Bức họa diễm tuyệt của văn chương

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trong một lần tới Việt Nam giao lưu, nhà văn kiêm biên kịch người Pháp David Foenkinos, tác giả của các tiểu thuyết lãng mạn pha lẫn hài hước như Chỉ tại vợ tôi gợi tình, Mối tình Paris, Những lần ta chia tay hé lộ về một tác phẩm sắp ra mắt tại Việt Nam, được nhấn mạnh là quan trọng trong sự nghiệp viết văn của anh.

Đó chính là tiểu thuyết Charlotte do Nhã Nam và NXB Hội Nhà văn ấn hành, Hoàng Nhụy dịch. Quả nhiên, không phải vô cớ mà David Foenkinos lại chia sẻ như vậy và độc giả hoàn toàn có thể tìm thấy lời giải cho mình khi tìm đọc tác phẩm này.

Charlotte dựa trên một câu chuyện có thật thời Thế chiến II, được xuất bản năm 2014, giành giải Renaudot và giải Goncourt cho học sinh trung học. Tác phẩm được lấy cảm hứng từ cuộc đời của Charlotte Salomon, nữ họa sĩ người Đức gốc Do Thái bị sát hại năm 26 tuổi, khi đang mang thai đứa con đầu lòng.

Theo chia sẻ của David Foenkinos, nữ danh họa Charlotte Salomon ám ảnh anh khôn nguôi. Anh tình cờ gặp tác phẩm của Charlotte Salomon tại một triển lãm ở Berlin và lập tức nó gây cho anh “cú sét nghệ thuật”.

 


Suốt nhiều năm, David Foenkinos đã ghi chép các thông tin, không ngừng xem đi xem lại tác phẩm của cô. Anh cũng từng thử viết cuốn sách này rất nhiều lần nhưng rồi một loạt câu hỏi hiện lên trong đầu: “Nhưng viết như thế nào? Tôi phải có mặt ư? Tôi phải tiểu thuyết hóa câu chuyện của cô ư? Nỗi ám ảnh trong tôi nên mang hình thức nào?”.

Tác phẩm được ra đời từ hàng loạt tự vấn như vậy. Và đặc biệt, sự băn khoăn của David Foenkinos về hình thức đã mang đến cách thể hiện độc đáo: mỗi câu không quá một dòng. Điều này tạo cho tác phẩm nhịp điệu riêng, lúc nhịp nhàng khi dồn dập, tương ứng với cuộc đời thăng trầm nhưng đầy say mê trong tình yêu lẫn nghệ thuật của Charlotte.

Dưới ngòi bút của David Foenkinos, cuộc đời nữ họa sĩ Charlotte Salomon hiện lên đầy chân thực và sinh động. Cuộc đời ấy như tâm điểm của một vòng tròn, mà xoay quanh nó là các mối quan hệ với gia đình, trường học, chế độ cai trị hà khắc cùng đam mê hội họa mãnh liệt.

Sau nhiều lần nỗ lực, cuối cùng Charlotte Salomon cũng đặt chân tới được nước Pháp. Hành trình ấy mở ra nhiều cảm hứng sáng tạo, giúp Charlotte có những tác phẩm để đời nhưng đồng thời cũng khép lại một cuộc đời thăng trầm và bi thương của cô.

Cuộc trốn chạy sang nước Pháp những tưởng là một kết thúc tốt đẹp cho Charlotte, nhưng cuối cùng, cô bị sát hại lúc đang mang thai ở tháng thứ năm.

Cái chết của Charlotte không khiến người đọc bất ngờ, bởi ở đâu thì con người vẫn luôn bé nhỏ trước thời cuộc, huống chi với Charlotte, đó còn là số phận. Trên chuyến tàu lăn bánh về trại tập trung, cô đã lập một phép tính: 1940 + 13 = 1953.

Năm 1940 là năm diễn ra cái chết của mẹ và dì Charlotte, cũng chừng ấy năm là cái chết của mẹ và bà ngoại Charlotte. Charlotte ra đời nhưng đồng thời số phận dường như đã an bài cho cô. Vì lẽ đó, Charlotte lựa chọn năm 1953 để tự sát.

Nhưng rốt cuộc, chu kỳ 13 năm đó đã không lặp lại và Charlotte vĩnh viễn ra đi vào năm 1943, sớm hơn 10 năm so với định liệu. Không bất ngờ nhưng cảm giác xót xa và đau thương sẽ còn mãi trong lòng người đọc.

