giao hoặc trường hợp cần thiết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa TTHC, đồng thời kiểm soát chặt chẽ quá trình ban hành TTHC mới, bảo đảm các TTHC dễ hiểu, dễ thực hiện và công bố đầy đủ, công khai, kịp thời theo quy định. Các địa phương không được ban hành TTHC trừ trường hợp được luật, nghị quyết của Quốc hội giao hoặc trường hợp cần thiết phải quy định TTHC trong nghị quyết của HĐND cấp tỉnh quy định tại khoản 4 Điều 27 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 476/TB-VPCP thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang-Tổ trưởng Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với một số bộ, địa phương về công tác cải cách thủ tục hành chính ngày 16-11-2023.

Việc triển khai cải cách TTHC chưa đáp ứng yêu cầu về tiến độ

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang ghi nhận và biểu dương nỗ lực của các bộ, địa phương đã vượt qua khó khăn, chủ động triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trong công tác cải cách TTHC.

Tuy nhiên, phải thẳng thắn nhìn nhận việc triển khai còn rất chậm, chưa đáp ứng yêu cầu về tiến độ theo Kế hoạch năm 2023 đã được Thủ tướng Chính phủ giao. Một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục như: việc chậm công bố TTHC của các bộ làm ảnh hưởng đến việc công bố, công khai của địa phương; thực hiện tái cấu trúc quy trình TTHC, dịch vụ công chưa thực chất; quy trình xử lý hồ sơ chưa được thực hiện toàn trình trên môi trường điện tử; việc số hóa vẫn còn chậm và chưa phát huy hiệu quả, tỷ lệ tái sử dụng dữ liệu số hóa thấp; kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các bộ, ngành, địa phương còn hạn chế; chưa bảo đảm việc đồng bộ đầy đủ 100% trạng thái hồ sơ trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.

Phó Thủ tướng yêu cầu các địa phương không được ban hành TTHC trừ trường hợp được luật, nghị quyết của Quốc hội giao hoặc trường hợp cần thiết (ảnh minh họa)

Phó Thủ tướng yêu cầu các địa phương không được ban hành TTHC trừ trường hợp được luật, nghị quyết của Quốc hội giao hoặc trường hợp cần thiết (ảnh minh họa)

Nguyên nhân là: Người đứng đầu một số bộ, địa phương chưa quan tâm đúng mức, chưa quyết liệt chỉ đạo đối với công tác này; các quy định về thiết lập, quản lý, sử dụng dữ liệu giữa các ngành lĩnh vực còn thiếu đồng bộ; việc phối hợp giữa các bộ, cơ quan chưa hiệu quả dẫn tới kéo dài thời gian xử lý công việc.

Trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nêu cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị triển khai các nhiệm vụ cải cách TTHC, quyết tâm hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao trong năm 2023 tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 6-1-2023 của Chính phủ, Quyết định số 933/QĐ-TTg ngày 06/8/2023, Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 27-10-2023 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản chỉ đạo của Tổ công tác.

Cải cách TTHC là nhiệm vụ trọng tâm và khó, phải thay đổi thói quen, cách làm, do đó các bộ, ngành, địa phương cần tăng cường phối hợp, trao đổi, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm trong quá trình triển khai, thực tế cho thấy trong những điều kiện, hoàn cảnh tương đồng, nhưng vẫn có bộ, địa phương làm tốt hơn.

Các địa phương không được ban hành TTHC trừ trường hợp được luật, nghị quyết của Quốc hội giao hoặc trường hợp cần thiết

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa TTHC, đồng thời kiểm soát chặt chẽ quá trình ban hành TTHC mới, bảo đảm các TTHC dễ hiểu, dễ thực hiện và công bố đầy đủ, công khai, kịp thời theo quy định. Các địa phương không được ban hành TTHC trừ trường hợp được luật, nghị quyết của Quốc hội giao hoặc trường hợp cần thiết phải quy định TTHC trong nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định tại khoản 4 Điều 27 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Yêu cầu rà soát, đề xuất phương án đơn giản hóa TTHC nội bộ, bảo đảm mục tiêu cắt giảm, đơn giản hóa ít nhất 20% TTHC và cắt giảm ít nhất 20% chi phí tuân thủ TTHC, hoàn thành trong tháng 12-2023.

