'Bốn nhà văn nhà số 4': Thêm một cách tổng kết về chiến tranh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Cuốn sách tư liệu văn học Bốn nhà văn nhà số 4 được nhà phê bình Ngô Thảo cho in cuối năm 2020, gồm 4 tên tuổi lớn: Nguyễn Thi (Nguyễn Ngọc Tấn), Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Thu Bồn.

Chân dung 4 nhà văn (từ trên xuống và từ trái qua): Nguyễn Thi, Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Thu Bồn. Ảnh: T.L
Chân dung 4 nhà văn (từ trên xuống và từ trái qua): Nguyễn Thi, Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Thu Bồn. Ảnh: T.L
Nhiều tư liệu gốc
Cả 4 nhà văn trên đều được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, nên tác phẩm của các ông là đề tài của hàng trăm bài báo, luận văn thạc sĩ, tiến sĩ công bố trong mấy chục năm qua. Dù vậy, cuốn sách của nhà phê bình Ngô Thảo có chỗ đứng riêng, có nội dung và giá trị mà những công trình xuất bản trước đây chưa/không có điều kiện thực hiện.
Nói vậy, vì Ngô Thảo tuy bước sang tuổi 80, cũng đã được tặng Giải thưởng Nhà nước, vẫn thuộc lớp đàn em nhưng có may mắn từng sống chung nhiều năm với 4 nhà văn dưới mái nhà số 4 Lý Nam Đế, Hà Nội (trụ sở Tạp chí Văn nghệ Quân đội) - nơi hội tụ, khơi nguồn và nuôi dưỡng nhiều tài năng văn chương, không chỉ đối với những người cầm bút mặc áo lính. Với thuận lợi là “người trong nhà”, với tác phong làm việc cẩn thận, chu đáo, khoa học, Ngô Thảo đã cung cấp cho độc giả những tư liệu tin cậy, có thể nói là “tư liệu gốc”. Trong nghiên cứu, học thuật, đây là yếu tố rất quan trọng.
Với mỗi nhà văn, Ngô Thảo không đi sâu về mặt lý luận, trường phái này nọ mà dành nhiều trang công bố những tư liệu cần thiết để độc giả vừa nắm được những thành tựu chủ yếu, sở trường và cả “sở đoản” cùng những thao thức, vật vã đến đau đớn của họ để vượt lên chính mình, vừa hiểu sâu hơn cuộc đời, những trăn trở và động lực đã đưa họ từ người lính trở thành nhà văn. Rất nhiều thư từ, ghi chép những buổi trò chuyện, tâm sự giữa các nhà văn có không ít điều tế nhị “nhạy cảm” mà trước đây không dễ công bố, cả chuyện tình riêng đầy uẩn khúc của Nguyễn Thi, Thu Bồn đã được “bạch hóa” trong cuốn sách này, giúp bạn đọc hiểu được chân dung và sự nghiệp của 4 nhà văn một cách toàn diện và chân thật hơn.