Với tiểu thuyết Charlotte, David Foenkinos thực sự thoát ra dấu ấn sâu đậm mà anh đã “tạc” vào tâm trí độc giả từ những tác phẩm xuất bản trước đây. Chất hài hước, bỡn cợt thường thấy được thay thế bởi sự thâm trầm, sâu lắng.

Với sự kỳ công của mình, David Foenkinos gần như biến thành một họa sĩ kỳ tài, mà Charlotte chính là bức chân dung diễm tuyệt và đẹp đẽ được tạo tác không phải bằng màu sắc, hình khối mà bằng ngôn ngữ của văn chương.

HỒ SƠN (sggp)

Có thể bạn quan tâm

Du hành với “Pleiku xưa và nay”

Du hành với “Pleiku xưa và nay”

(GLO)- Phố núi Pleiku (tỉnh Gia Lai) hơn nửa thế kỷ trước có gì thú vị? Triển lãm ảnh “Ký ức Pleiku” diễn ra tại Bảo tàng tỉnh từ ngày 24-1 đến 21-2 đưa người xem bước vào chuyến du hành trở về Pleiku xưa, thêm cơ sở so sánh với sự phát triển không ngừng của đô thị trung tâm khu vực Bắc Tây Nguyên.

Cỏ xanh về phía cũ

Cỏ xanh về phía cũ

(GLO)- Bài thơ “Cỏ xanh về phía cũ” của Vân Phi như một bức tranh ký ức trầm lắng về mái ấm gia đình, nơi thời gian dường như lặng lẽ quay trở lại qua những hình ảnh quen thuộc, giản dị thấm đượm tình cảm và ký ức sâu sắc khiến người ta thổn thức.

Người gùi hơ’mon về đâu

Người gùi hơ’mon về đâu

(GLO)- Bài thơ Người gùi hơ’mon về đâu của Vân Phi mở ra không gian đẫm hơi men rượu cần, tiếng hát lẫn trong gió khuya và những ký ức chảy trôi theo thời gian, mơ hồ giữa hiện thực và quá khứ. Tất cả như gợi lên sự tiếc nuối, khắc khoải về một giá trị của truyền thống đang dần phai nhạt.

Nhịp xoang

Nhịp xoang

(GLO)- Bài thơ "Nhịp xoang" của Nguyễn Đình Phê mang đậm hơi thở văn hóa Tây Nguyên, tái hiện không khí lễ hội cồng chiêng rộn ràng, nơi con người hòa cùng thiên nhiên và thần linh. Bài thơ không chỉ ca ngợi vẻ đẹp văn hóa mà còn truyền tải tinh thần đoàn kết, gắn bó bền chặt.

Thơ Sơn Trần: Lời hẹn

Thơ Sơn Trần: Lời hẹn

(GLO)- Bài thơ "Lời hẹn" của Sơn Trần không chỉ mô tả vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn là những hẹn ước, kỳ vọng về sự trở về, đoàn tụ, gắn kết. Hình ảnh trong thơ vừa thực tế, vừa thi vị, mang đến cho người đọc cảm nhận ấm áp về tình yêu quê hương, về sự đổi thay tươi đẹp của đất trời vào xuân.

Thơ Vân Phi: Xuân dậy thì

Thơ Vân Phi: Xuân dậy thì

(GLO)- "Xuân dậy thì" của tác giả Vân Phi mang đến những xúc cảm thanh tân về mùa xuân và tình yêu, đưa chúng ta vào không gian tràn đầy sức sống của một buổi sáng quê hương. Mùa xuân được nhen lên trên từng chồi non lộc biếc, và mùa xuân cũng bắt đầu khi tình yêu có những hồi đáp ngọt ngào...

Nụ cười Tây Nguyên

Nụ cười Tây Nguyên

(GLO)- Đi tìm nụ cười Tây Nguyên chính là tìm đến cái đẹp nguyên sơ. Nó ẩn sâu trong đôi mắt, nó hé nhìn qua đôi tay trong vũ điệu, nó giấu mình sau chiếc gùi đầy ắp lúa, bắp và nó cũng chân tình, e ấp khi nói lời thương. Nụ cười ấy hồn hậu, sâu lắng và tự nhiên như núi rừng, sông suối.

