Bức tranh của "thánh nữ hội họa" Frida Kahlo lập kỷ lục đấu giá

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

“Diego và tôi” - bức chân dung tự họa độc đáo của “thánh nữ hội họa thế kỷ 20” Frida Kahlo - đã được bán với giá gần 35 triệu USD, mức giá kỷ lục dành cho tranh của các nghệ sỹ Mỹ Latinh.

Tác phẩm tự họa
Tác phẩm tự họa "Diego và tôi" của nữ danh họa Frida Kahlo. (Ảnh: Sotheby's)


Trong buổi đấu giá mới đây của nhà đấu giá Sotheby's tại New York, bức chân dung tự họa “Diego và tôi” của nữ danh họa người Mexico Frida Kahlo đã thu về gần 35 triệu USD, mức giá kỷ lục dành cho tranh của các nghệ sỹ Mỹ Latinh.

Theo phóng viên TTXVN tại Mexico, “Diego và tôi” là một bức chân dung tự họa độc đáo của nữ danh họa được mệnh danh là “thánh nữ hội họa thế kỷ 20,” trong đó hình ảnh người chồng của Kahlo, Diego Rivera, xuất hiện trên trán nữ nghệ sỹ.

Theo các chuyên gia, tác phẩm ghi lại sự bất an và đau khổ của Kahlo, phản ánh sâu sắc qua 3 giọt nước mắt chảy ra từ đôi mắt gợi nhớ đến Đức Mẹ Sầu Bi, một hình ảnh mang tính biểu tượng trong lịch sử nghệ thuật phương Tây.

Tại buổi đấu giá của Sotheby's, tác phẩm đã thuộc về bộ sưu tập của Eduardo F. Costantini, một nhà sưu tập nổi tiếng cam kết ủng hộ nền nghệ thuật Mỹ Latinh và người sáng lập Bảo tàng Nghệ thuật Mỹ Latinh tại Buenos Aires (Malba).

Kỷ lục trước đó đối với các tác phẩm của Frida Kahlo là 8 triệu USD dành cho bức “Dos desnudos en el bosque” (Hai người khỏa thân trong rừng) năm 2016.

Trong khi đó, Diego Rivera từng nắm giữ kỷ lục đấu giá của các họa sỹ Mỹ Latinh với bức “Los Rivales” (Những đối thủ) được bán với giá 9,8 triệu USD vào năm 2018.

Frida Kahlo (1907-1954) là một trong những nghệ sỹ vĩ đại nhất của Mexico, đồng thời là biểu tượng của phong trào nữ quyền trên thế giới.

Những bức chân dung và tự họa của nữ họa sỹ phản ánh mạnh mẽ tấn bi kịch cuộc đời bà, đồng thời truyền cảm hứng cho nhiều người trên khắp thế giới trong 5 thập kỷ qua.

 

Theo Hồng Hạnh (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

(GLO)- “Dáng vẻ của một người yên lặng đọc sách khá giống với những gì tôi cảm thấy khi nghĩ về một người đang trưởng thành trong lặng lẽ”-đó là cảm nhận của chị Trần Thị Kim Phùng Thủy-Trưởng ban Điều hành dự án “Văn hóa đọc Gia Lai” về giá trị sâu bền mà sách mang lại.

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

(GLO)- Bài thơ "Mùa qua phố" của tác giả Lenguyen là một bức tranh dịu dàng, gợi cảm xúc, đưa người đọc bước vào không gian phố núi Pleiku trong thời khắc chuyển mùa. Với giọng điệu lãng mạn và sâu lắng, bài thơ khơi gợi vẻ đẹp bình dị nhưng đầy chất thơ của phố núi...

Con đường tất yếu

Con đường tất yếu

Vài năm trở lại đây, các sản phẩm văn hóa - nghệ thuật Việt đã được khai thác với tinh thần mới: vừa trân trọng truyền thống, vừa dấn thân khai phá cái mới.

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.