Bìa sách Bốn nhà văn nhà số 4. ẢNH: N.K.P
Bìa sách Bốn nhà văn nhà số 4. ẢNH: N.K.P
Những phận người trong chiến tranh
Điều đặc biệt nữa là Ngô Thảo đã khéo chọn 4 nhà văn đều có tác phẩm tiêu biểu cho thành tựu của nền văn học cách mạng và kháng chiến, nhưng mỗi người có một vẻ đẹp riêng, cuộc đời và phong cách sáng tác rất đa dạng, địa bàn “tác chiến” cũng khác nhau; trong đó 2 nhà văn Nguyễn Minh Châu và Thu Bồn đã dành nhiều công sức viết về chiến trường Trị Thiên-Huế. Nhờ thế, cuốn sách tuy chỉ gồm 4 nhà văn, nhưng đã giúp độc giả hình dung được cả chiều rộng lẫn bề sâu của nền văn học cách mạng và kháng chiến. Qua 500 trang sách, độc giả được gặp lại những hình tượng đẹp, những người anh hùng và cả những con người bình thường - từ Cồn Cỏ đảo thép, Trị Thiên-Huế “nơi đụng đầu lịch sử”, đến đường Trường Sơn trong mây, qua Tây nguyên bất khuất vào tận cửa ngõ Sài Gòn…, đã vượt qua bao gian nan, nguy hiểm, góp phần làm nên thắng lợi lịch sử của dân tộc mùa xuân 1975. Những nhân vật đó, nhiều nhà nghiên cứu đã phân tích, bình luận; nhưng cuốn sách của Ngô Thảo còn gợi ra một vấn đề thú vị: chính các nhà văn - đặc biệt là Nguyễn Thi và Thu Bồn, rất xứng đáng là nhân vật hoặc “nguyên mẫu” của nhân vật một tiểu thuyết có sức ôm chứa không chỉ cả một giai đoạn lịch sử kháng chiến của dân tộc mà còn biết bao vấn đề xã hội, nhân văn và cả chuyện tình yêu cũng đầy hấp dẫn.
Ở đây, trong khuôn khổ một bài báo, xin dẫn trường hợp Nguyễn Thi (Nguyễn Ngọc Tấn) đã anh dũng hy sinh tại cửa ngõ Sài Gòn trong đợt 2 tổng tấn công Mậu Thân (1968) lúc vừa tròn 40 tuổi. Trong 4 nhà văn, Nguyễn Thi có ít tác phẩm nhất - bao nhiêu tác phẩm còn dang dở (như tiểu thuyết Ở xã Trung Nghĩa, Sen trong đồng, Cô gái đất Ba Dừa…) khi nhà văn vĩnh viễn nằm lại trận tuyến ác liệt ở tuổi sung sức nhất. Đồng đội không tìm được di hài liệt sĩ, nhưng di sản Nguyễn Thi để lại - trong đó có “24 sổ tay ghi chép mà nhờ một sự may mắn kỳ lạ, bạn bè còn giữ được và gửi về hậu phương”, giúp hậu thế soi sáng nhiều vấn đề lịch sử, xã hội và văn học. Nguyễn Thi quê Nam Định, năm 1943 theo anh trai vào Sài Gòn đi học; và ngay năm 1945 đã tham gia Thanh niên Tiền phong (thủ lĩnh là Phạm Ngọc Thạch) rồi sung vào đội Cảm tử quân của Nguyễn Bình… Năm 1955, Nguyễn Thi tập kết ra Bắc và năm 1961, anh thuộc nhóm nhà văn đầu tiên trở lại chiến trường. Nguyễn Thi vào mặt trận theo tiếng gọi của Tổ quốc, nhưng đồng thời cũng do một nỗi đau riêng: anh đi tập kết, không chờ được vợ sinh con đầu lòng, và rồi Trang - vợ anh lại không giữ được trọn vẹn tình yêu với anh… Vì thế, anh “trở lại với Nam bộ thân yêu, với Sài Gòn… còn có tiếng gọi thiết tha của tình cảm cha con với đứa con gái mà anh luôn ân hận một cách xót xa…”. Nhưng anh chưa tìm gặp được con gái thì đã hy sinh!
Chỉ là “trích yếu” một cuộc đời như thế, đã thấy rộng dài và sâu thẳm biết bao dấu ấn lịch sử đất nước cũng như số phận nhiều lớp người từng gắn bó với các chiến sĩ - nhà văn trong cuộc trường chinh của dân tộc. Trên con đường đi tới thắng lợi cuối cùng, đã có biết bao anh hùng ngã xuống như Nguyễn Thi, nhưng còn những số phận như Trang vì chia ly mà lầm lỡ và đứa con mãi không biết mặt cha; và như Thu Bồn - “nhà thơ đi qua vài cuộc hôn nhân, nhưng không dám có con lần nữa” vì ám ảnh di chứng chất độc da cam…
Cũng vì thế, có thể nói cuốn sách Bốn nhà văn nhà số 4 của Ngô Thảo đã góp thêm một cách tổng kết về chiến tranh…
Theo Nguyễn Khắc Phê (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Du hành với “Pleiku xưa và nay”