Thực hiện số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC, tái sử dụng dữ liệu số hóa và khai thác triệt để lợi ích mang lại của Đề án 06. Thực hiện xử lý hồ sơ công việc toàn trình trên môi trường điện tử để khắc phục tình trạng tiếp nhận hồ sơ điện tử nhưng quy trình xử lý bên trong lại bằng giấy, ảnh hưởng đến việc cung cấp kết quả điện tử và tái sử dụng dữ liệu đã có trong hệ thống thông tin giải quyết TTHC.

Định kỳ hàng tháng công khai kết quả đánh giá Bộ chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện TTHC, dịch vụ công theo Quyết định số 766/QĐ-TTg ngày 23-6-2022 của Thủ tướng Chính phủ.

Bộ Thông tin và Truyền thông được giao chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính ban hành định mức kinh tế-kỹ thuật cho hoạt động hướng dẫn, tiếp nhận, số hóa hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC tại bộ, ngành, địa phương do doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích thực hiện trong tháng 12-2023. Khẩn trương đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định số 73/2019/NĐ-CP của Chính phủ để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quản lý đầu tư về công nghệ thông tin và triển khai Đề án 06, trình Chính phủ ban hành trước ngày 31-12-2023.

Giao Văn phòng Chính phủ-Cơ quan thường trực Tổ công tác có văn bản đề nghị các bộ, cơ quan liên quan trả lời các khó khăn, vướng mắc, đề xuất, kiến nghị của 3 bộ, 8 địa phương và theo dõi, đôn đốc việc trả lời, báo cáo Tổ trưởng Tổ công tác.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai tổ chức Hội chợ việc làm cho lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về nước vào ngày 6-5

Gia Lai tổ chức Hội chợ việc làm cho lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về nước vào ngày 6-5

(GLO)- Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Gia Lai (Sở Nội vụ) thông tin, ngày 6-5 tại Sàn giao dịch việc làm (20 Sư Vạn Hạnh, TP. Pleiku) sẽ tổ chức Hội chợ việc làm hỗ trợ cho lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS và thực tập sinh tại Nhật Bản theo chương tình IM Japan về nước .

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Nghề giặt ủi thời hiện đại

Nghề giặt ủi thời hiện đại

(GLO)- Cùng với sự phát triển của đời sống xã hội, hiện nay, nghề giặt ủi truyền thống không chỉ gói gọn trong việc giặt hấp đồ dùng, quần áo mà còn mở rộng dịch vụ làm sạch vật dụng, phụ kiện theo nhu cầu của khách hàng.

Chuyển đổi công việc sau tinh giản

Chuyển đổi công việc sau tinh giản

Theo Bộ Nội vụ, quy mô công chức, viên chức dự kiến giảm 20%, tương đương 100.528 người (không tính viên chức y tế và giáo dục). Chủ trương tinh giản biên chế nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả bộ máy nhà nước là đúng đắn. 

Dự kiến bình quân mỗi cấp xã có khoảng 32 biên chế, chuyển 100% biên chế cấp huyện về xã

Dự kiến bình quân mỗi cấp xã có khoảng 32 biên chế, chuyển 100% biên chế cấp huyện về xã

(GLO)- Định hướng một số nhiệm vụ về tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức khi thực hiện sắp xếp, Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp dự kiến bình quân mỗi cấp xã có khoảng 32 biên chế.

Đề xuất bỏ quy định về ngạch công chức

Đề xuất bỏ quy định về ngạch công chức

Bộ Nội vụ đề xuất bỏ quy định về ngạch công chức tại Luật Cán bộ công chức hiện hành gồm: Ngạch công chức và bổ nhiệm vào ngạch công chức; chuyển ngạch công chức; nâng ngạch công chức; tổ chức thi nâng ngạch công chức; các nội dung liên quan đến ngạch công chức.