Bong bóng ngoài mưa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sấm sét như những loạt đại bác nã xuống mặt đất dữ dội. Bầu trời màu chì như bị giật tung bởi những tia chớp xanh lét.

Mưa bắt đầu trút xuống. Chị lùi vào phía trong sảnh tránh mưa, đến ngồi xuống chiếc ghế băng kê sát tường chờ đợi. Chiếc đồng hồ đại đặt trên nóc nhà bưu điện điểm mười tiếng. Giờ làm việc buổi sáng đã sắp hết. Trong phòng, quanh ấm trà nguội, các quan tòa không giấu nổi ngao ngán. Tất thảy đều im lặng thả ý nghĩ trong khói thuốc cố tỏ vẻ thư thái một cách giả tạo.

 

Minh họa: Huyền Trang
Minh họa: Huyền Trang

Dãy núi Kỳ Sầm mờ mịt cơn mưa đang trút xuống như thác.

Thoắt đã bảy năm. Ngày đó cũng mưa thế. Cả hai cùng chạy vào một lán cắt tóc bỏ trống. Nước mưa làm ướt áo trắng, bết vào làn da trắng mịn của chị. Anh đắm đuối nhìn những đường cong đẹp đến mê hồn. Má chị bừng đỏ, vội nắm vạt áo kéo căng. Anh bối rối:
-Xin lỗi! Tôi chỉ tình cờ thôi.
-Sao cơ?
Chị vờ như không hiểu. Cặp môi đỏ mọng giấu nụ cười e thẹn. Tai anh như bị ai vò nóng bỏng. Yêu nhau từ đây. Thành vợ, thành chồng thỉnh thoảng hai người vẫn nhắc về cơn mưa ấy. Lòng thầm cảm ơn ông trời, cảm ơn cái lán cắt tóc ông thợ nào đó bỏ trống. Mỗi lần qua đó chị vẫn nhìn vào như muốn tìm lại kỷ niệm.

Gia đình chị đã chuyển về quê Hà Nội. Nghe người nhà khuyên chị cũng đã theo về. Thằng Páo ộp đã năm tuổi, đang sống với ông bà ngoại. Chị xin chuyển về dạy học tại một trường ngoại thành. Liên hệ được cho anh làm bảo vệ ở một cơ sở chuyên sản xuất cửa sắt hoa. Thấy anh do dự, chị bảo, tạm thôi, để vợ chồng sớm tối có nhau, sau sẽ tính tiếp. Rồi ngày nào đó anh sẽ trở lại với công việc của mình. Kỹ sư cơ điện. Với tấm bằng đại học xin việc chắc không mấy khó khăn.

Hai mùa hạ đã qua, anh vẫn ở lại thị xã miền núi. Nghỉ hè chị mới được nghỉ, lên thăm. Thời gian ngắn ngủi bên nhau, chị lựa lời khuyên anh làm thủ tục chuyển về thành phố, để gia đình sớm đoàn tụ. Nghe chị tâm tình, anh khẽ thở dài, ái ngại nhìn về buồng ngủ. Gần hai năm mẹ anh đã nằm đó. Chân yếu, mắt mờ chẳng thể đi đâu. Chị hiểu anh đang nghĩ gì. Vắng chị, mọi việc trong sinh hoạt, cả chăm sóc mẹ nữa chỉ mình anh lo. Chị bảo:
-Đưa mẹ về dưới đó, vợ chồng mình càng có điều kiện chăm sóc tốt hơn, được không anh?
Anh gượng cười, khẽ lắc đầu. Có lẽ ngại nói ra những băn khoăn, nên anh chỉ im lặng
Mẹ từng nói với anh những lời giản dị mà gan ruột, đất này tuy nghèo nhưng lành. Con hãy luôn nhớ, mẹ đã sinh ra con từ đây, lớn lên cũng từ đây. Cha con đã nằm xuống trên mảnh đất này. Mẹ biết mình sẽ không sống được bao lâu nữa. Nếu ngày đó đến, con hãy đặt mẹ bên cha. Được thế lòng mẹ thỏa nguyện.