Du hành với “Pleiku xưa và nay”

(GLO)- Phố núi Pleiku (tỉnh Gia Lai) hơn nửa thế kỷ trước có gì thú vị? Triển lãm ảnh “Ký ức Pleiku” diễn ra tại Bảo tàng tỉnh từ ngày 24-1 đến 21-2 đưa người xem bước vào chuyến du hành trở về Pleiku xưa, thêm cơ sở so sánh với sự phát triển không ngừng của đô thị trung tâm khu vực Bắc Tây Nguyên.

Cỏ xanh về phía cũ

Cỏ xanh về phía cũ

(GLO)- Bài thơ “Cỏ xanh về phía cũ” của Vân Phi như một bức tranh ký ức trầm lắng về mái ấm gia đình, nơi thời gian dường như lặng lẽ quay trở lại qua những hình ảnh quen thuộc, giản dị thấm đượm tình cảm và ký ức sâu sắc khiến người ta thổn thức.

Người gùi hơ’mon về đâu

Người gùi hơ’mon về đâu

(GLO)- Bài thơ Người gùi hơ’mon về đâu của Vân Phi mở ra không gian đẫm hơi men rượu cần, tiếng hát lẫn trong gió khuya và những ký ức chảy trôi theo thời gian, mơ hồ giữa hiện thực và quá khứ. Tất cả như gợi lên sự tiếc nuối, khắc khoải về một giá trị của truyền thống đang dần phai nhạt.

Nhịp xoang

Nhịp xoang

(GLO)- Bài thơ "Nhịp xoang" của Nguyễn Đình Phê mang đậm hơi thở văn hóa Tây Nguyên, tái hiện không khí lễ hội cồng chiêng rộn ràng, nơi con người hòa cùng thiên nhiên và thần linh. Bài thơ không chỉ ca ngợi vẻ đẹp văn hóa mà còn truyền tải tinh thần đoàn kết, gắn bó bền chặt.

Thơ Sơn Trần: Lời hẹn

Thơ Sơn Trần: Lời hẹn

(GLO)- Bài thơ "Lời hẹn" của Sơn Trần không chỉ mô tả vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn là những hẹn ước, kỳ vọng về sự trở về, đoàn tụ, gắn kết. Hình ảnh trong thơ vừa thực tế, vừa thi vị, mang đến cho người đọc cảm nhận ấm áp về tình yêu quê hương, về sự đổi thay tươi đẹp của đất trời vào xuân.

Thơ Vân Phi: Xuân dậy thì

Thơ Vân Phi: Xuân dậy thì

(GLO)- "Xuân dậy thì" của tác giả Vân Phi mang đến những xúc cảm thanh tân về mùa xuân và tình yêu, đưa chúng ta vào không gian tràn đầy sức sống của một buổi sáng quê hương. Mùa xuân được nhen lên trên từng chồi non lộc biếc, và mùa xuân cũng bắt đầu khi tình yêu có những hồi đáp ngọt ngào...

Nụ cười Tây Nguyên

Nụ cười Tây Nguyên

(GLO)- Đi tìm nụ cười Tây Nguyên chính là tìm đến cái đẹp nguyên sơ. Nó ẩn sâu trong đôi mắt, nó hé nhìn qua đôi tay trong vũ điệu, nó giấu mình sau chiếc gùi đầy ắp lúa, bắp và nó cũng chân tình, e ấp khi nói lời thương. Nụ cười ấy hồn hậu, sâu lắng và tự nhiên như núi rừng, sông suối.

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Khảo cổ An Khê

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Khảo cổ An Khê

(GLO)- Bài thơ "Khảo cổ An Khê" như một cách "phượt" về quá khứ, về những dấu tích cổ xưa của Nguyễn Thanh Mừng. Để rồi, ở đó, tác giả lại tự "khảo cổ chính mình", khát khao tìm lại những giá trị thuần khiết, giản dị của con người và văn hóa dân tộc.

