Bức thư của một nạn nhân tàu Titanic được bán với giá kỷ lục

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày 21-10, một bức thư tay được tìm thấy trên thi thể một nam giới tử nạn trong thảm họa đắm tàu Titanic đã được mua lại với giá kỷ lục 126.000 bảng Anh (khoảng 166.000 USD).

Một lá thư viết ngày 13-4-1912 . (Nguồn: Reuters)
Một lá thư viết ngày 13-4-1912 . (Nguồn: Reuters)



Bức thư này được bán trong phiên đấu giá do nhà Henry Aldridge & Son tổ chức ở thị trấn Devizes, miền Nam nước Anh.

Bức thư trên do hành khách trên khoang hạng nhất của tàu Titanic, doanh nhân Alexander Oskar Holverson viết trong khi đang du lịch cùng người vợ của mình là Mary Alice. Bà đã may mắn sống sót sau thảm họa.

Trong thư viết gửi người mẹ vào ngày trước khi con tàu định mệnh gặp nạn, ông Holverson miêu tả những ấn tượng về con tàu với những thiết kế và trang trí nguy nga, lộng lẫy, cũng như cảm giác hài lòng khi thưởng thức âm nhạc và đồ ăn thức uống trên tàu.

Ông Holverson cũng kể về cuộc tiếp xúc với một trong những hành khách nổi tiếng nhất trên tàu và cũng là một trong những người giàu có nhất thời đó, nhà đầu tư bất động sản và chuyên gia tài chính Mỹ John Jacob Astor.

Trong thư, ông đã viết: “Nếu mọi chuyện suôn sẻ, chúng con sẽ đến New York vào sáng thứ Tư”.

Ngoài bức thư, các chìa khóa bằng sắt thuộc về tàu Titanic cũng được mua lại với giá 76.000 bảng Anh tại phiên đấu giá trên.

Ngày 14-4-1912, con tàu Titanic lớn, hiện đại và sang trọng nhất lúc đó đã đâm vào tảng băng trôi trên Đại Tây Dương trên hành trình từ thành phố Southampton (Anh) tới thành phố New York (Mỹ).

Thảm họa cướp đi sinh mạng của hơn 1.500 người trên tàu. Vụ đắm tàu này đã đi vào lịch sử như là vụ tai nạn hàng hải nghiêm trọng nhất trong thời bình.

Theo TTXVN/Vietnam+

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

(GLO)- “Dáng vẻ của một người yên lặng đọc sách khá giống với những gì tôi cảm thấy khi nghĩ về một người đang trưởng thành trong lặng lẽ”-đó là cảm nhận của chị Trần Thị Kim Phùng Thủy-Trưởng ban Điều hành dự án “Văn hóa đọc Gia Lai” về giá trị sâu bền mà sách mang lại.