Anh thương mẹ và yêu quý ngôi nhà này. Ngôi nhà anh đã được sinh ra và con anh cũng chào đời từ đây. Thiêng liêng và ăm ắp kỷ niệm. Yêu thương đó đã níu kéo anh. Cái sự dùng dằng nửa ở, nửa đi đôi lúc cũng giằng co lắm, nhưng đành nén lòng. Ngày ngày đi làm, giờ nghỉ anh vẫn tranh thủ vào rừng chặt chuối, kiếm củi bán, phụ vào bữa ăn hàng ngày. Đã thế lương bổng chẳng bao nhiêu, vậy mà đều đặn hàng tháng vẫn gom góp gửi xuống cho hai mẹ con. Thiếu tay vợ vun vén, chăm sóc, cuộc sống của anh trở nên khó khăn hơn. Mỗi lần nghĩ đến, chị buồn và thương anh quá đỗi. Nhiều khi tự hỏi, hay mình chưa thật hiểu hết con người anh, có khi còn là người ích kỷ cố chấp. Mong manh giận hờn.
Thuyết phục, anh không chuyển, chị đã khóc:
-Không thể cứ thế này mãi được. Mọi việc đã xắp xếp đâu vào đấy cả, vậy mà anh không nghe. Đời người sống được mấy mà tự làm khổ thân, khổ nhau, khổ cả con thế hả anh?
Anh cười độ lượng, nhưng mắt giấu nỗi buồn lặng lẽ:
-Để từ từ rồi tính em à! Ngay bây giờ thì chưa thể.
Chị giận bỏ về thành phố.

Một ngày đang trên lớp, bất ngờ chị nhận được thư anh. Mở xem. Vẻn vẹn mấy chữ: “Anh không muốn em và con phải khổ nữa. Phải rời xa đất này với anh là không thể. Hãy tin, anh vẫn mãi yêu em và con. Anh đã làm mọi người thất vọng, mong em hãy tha thứ. Để khỏi lỡ việc của mọi người, anh gửi lại cho em lá đơn em viết và gửi cho. Anh đã ký”. Là đơn xin ly hôn của chị viết gửi cho anh. Chỉ để thử cho anh mau chóng quyết định chuyển về, nào ngờ anh đã ký. Không thể chậm trễ, chị xin phép nhà trường nghỉ vài hôm, rồi vội lên xe khách, vượt ba trăm cây số lên đây.

Mặc nước mắt rơi, những lời nỉ non thuyết phục, chị chỉ nhận được từ anh ánh mắt lặng buồn. Mọi cố gắng đều thất bại. Chị buông tay trong đau khổ, tuyệt vọng. Chỉ tại mình nôn nóng mà đẩy hôn nhân vào tình cảnh chia lìa. Vậy là từ nay tất cả đã chấm dứt. Quá khứ, tương lai sẽ chẳng còn. Những tháng năm êm đềm hạnh phúc kia sẽ đi vào dĩ vãng. Cái ngày mai tươi sáng sẽ tan thành khói mây.

Lát nữa thôi, khi anh xuất hiện tại tòa, hạnh phúc sẽ như bong bóng tan dưới mưa kia. Cơn mưa ấy, cái lán bỏ trống ngày ấy chị sẽ gói ghém vùi vào lãng quên. Chỉ nỗi đau còn mãi.

Sấm chớp nối nhau như đổ cơn giận xuống mặt đất. Mưa như thác gầm núi lở. Lòng chị tái tê.
-Giờ này còn chưa đến, không khéo phải hoãn lại hôm khác mất.
Chị nghe có ai bâng quơ sau lưng.
Ngoài kia có ai đang đi đến cùng gánh củi trên vai. Hai bó củi sũng nước khiến lưng người gánh như còng thêm xuống. Cẩn thận tựa gánh củi vào bức tường ngoài cổng, người đó lặng lẽ bước vào. Là anh. Bắt gặp ánh mắt chị đang nhìn, anh thoáng do dự.