Thơ Nguyễn Đức Nam: Đừng buồn nhé, em!

Thơ Nguyễn Đức Nam: Đừng buồn nhé, em!

(GLO)- Bài thơ “Đừng buồn nhé, em!” của Nguyễn Đức Nam phản ánh một thông điệp sâu sắc về thời gian, sự thay đổi và sự chấp nhận trong cuộc sống. Tác giả dùng hình ảnh dòng sông để minh họa cho những chu kỳ trong đời người và những thăng trầm mà mỗi người phải trải qua.

Thơ Lê Vi Thủy: Mùa em

Thơ Lê Vi Thủy: Mùa em

(GLO)- Mùa xuân không chỉ đơn thuần là thời gian mà còn là biểu tượng của sự tái sinh, của tình yêu thương, sự đoàn tụ và những ước nguyện hạnh phúc. Đó cũng chính là thông điệp mà tác giả Lê Vi Thủy gửi gắm đầy nhẹ nhàng, tinh tế trong bài thơ "Mùa em". Mời các bạn cùng đọc.

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Gọi xuân

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Gọi xuân

(GLO)- Bài thơ "Gọi xuân" của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng mang đậm không khí của mùa đông, song cũng là lời mời gọi, khắc khoải của mùa xuân. Từng câu thơ như một niềm khát khao về sự thay đổi, hồi sinh và tươi mới...

Thơ Lữ Hồng: Suốt mùa tuổi ngọc

Thơ Lữ Hồng: Suốt mùa tuổi ngọc

(GLO)- Mùa xuân vừa đến, cho ta cái cớ để nhìn lại chặng đường dài mình đã đi qua. Thêm một tuổi là thêm nhiều những hạnh ngộ và chia ly, nguyện ước và mong chờ. Nhưng chừng nào còn tha thiết với đời là ta còn “tuổi ngọc”. Bài thơ của tác giả Lữ Hồng dưới đây như thay lời muốn nói...

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Quê ngoại

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Quê ngoại

(GLO)- Bài thơ "Quê ngoại" của Nguyễn Ngọc Hạnh không chỉ là lời tỏ bày tình cảm quê hương mà còn là một thông điệp sâu sắc về sự gắn bó với cội nguồn. Quê hương dù có xa hay gần, luôn là một phần không thể thiếu trong cuộc đời mỗi người, là điểm tựa để chúng ta tìm về trong những lúc lạc lõng nhất.

Thơ Lê Từ Hiển: Hoa vô thường

Thơ Lê Từ Hiển: Hoa vô thường

(GLO)- "Hoa vô thường" của Lê Từ Hiển mang đậm dấu ấn của sự chiêm nghiệm về cuộc đời, sự vô thường của thời gian qua những biến chuyển của thiên nhiên. Mỗi câu thơ như một khoảnh khắc dịu dàng, mà ở đó, tác giả lặng lẽ nhìn nhận và đón nhận mọi biến động của đời sống...

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Giếng xưa

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Giếng xưa

(GLO)- Với "Giếng xưa", tác giả Nguyễn Ngọc Hạnh đã khắc họa bức tranh đầy khắc khoải, suy tư về cuộc đời. Khi thời gian lặng lẽ trôi qua, mỗi hình ảnh đều như một lời tâm sự rất riêng tư nhưng cũng thật gần gũi và đầy cảm xúc.

Cuộc thi viết “Pleiku - Khát vọng vươn lên” năm 2025 nhận tác phẩm từ ngày 20-1

Cuộc thi viết “Pleiku - Khát vọng vươn lên” năm 2025 nhận tác phẩm từ ngày 20-1

(GLO)- Nhằm tiếp tục phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, con người phố núi Pleiku, UBND thành phố phối hợp với Báo Gia Lai tổ chức Cuộc thi viết về chủ đề “Pleiku-Khát vọng vươn lên” năm 2025 trên các ấn phẩm của Báo Gia Lai. Ban tổ chức bắt đầu nhận bài từ ngày 20-1.