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Khảo cổ An Khê

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Khảo cổ An Khê

(GLO)- Bài thơ "Khảo cổ An Khê" như một cách "phượt" về quá khứ, về những dấu tích cổ xưa của Nguyễn Thanh Mừng. Để rồi, ở đó, tác giả lại tự "khảo cổ chính mình", khát khao tìm lại những giá trị thuần khiết, giản dị của con người và văn hóa dân tộc.

Thơ Nguyễn Đức Nam: Đừng buồn nhé, em!

Thơ Nguyễn Đức Nam: Đừng buồn nhé, em!

(GLO)- Bài thơ “Đừng buồn nhé, em!” của Nguyễn Đức Nam phản ánh một thông điệp sâu sắc về thời gian, sự thay đổi và sự chấp nhận trong cuộc sống. Tác giả dùng hình ảnh dòng sông để minh họa cho những chu kỳ trong đời người và những thăng trầm mà mỗi người phải trải qua.

Thơ Lê Vi Thủy: Mùa em

Thơ Lê Vi Thủy: Mùa em

(GLO)- Mùa xuân không chỉ đơn thuần là thời gian mà còn là biểu tượng của sự tái sinh, của tình yêu thương, sự đoàn tụ và những ước nguyện hạnh phúc. Đó cũng chính là thông điệp mà tác giả Lê Vi Thủy gửi gắm đầy nhẹ nhàng, tinh tế trong bài thơ "Mùa em". Mời các bạn cùng đọc.

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Gọi xuân

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Gọi xuân

(GLO)- Bài thơ "Gọi xuân" của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng mang đậm không khí của mùa đông, song cũng là lời mời gọi, khắc khoải của mùa xuân. Từng câu thơ như một niềm khát khao về sự thay đổi, hồi sinh và tươi mới...

Thơ Lữ Hồng: Suốt mùa tuổi ngọc

Thơ Lữ Hồng: Suốt mùa tuổi ngọc

(GLO)- Mùa xuân vừa đến, cho ta cái cớ để nhìn lại chặng đường dài mình đã đi qua. Thêm một tuổi là thêm nhiều những hạnh ngộ và chia ly, nguyện ước và mong chờ. Nhưng chừng nào còn tha thiết với đời là ta còn “tuổi ngọc”. Bài thơ của tác giả Lữ Hồng dưới đây như thay lời muốn nói...

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Quê ngoại

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Quê ngoại

(GLO)- Bài thơ "Quê ngoại" của Nguyễn Ngọc Hạnh không chỉ là lời tỏ bày tình cảm quê hương mà còn là một thông điệp sâu sắc về sự gắn bó với cội nguồn. Quê hương dù có xa hay gần, luôn là một phần không thể thiếu trong cuộc đời mỗi người, là điểm tựa để chúng ta tìm về trong những lúc lạc lõng nhất.

Thơ Lê Từ Hiển: Hoa vô thường

Thơ Lê Từ Hiển: Hoa vô thường

(GLO)- "Hoa vô thường" của Lê Từ Hiển mang đậm dấu ấn của sự chiêm nghiệm về cuộc đời, sự vô thường của thời gian qua những biến chuyển của thiên nhiên. Mỗi câu thơ như một khoảnh khắc dịu dàng, mà ở đó, tác giả lặng lẽ nhìn nhận và đón nhận mọi biến động của đời sống...

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Giếng xưa

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Giếng xưa

(GLO)- Với "Giếng xưa", tác giả Nguyễn Ngọc Hạnh đã khắc họa bức tranh đầy khắc khoải, suy tư về cuộc đời. Khi thời gian lặng lẽ trôi qua, mỗi hình ảnh đều như một lời tâm sự rất riêng tư nhưng cũng thật gần gũi và đầy cảm xúc.

Cuộc thi viết “Pleiku - Khát vọng vươn lên” năm 2025 nhận tác phẩm từ ngày 20-1

Cuộc thi viết “Pleiku - Khát vọng vươn lên” năm 2025 nhận tác phẩm từ ngày 20-1

(GLO)- Nhằm tiếp tục phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, con người phố núi Pleiku, UBND thành phố phối hợp với Báo Gia Lai tổ chức Cuộc thi viết về chủ đề “Pleiku-Khát vọng vươn lên” năm 2025 trên các ấn phẩm của Báo Gia Lai. Ban tổ chức bắt đầu nhận bài từ ngày 20-1.