Mắt chị mờ nhòa. Ngực bỗng nhói buốt. Ân hận, xót xa khiến không cầm nổi lòng. Chị chạy ra ngoài sân, mưa táp vào người lạnh giá. Anh dừng lại. Đã gần nhau lắm. Chị nghe anh run run. Run vì lạnh hay vì lẽ gì mà khiến anh ấp úng:
-Anh đã đến muộn. Cứ nghĩ sáng nay trời nắng nên tranh thủ, lại gặp mưa. Anh xin lỗi vì đã làm em phải chờ. Trận mưa to quá! Em không...
Chị ngắt lời:
-Em không!-Hiểu anh định nói gì, chị bước đến gục đầu vào ngực anh-Sao có thể trách anh được chứ! Sẽ không có phiên tòa nào nữa! Hãy tha lỗi cho em vì đã làm anh khó xử. Em yêu anh và thương anh biết bao. Sẽ không có cuộc ra đi nào nữa. Em sẽ không để mất anh đâu. Em và con sẽ về đây với anh, với ngôi nhà của chúng ta.

Trong phòng đợi, bên ấm trà nguội, mấy vị quan tòa cùng nhìn ra ngoài, rồi quay lại nhìn nhau, khó hiểu. Trong mưa, bóng hai người dìu nhau qua phố. Những bong bóng nước dưới chân họ phồng lên như những mũ nấm rồi tan biến nhanh chóng. Đến bên một cái lán bỏ trống, họ cùng ghé vào. Chị nghe anh khe khẽ:
-Là chỗ này phải không em?
Chị ngước nhìn anh, mỉm cười:
-Chỉ cơn mưa thôi, còn cái lán thì chỉ hơi giống.
Chị nghiêng đầu khẽ lắc mái tóc. Nước mưa trên tóc chị rơi vào má anh mát lạnh. Chị kín đáo nắm vạt áo căng nhẹ. Anh vô tình nhìn sang. Chị thẹn thùng nép vào ngực anh, khe khẽ:
-Cứ hệt như ngày nào.

Cao Duy Sơn

Có thể bạn quan tâm

Hòa hợp văn hóa, cùng chung chí hướng

Hòa hợp văn hóa, cùng chung chí hướng

(GLO)- 2 tỉnh Bình Định và Gia Lai (cũ) hợp nhất là cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển vùng Duyên hải-Tây Nguyên. Cùng với các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội…, văn hóa nghệ thuật cũng được công chúng hết sức quan tâm.

Nguyễn Nhật Ánh: Người làm vườn

Nguyễn Nhật Ánh: Người làm vườn

Tôi không phải một dịch giả chuyên nghiệp - mào đầu vậy hoàn toàn không phải để biện hộ cho những sơ suất, sai sót và thô lậu mà bất cứ ai khi chạm tay vào việc dịch nói riêng, việc chữ nghĩa nói chung, dẫu là tay thuận hay tay ngang, đều phải đối mặt và chịu trách nhiệm.

Khẳng định vị thế là cơ quan báo chí chủ lực

Khẳng định vị thế là cơ quan báo chí chủ lực

Để chào đón thời khắc đặc biệt của đất nước, của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; thực hiện nhiệm vụ cao cả với vai trò, vị thế là cơ quan ngôn luận của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; thực hiện nhiệm vụ mà người đứng đầu hệ thống Mặt trận đã tin tưởng giao phó; kể từ tháng 7.2025, Báo Đại đoàn kết ra mắt ấn phẩm Tinh hoa Việt bộ mới.
Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

(GLO)- Nếu như Tây Bắc có “tứ đại danh đèo”: Mã Pí Lèng, Ô Quy Hồ, Pha Đin, Khau Phạ thì vùng duyên hải miền Trung lên đại ngàn Tây Nguyên cũng có “ngũ danh đèo”: An Khê, Phượng Hoàng, Khánh Lê, Ngoạn Mục, Violak.

default

Địa phận Phủ Hoài Nhơn được xác lập năm Hồng Đức thứ 2 (1471), là miền “viễn châu” khá rộng; sau hơn 550 năm, vùng đất rộng lớn lúc ban đầu được phân chia thành nhiều tỉnh thuộc Nam Trung bộ và Bắc Tây Nguyên. 
Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1.7.1915 – 1.7.2025), sáng 29.6, tại Hà Nội, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp” nhằm tri ân những cống hiến to lớn của đồng chí Nguyễn Văn Linh đối với Đảng, đất nước và nhân dân. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và cắt băng khai mạc Triển lãm.
Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Với ngọn lửa đam mê nghệ thuật truyền thống, vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Lý Thành Long đứng ra truyền dạy làn điệu dân ca, bài chòi cho nhiều học sinh tại Trường THCS Tam Quan (ở phường Tam Quan, TX Hoài Nhơn).

Cuộc thi thơ, truyện ngắn tỉnh Bình Ðịnh năm 2024 - 2025: Góp phần khơi dậy tiềm năng sáng tạo

Cuộc thi thơ, truyện ngắn tỉnh Bình Ðịnh năm 2024 - 2025: Góp phần khơi dậy tiềm năng sáng tạo

Triển khai trong thời gian chưa tròn 1 năm, Cuộc thi thơ, truyện ngắn tỉnh Bình Ðịnh năm 2024 - 2025 đã thu hút nhiều người yêu văn chương trong và ngoài tỉnh tham gia. Tác phẩm được gửi về không chỉ thể hiện sự đầu tư công phu về nội dung và hình thức, mà còn góp phần lan tỏa hình ảnh vùng đất Bình Ðịnh giàu bản sắc văn hóa, chiều sâu lịch sử.
Núi lửa Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) đã đi vào thơ của tác giả Nguyễn Thanh Mừng. Ảnh: Phạm Quý

Cao nguyên trong thơ Nguyễn Thanh Mừng

(GLO)- Tên tuổi nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng gắn liền với các tập thơ “Rượu đắng”, “Ngàn xưa”, .... Viết không nhiều nhưng thơ ông lại có mặt trong hầu hết các tuyển tập danh tiếng thơ Việt Nam hiện đại. Mấy năm gần đây, ông dành tình thương mến với Tây Nguyên và viết nhiều về vùng đất này.

Chuyện về những nhà báo không chuyên

Chuyện về những nhà báo không chuyên

(GLO)- Dù chưa được đào tạo chuyên ngành báo chí, nhưng bằng nhiệt huyết, nhiều cộng tác viên của Báo Gia Lai vẫn luôn nuôi dưỡng niềm đam mê với nghề báo, cần mẫn ghi lại từng khoảnh khắc đời sống ở cơ sở trở thành cánh tay nối dài của tòa soạn trong việc lan tỏa thông tin, kết nối cộng đồng.

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy tròn một thế kỷ của nền báo chí cách mạng Việt Nam, cái tên Thanh Niên luôn mang trên mình một sứ mệnh thiêng liêng; luôn khát khao, ước vọng đồng hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường phát triển.

Báo Bình Định tổ chức gặp mặt kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Báo Bình Định tổ chức gặp mặt kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21.6.1925 - 21.6.2025), ngày 21.6, Báo Bình Định tổ chức gặp mặt thân mật các thế hệ người làm báo, các cộng tác viên, thông tín viên và tổng kết, trao giải Cuộc thi viết “Khát vọng người Bình Định: Đột phá - vươn tầm”.

null